Khai thác ưu thế tài nguyên giáo dục mở trong dạy học theo chương trình mới

Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources – OER) là

bất kỳ loại tài liệu giáo dục nào thuộc phạm vi/miền công cộng (public

domain) hoặc được phát hành với giấy phép mở. Bản chất của các tài

liệu mở này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, điều

chỉnh và chia sẻ lại chúng một cách hợp pháp và tự do. Tài nguyên giáo

dục mở có thể là sách giáo khoa, giáo trình, khung chương trình đào

tạo, đề cương môn học, các bài giảng, bài luận, bài kiểm tra, các kết

quả dự án, kết quả nghiên cứu, các phim tài liệu và ghi âm, hoạt hình

(UNESCO, 2015). Tài nguyên giáo dục mở cùng với mạng internet tạo

điều kiện cho mọi người có thể tìm kiếm, sử dụng và tái sử dụng, chia sẻ

tri thức thuận lợi ở mọi lúc, mọi nơi với mọi người. Xu hướng phát triển

tài nguyên giáo dục mở là xu thế mang tính toàn cầu và được UNESCO

khuyến khích. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đặc

biệt là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,

việc khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở có ý nghĩa quan trọng

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khai thác ưu thế tài nguyên giáo dục mở trong dạy học theo chương trình mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC ƯU THẾ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI Lê Văn Thắng1 1. MỞ ĐẦU Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources – OER) là bất kỳ loại tài liệu giáo dục nào thuộc phạm vi/miền công cộng (public domain) hoặc được phát hành với giấy phép mở. Bản chất của các tài liệu mở này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, điều chỉnh và chia sẻ lại chúng một cách hợp pháp và tự do. Tài nguyên giáo dục mở có thể là sách giáo khoa, giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, các bài giảng, bài luận, bài kiểm tra, các kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các phim tài liệu và ghi âm, hoạt hình (UNESCO, 2015). Tài nguyên giáo dục mở cùng với mạng internet tạo điều kiện cho mọi người có thể tìm kiếm, sử dụng và tái sử dụng, chia sẻ tri thức thuận lợi ở mọi lúc, mọi nơi với mọi người. Xu hướng phát triển tài nguyên giáo dục mở là xu thế mang tính toàn cầu và được UNESCO khuyến khích. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, việc khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số câu hỏi đặt ra là nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội về tài nguyên giáo dục mở hiện nay như thế nào? Việc xây dựng, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên này gặp những thuận lợi và thách thức gì? Làm thế nào để khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên giáo dục mở vào quá trình dạy học? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích định tính một 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. 164 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ số khía cạnh và đưa ra một vài gợi ý về sử dụng tài nguyên giáo dục mở trong dạy học. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG DẠY HỌC Với đặc điểm tạo sự độc lập trong sử dụng để khuyến khích tự học, tự nghiên cứu và truy cập dễ dàng bên ngoài lớp học, tài nguyên giáo dục mở đặt ra một số yêu cầu nhất định với người khai thác, sử dụng. Đầu tiên, phải kể đến sự khó khăn khi chọn lựa thông tin, tài liệu cần tìm kiếm theo mục đích sử dụng giữa rất nhiều kết quả. Nếu không nắm vững một số nguyên tắc trong khai thác, chọn lọc, tìm kiếm thông tin phù hợp với mục đích sử dụng, người dùng có thể bị nhiễu thông tin hoặc không khai thác hết các tài nguyên. Ví dụ, nếu tìm từ khóa ‘Tài nguyên giáo dục mở’ trên Google.com sẽ có khoảng 57.800.000 kết quả (0,38 giây). Nếu giới hạn việc tìm kiếm cụm từ trên với những trang tiếng Việt và định dạng tệp .pdf sẽ cho 143 kết quả. Chỉ lượng tài liệu đó, để đọc hết cũng đòi hỏi người đọc dành rất nhiều thời gian, thậm chí nếu tiếp tục tìm kiếm bằng tiếng Anh thì việc đọc hết gần như không thể thực hiện được. Tài nguyên giáo dục mở được tạo ra để khuyến khích tính tự học, độc lập vì người học có thể truy cập tài liệu bên ngoài môi trường lớp học. Vì thế, quá trình dạy học sẽ phần nào thiếu sự tương tác giữa học sinh và giáo viên do giảm số cuộc thảo luận và phản hồi của người hướng dẫn. Ngoài ra, trong các nguồn tài nguyên giáo dục mở ít có các dạng bài tập hay bài kiểm tra đánh giá. Trong khi đó, đây là những nội dung cần thiết để kiểm tra quá trình học tập và tiến bộ của học sinh. Về cơ bản, nguồn tài nguyên giáo dục mở được lưu giữ và chia sẻ trên nền tảng kết nối internet. Trong nhiều trường hợp kết nối internet chậm, thất thường hoặc không có đủ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh,... thì cơ sở vật chất trở thành một rào cản đối với việc khai thác tài nguyên giáo dục mở. Một số học liệu dạng âm thanh, phim, thí nghiệm mô phỏng,... có thể yêu cầu phần mềm mà nhà trường hoặc người học chưa đủ khả năng trang bị do yêu cầu về bản quyền nên không thể được khai thác hay sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ dạy học. 165PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Một vấn đề cần quan tâm đó là động lực cho sự chia sẻ và lưu trữ tài nguyên giáo dục mở. Do việc tạo lập, chia sẻ và cập nhật các nguồn tài nguyên giáo dục mở không đem lại bất kỳ lợi ích về mặt kinh tế nào. Bên cạnh đó, việc lưu trữ các học liệu mở thường bị hạn chế về dung lượng nếu khai thác miễn phí. Trong khi đó, một số tệp dạng âm thanh, hình ảnh, đặc biệt là phim tư liệu có dung lượng bộ nhớ cao. Ví dụ, một tập phim tài liệu có độ nét tương đối, độ dài khoảng 45-60 phút sẽ có dung lượng từ 500 MB – 4,5 GB tùy độ nét. Như vậy, việc lưu trữ, duy trì và cập nhật để sẵn sàng chia sẻ với mọi người gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự ủng hộ của cộng đồng thì rất khó tạo ra động lực cho các tác giả xây dựng và chia sẻ các nguồn học liệu mở có chất lượng cao. 3. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM VÀ VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta với mục tiêu xây dựng một nền giáo dục thực học và thực nghiệp, hướng tới việc học tập suốt đời. Một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với những định hướng đổi mới quan trọng: - Chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học; - Chương trình gồm 2 giai đoạn: cơ bản và sau cơ bản, với nguyên tắc tích hợp ở các lớp dưới và phân hoá sâu ở các lớp trên; - Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực học sinh; - Một chương trình chung và có thể có nhiều bộ sách giáo khoa. Với những định hướng đổi mới trên, người giáo viên cần có khả năng phát triển năng lực của người học thông qua quá trình tổ chức dạy học - giáo dục bộ môn thay vì đơn thuần phát triển kiến thức cho người học. Bên cạnh đó, khả năng dạy kiến thức tích hợp hoặc biết phối hợp, tổ chức dạy học liên môn là những đòi hỏi mới cho cả giáo viên và 166 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ đội ngũ quản lý giáo dục. Hơn nữa, khi một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa, người giáo viên phải có năng lực phát triển chương trình, lập kế hoạch dạy học và tổ chức tốt quá trình dạy học... Với điều kiện kinh tế của Việt Nam, việc mỗi nhà trường và gia đình đầu tư cho học sinh nhiều bộ sách giáo khoa là không khả thi, gây lãng phí, tốn kém và khó có thể khai thác hiệu quả. Giải pháp đưa ra cho giáo viên là vận dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với việc khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục mở theo mục tiêu bài học, môn học. Các phương pháp dạy học tích cực đều nhấn mạnh vai trò tự học và việc tìm tòi, khai thác thông tin của học sinh để giải quyết các vấn đề thực tiễn hoặc lĩnh hội kiến thức. Vai trò của giáo viên khi đó chuyển đổi từ việc truyền thụ kiến thức trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh biết cách khai thác, lựa chọn nguồn học liệu mở hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu giáo viên biết cách tìm kiếm và lồng ghép các tài liệu dạng âm thanh, hình ảnh, phim tài liệu hay các thí nghiệm mô phỏng,.. vào thiết kế bài giảng thì sẽ làm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục của bài học. 4. HƯỚNG TỚI VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ THAY CHO VIỆC SỬ DỤNG SÁCH IN Việc biên soạn sách giáo khoa phục vụ mục tiêu giáo dục quốc dân luôn nhận được sự đầu tư lớn từ Nhà nước. Việc in ấn sách giáo khoa cũng nhận được hỗ trợ về tài chính. Tuy nhiên, hiện tại, gia đình học sinh và nhà trường vẫn phải chi trả chi phí để mua sách giáo khoa phục vụ học tập dù giá cả đã được Nhà nước trợ giá. Trong thời gian tới, nếu một chương trình giáo dục sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa thì sẽ đưa đến sự lãng phí, đắt đỏ không cần thiết. Những vấn đề về môi trường như khai thác gỗ để sản xuất giấy phục vụ việc in ấn hay tiêu hủy sách giáo khoa khi đổi mới nội dung chương trình ở phạm vi rộng là những bài toán về môi trường mà mọi người cần quan tâm. Đối với sách giáo khoa truyền thống như hiện nay, trên phương diện phục vụ tính tự học độc lập của học sinh, vẫn còn một số hạn chế như: - Chưa thúc đẩy học tập tích cực 167PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Học sinh bị hạn chế trong việc viết, tô màu hoặc ghi chú trong sách - Bất tiện trong việc mang, vận chuyển giữa trường học và ở nhà - Đối với những nội dung bị cũ/ lỗi thời/ không còn phù hợp sẽ phải in ấn, mua sách mới dẫn đến những sự lãng phí lớn - Nếu sách giáo khoa được viết trên cơ sở kết hợp với các sách bài tập, sách hướng dẫn khác, hay thậm chí tách riêng thì về kích thước, khối lượng, giá thành đều là những vấn đề không nhỏ đối với học sinh và gia đình. Trong khi đó, nếu sử dụng sách giáo khoa điện tử và các nguồn tài nguyên giáo dục mở, những ưu thế rõ ràng thể hiện ra như có thể tái sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, mở rộng, thay đổi cho phù hợp với chương trình giáo dục. Khi nguồn tài nguyên giáo dục mở được xây dựng một cách hệ thống, người học không chỉ khai thác các tài liệu mà còn có thể tham gia nhiều khóa học, tập huấn miễn phí, trực tuyến, dễ dàng truy cập, chia sẻ và có thể điều chỉnh được. Về mặt nguồn lực xã hội, có thể khẳng định tài nguyên giáo dục mở sẽ tiết kiệm thời gian và công sức liên quan đến phát triển tài nguyên học tập, tạo động lực học tập cho người học, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà giáo dục và nghiên cứu, 5. MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT HUY TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Ở VIỆT NAM - Với triết lý của tài nguyên giáo dục mở là “CHO – NHẬN” nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người và học tập suốt đời, trước tiên, về mặt nhận thức, cần phải khuyến khích, động viên các cơ sở giáo dục và cá nhân tham gia đóng góp và chia sẻ nhiều hơn vào việc xây dựng nguồn tài nguyên này. Muốn vậy, mọi nhà trường, mọi cá nhân phải hiểu về tài nguyên giáo dục mở và những cách thức sử dụng, khai thác, chia sẻ. Một khảo sát sơ bộ trong đội ngũ giảng viên nhà trường, chúng tôi thấy rằng hầu hết các giảng viên đều chưa có hồ sơ trên Google Scholars hay Academia.edu. Điều đó đồng nghĩa với việc sự đóng góp và chia sẻ, thậm chí có thể coi là quảng bá những kết quả nghiên cứu của cá nhân chưa được chú trọng. Trong khi sự liên kết giữa các cơ sở dữ liệu bằng tiếng Việt còn hạn chế, nếu các kết quả nghiên cứu chỉ công bố trong phạm vi hẹp sẽ không thúc đẩy khoa học 168 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ phát triển hoặc không tránh được sự lãng phí do những nghiên cứu trùng lặp. Tại Israel, trong nhiều trường học có một câu khẩu hiệu rất ý nghĩa “Sharing is Inspiring” (chia sẻ là truyền cảm hứng). Chính vì thế, dù kinh tế còn nhiều khó khăn do điều kiện tài nguyên thiên nhiên hạn chế, nhưng Israel rất tự hào về nguồn lực con người và giáo dục của họ. - Cần xây dựng chính sách và văn bản pháp lý về tài nguyên giáo dục mở để các cơ sở giáo dục, các cá nhân và toàn xã hội tham gia xây dựng tài nguyên giáo dục mở. Trước tiên, Nhà nước và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn có những đầu tư cơ bản nhằm xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở một cách hệ thống, sau đó huy động sự đóng góp của toàn xã hội. Điều này, một mặt khuyến khích sự đóng góp và sử dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu hay nguồn học liệu có chất lượng cao, một mặt hạn chế tình trạng độc quyền hay lợi ích nhóm trong xuất bản tài nguyên giáo dục. Bên cạnh đó, việc ban hành chính sách còn liên quan trực tiếp đến giấy phép cấp quyền sử dụng của tài nguyên giáo dục mở (tái sử dụng; sửa đổi; trộn lẫn; phân phối lại). Tuy rằng giấy phép này không phải là văn bản pháp lý, nhưng là quyền của tác giả cho phép người sử dụng tải tài liệu và tái sử dụng ở mức độ nào. Quy định này vừa nhằm mục đích tôn trọng quyền tác giả vừa tránh những rắc rối về mặt bản quyền. - Giáo viên phải là người biết khai thác và hướng dẫn người khác khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên giáo dục mở. Đây là một vấn đề đòi hỏi các nhà trường và giáo viên chủ động tích cực nghiên cứu và tham gia các lớp tập huấn về khai thác tài nguyên giáo dục mở. Là người nắm vững các nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, giáo viên cần biết cách đánh giá chất lượng nguồn tài liệu phù hợp với chương trình và mục tiêu bài học. Điều này bao gồm việc trả lời một số câu hỏi sau: + Người học cần học và áp dụng những gì? + Giáo viên cần cung cấp thông tin như thế nào về những nội dung đó bằng những phương pháp và phạm vi phù hợp với người học và mục tiêu của bài học? + Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết và tiến bộ của người học, thậm chí cả những khó khăn, thách thức mà người học gặp phải trong quá trình xử lý thông tin? 169PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ + Những tài nguyên giáo dục mở mà giáo viên cung cấp có giúp học sinh chuyển đổi việc học tập từ trải nghiệm thụ động sang trải nghiệm sáng tạo, chủ động? - Tăng cường năng lực tin học và ngoại ngữ của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên giáo dục mở. Bên cạnh một số thách thức về mặt kĩ thuật tìm kiếm, khai thác tài nguyên giáo dục mở có thể dễ dàng khắc phục thông qua các hình thức hướng dẫn tập huấn, thì năng lực ngoại ngữ của giáo viên và học sinh Việt Nam nhìn chung đều chưa tốt. Phần lớn các tài nguyên giáo dục mở được chia sẻ trên internet đều bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Chính vì thế, do những hạn chế về năng lực ngoại ngữ, giáo viên khó có thể khai thác nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, giáo viên cũng khó chia sẻ với toàn thế giới những nội dung mình có nếu chỉ sử dụng được tiếng Việt. Do đó, cần có những lộ trình phù hợp và hiệu quả thực sự để nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho giáo viên và học sinh. 6. KẾT LUẬN Tài nguyên giáo dục mở đem lại những thuận lợi lớn cho giáo dục Việt Nam trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa ở phổ thông. Tận dụng những ưu thế của tài nguyên giáo dục mở, giáo viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc thiết kế các bài giảng sinh động, hiệu quả và có thể chia sẻ với các giáo viên khác. Việc triển khai chủ trương một chương trình sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa cũng trở nên khả thi hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu tiết kiệm chi phí nếu khai thác các sách giáo khoa điện tử. Tuy nhiên, vấn đề thúc đẩy phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam vẫn còn một số rào cản như chính sách pháp lý, nền tảng công nghệ, tài chính và bản quyền, sự đồng thuận và hợp tác của các bên liên quan, chất lượng nội dung tài nguyên giáo dục mở,... Trong khi chưa giải quyết được những khó khăn tầm vĩ mô, thì việc giáo viên chủ động tích cực khai thác các tài nguyên giáo dục mở vào dạy học là điều cực kỳ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam. 170 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Hùng (2016). Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5: Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. 2. Đỗ Văn Hùng (2016). Tài nguyên giáo dục mở và nhận diện các yếu tố tác động đến việc phát triển tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr. 25-34,52. vien/tai-nguyen-giao-duc-mo-va-nhan-dien-cac-yeu-to-tac-dong-den- viec-phat-trien-tai-nguyen-giao-duc-mo-tai-viet-nam.html 3. Đỗ Văn Tuấn (2014). Sử dụng phần cứng nguồn mở trong giáo dục – đào tạo. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 19, tr 17-18. 4. Lê Trung Nghĩa (2015). Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. 5. John Hilton III (2016). Open educational resources and college textbook choices: 6. A review of research on efficacy and perceptions. Education Tech Research Dev. DOI 10.1007/s11423-016-9434-9. 7. Report prepared for the OECD (2006). Open Educational Resources: What they are and why do they matter. 8. Ulanda Forbess (2016). Going textbook-less with Open Educational Resources. https://www.teachersfortomorrow.net/uploads/3/2/1/2/3212571/ oers_ebook-sdemichele_.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_thac_uu_the_tai_nguyen_giao_duc_mo_trong_day_hoc_theo_c.pdf
Tài liệu liên quan