Trong cuộc sống hàng ngay, số 2 thể hiện cho cặp đôi bạn bè, vợ chồng, nhưng
trong giao tiếp kinh doanh, số 3 mới là quan trọng nhất. Song nếu bạn bước tiếp
đến số 4, thảm hoạ sẽ nằm trước mắt. Hãy lùi lại một sốvà tìm hiểu xem tại sao
giới hạn con số3 có khảnăng đưa các giao tiếp kinh doanh bay vút.
Bắt đầu với một kiểm tra nhỏ
Đây là bài kiểm tra tâm lý. Bạn hãy xếp thứ tự 10 tấm danh thiếp kinh doanh thành
một hàng và lựa chọn 3 tấm danh thiếp thu hút sựchú ý của bạn nhất. Giờ đây
đừng gian lận. Bạn cần làm nhưvậy trước khi tiếp tục đọc bài viết này và rồi bạn
sẽ hoàn bất ngờvới các kết quả.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khai thác sức mạnh tâm lý “con số 3”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khai thác sức mạnh tâm lý “con số 3”
Trong cuộc sống hàng ngay, số 2 thể hiện cho cặp đôi bạn bè, vợ chồng,… nhưng
trong giao tiếp kinh doanh, số 3 mới là quan trọng nhất. Song nếu bạn bước tiếp
đến số 4, thảm hoạ sẽ nằm trước mắt. Hãy lùi lại một số và tìm hiểu xem tại sao
giới hạn con số 3 có khả năng đưa các giao tiếp kinh doanh bay vút.
Bắt đầu với một kiểm tra nhỏ…
Đây là bài kiểm tra tâm lý. Bạn hãy xếp thứ tự 10 tấm danh thiếp kinh doanh thành
một hàng và lựa chọn 3 tấm danh thiếp thu hút sự chú ý của bạn nhất. Giờ đây
đừng gian lận. Bạn cần làm như vậy trước khi tiếp tục đọc bài viết này và rồi bạn
sẽ hoàn bất ngờ với các kết quả.
Vậy bạn tìm kiếm cái gì?
Có kỳ lạ với việc dường như không có lý do nào giải thích tại sao bạn lại lựa chọn
những tấm danh thiếp mình đã lựa chọn?
Một vài tấm danh thiếp có rất nhiều thông tin trong khi không ít tấm danh thiếp
chỉ có rất ít thông tin. Một vài tấm có màu sắc nổi bật trái ngược với nhiều tấm
không được như vậy. Quả vậy, có điều gì đó lôi kéo bạn chọn những tấm danh
thiếp yêu thích và loại bỏ thẳng tay một vài tấm danh thiếp khác. Liệu có yếu tố
kích thích tâm lý sâu xa nào đó gắn với tiềm thức của bạn? Và làm thế nào mà các
yếu tố tâm lý này tạo ra sự khác biệt lớn trong giao tiếp và tiếp thị?
Bạn đang bắt đầu đi vào những điều kỳ diệu của con số 3. Việc hiểu rõ và áp dụng
nó sẽ đem lại những thành công mới trong hoạt động giao tiếp, thuyết trình, trong
các tài liệu giới thiệu công ty, website và thậm chí cả email! Trước khi bạn bạn đặt
điều này vào rỏ “Đây là công việc cho nhà thiết kế đồ hoạ của tôi”, hãy đọc tiếp
bài viết này bởi vì nó sẽ giúp bạn nhận ra các yếu tố tâm lý về việc bộ não hiểu các
sự việc và phản ứng với chúng như thế nào. Nó cũng sẽ giúp bạn làm sạch các
giao tiếp thường nhật mà nhà thiết kế đồ hoạ của bạn có thể không mấy liên quan.
Bộ não nhìn sự vật như thế nào?
Bộ não sẽ dễ dàng nắm bắt được hình ảnh của 3 thứ: Cấu trúc (Element), Màu sắc
(Color), Phông chữ (Font). Nếu đẩy lên thành 4 thứ, não bộ sẽ rất dễ nhầm lẫn về
việc phải nhìn vào đâu và làm những gì để rồi đôi mắt sẽ nhốn nháo như chú mèo
nô đùa trong một ngày nắng ấm.
Vậy tại sao điều này xảy ra? Chúng ta nên quay trở lại với thế giới trẻ con. Khi là
một đứa trẻ, mọi thứ bạn làm và học hỏi dường như trọng tâm xung quanh con số
3, chẳng hạn A,B,C; 1,2,3; ba chàng lính ngự lâm, bộ ba người, vịt kêu Quác!
Quác! Quác!;…
Giao tiếp hình ảnh: Yếu tố, Phông chữ, Màu sắc
Hầu hết các giao tiếp hình ảnh đều có thể được rút gọn thành 3 đặc tính: Cấu trúc,
Phông chữ và Màu sắc. Hãy hiểu rõ chúng hoạt động như thế nào và bạn sẽ trang
bị cho bản thân mình một lợi thế bổ sung trong giao tiếp và truyền đạt.
Cấu trúc là gì?
Giả sử rằng bạn lấy ra 3 tấm danh thiếp kinh doanh trước mặt bạn, Cấu trúc đơn
giản là một nhóm các đối tượng quy tụ lại với nhau thành một định dạng có thể
xác định được. Ví dụ, mắt, mũi miệng và tai của bạn là những đối tượng chính
giúp cấu thành nên khuôn mặt bạn. Hãy nhìn vào các tấm danh thiếp kinh doanh
dưới đây để hiểu rõ hơn.
Nếu nhìn vào tấm danh thiếp 1, bạn sẽ thấy 3 cấu trúc:
1) Chức danh và tên của cá nhân
2) Logo, phông chữ logo và miêu tả dịch vụ
3) Thông tin liên lạc chi tiết cấu thành nên cấu trúc thứ ba
Nếu nhìn vào tấm danh thiếp 2, có đôi chút khác biệt:
Người thiết kế tấm danh thiếp này đã di chuyển chữ và logo ra xa nhau một chút.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhỏ này có tác động rất lớn và tạo ra những cấu trúc mới
không mong muốn. Bạn có thể thấy nó gồm 5 hoặc 6 cấu trúc.
1) Tên
2) Chức danh
3) Thiết kế logo
4) Phông chữ logo
5) Miêu tả dịch vụ
6) Chi tiết liên lạc
Còn tấm danh thiếp 3 thậm chí còn khó khăn hơn về mặt cấu trúc … bạn thử đoán
tại sao.
Tấm danh thiếp này không chỉ vi phạm các nguyên tắc cấu trúc về mặt trình bày
mà nó còn phức tạp về bố trì đồ hoạ với nhiều loại phông chữ khác nhau (Nó có 5
phông chữ). Việc biết rõ cách thức bố trí, sắp đặt phông chữ sẽ tạo ra khác biệt lớn
về mặt hình ảnh và hình thức của các giao tiếp bạn truyền tải.
Ở đây là phông chữ, ở kia cũng phông chữ, mọi nơi đều là phông chữ
Có hàng triệu, hàng tỷ các phông chữ luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi và thật khó để
chọn lựa những phông chữ thích hợp nhất khi bạn quyết định, sắp đặt chúng trong
các văn bản. Hãy thử và sử dụng không quá 3 loại phông chữ trong bất kỳ giao
tiếp nào của bạn. Bạn càng đặt nhiều phông chữ lên một trang giấy bao nhiêu,
người đọc càng khó hiểu hết những gì bạn muốn nói bấy nhiêu. Phông chữ có tác
động rất lớn lên yếu tố cấu trúc trong giao tiếp.
Bạn cũng cần xác định phông chữ nào thực sự hiệu quả cho tài liệu của bạn. Bạn
có thể muốn tạo ra một vài kịch tính và sử dụng những phông chữ tương phản để
làm nổi bật một nội dung nào đó.
Bạn cũng nên đọc cuốn sách The Design book for Non-Designers (Cuốn sách thiết
kế dành cho những ai không phải là nhà thiết kế) của Robin Williams. Đây là một
cuốn sách rẻ, dễ đọc qua đó giải thích rõ ràng cách thức sử dụng phông chữ để làm
gia tăng hiệu quả của văn bản, tài liệu.
7 sắc màu tạo nên những cầu vồng
Cho dù là chiếc áo phông, bản chào hàng, tài liệu giới thiệu năng lực công ty,
trang web hay danh thiếp kinh doanh, bạn không thể bỏ qua yếu tố màu sắc. Chỉ
với ba màu sắc nhưng nếu được bố trí thích hợp sẽ đem lại cảm giác của năm hay
sáu màu sắc khác nhau.
Hãy tính cả bóng của một màu sắc như là hai màu khác biệt. Màu đỏ và bóng của
nó không phải là một màu mà là hai màu rõ rệt. Vì vậy bạn cần thật rõ ràng về
những màu sắc bạn lựa chọn. Giả sử bạn chọn những màu như đỏ, đen và xanh.
Hãy dịch chuyển chúng xa nhau một chút và bạn sẽ có được những giao tiếp sáng
sủa hơn không dẫn tới sự rắm rối.
Một vài ví dụ cụ thể
Hãng McDonald: Logo của Mc Donald bao gồm hai cấu trúc là tên McDonald và
hình cung lớn màu vàng, hãng chỉ sử dụng duy nhất một phông chữ và hai màu sắc
là Vàng và Trắng (hay Đen)
Hãng Coke: Chiếc nút chai Coca-Cola xuất hiện trong hầu hết các quảng cáo, nó
bao gồm 3 yếu tố là bản thân chiếc nút, chiếc chai trong chiếc nút và logo Coca
Cola. Nhìn bề ngoài có màu sắc có vẻ rất rực rỡ nhưng thực ra chỉ có tối thiểu hai
loại màu sắc, trong khi chỉ có một hoặc hai phông chữ được sử dụng.
Tầm quan trọng trong tiếp thị và giao tiếp kinh doanh
Hầu hết chúng ta luôn phải nói chuyện, giới thiệu hay bán cái gì đó cho một ai đó.
Món tráng miệng luôn được ăn, nhưng vị giác của chúng ta chỉ bắt đầu chảy nước
miếng khi món ăn trông thực sự hấp dẫn! Nếu bạn quyết định bỏ qua yếu tố tâm lý
hình thức bên ngoài, món ăn của bạn có thể ngon nhưng bạn sẽ không bao giờ níu
kéo được ai đó ở lâu đủ để ăn.
Điều này cũng giúp bạn kiểm tra tốt công việc của các nhà thiết kế. Hầu hết các
nhà thiết kế đều nắm vững nguyên tắc này, nhưng đôi lúc họ cũng quên mất hay
sai sót. Bạn có thể tự mình kiểm tra mức độ hiệu quả của các dữ liệu tiếp thị, kiểm
tra các yếu tố cấu trúc, phông chữ và màu sắc của chúng.
Cứ cho rằng các nhà thiết kế tài năng có thể có khả năng bẩm sinh để phá vỡ các
quy tắc, và nếu nó thích hợp, mọi chuyện không có gì cả. Tuy nhiên, rất có thể với
những ai am hiểu về nghệ thuật thì đó là đẹp, nhưng đối với những khách hàng
bình thường thì lại cả một sự rắm rối khó hiểu. Vì thế sẽ rất quan trọng với việc
bạn biết rõ các nguyên tắc tâm lý cơ bản trong giao tiếp để bên cạnh bạn lúc này là
khả năng đảm bảo công việc của các nhà thiết kế được hiệu quả nhất.
Giờ đây bạn đã có thể nhìn thấy cả khu rừng với chỉ con số 3…:
Hãy ra ngoài và chiêm ngưỡng các quảng cáo. Hãy xem xét các dữ liệu tiếp thị của
mình. Hãy kiểm tra lại các bài giới thiệu, trình bày của mình. Hãy hợp lý hoá trang
web. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiêu khi thấy có nhiều thứ cần chỉnh sửa nhưng cũng
rất dễ dàng hợp lý hoá chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thông điệp tiếp thị của bạn sẽ hợp lý và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhưng hơn
tất cả là việc bạn biết được bạn đang làm điều gì đó thực sự gắn kết sâu sắc với
yếu tố tâm lý con người nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_thac_2011.pdf