Khai thác nguồn học liệu mở bằng kỹ thuật khai phá dữ liệu

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là

ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động mạnh mẽ đến

mọi hoạt động trong đời sống của con người nói chung và trong giáo

dục và đào tạo nói riêng. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hữu

hiệu hỗ trợ sự thay đổi và phát triển giáo dục. Xu hướng tài nguyên giáo

dục mở đã và đang làm cho việc chia sẻ thông tin, dữ liệu ngày càng hỗ

trợ mạnh mẽ cho các hoạt động của giáo dục và đào tạo.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khai thác nguồn học liệu mở bằng kỹ thuật khai phá dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quyết định Phương pháp quản lý truyền thống với khả năng quản lý ở mức độ thấp là một trong những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của các học liệu mở trong tương lai. Muốn nâng cao trình độ quản lý phụ thuộc phần lớn vào quyết định đó có tự động hóa được hay không. Phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để đưa ra quyết định, đó là chủ quan, một chiều, thiếu thông tin, và không thể đáp ứng yêu cầu của thời đại nhất là khi giáo dục mở phát triển với lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ. Kỹ thuật khai phá dữ liệu có thể cung cấp và bảo đảm vững mạnh cho khoa học quyết định của lãnh đạo quản lý giáo dục với các phương diện sau: Thứ nhất, các kỹ thuật khai phá dữ liệu có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và có liên quan đến hệ thống thông tin của học liệu, và sau khi xử lý, chuyển đổi, tạo thành các thông tin tập trung, thống nhất và có sẵn, để hỗ trợ các hoạt động giao dịch, dự báo các xu hướng có thể xảy ra, ngăn chặn các quyết định sai lầm do thiếu thông tin. Thứ hai, sử dụng các công cụ hệ thống truy hồi thông tin của kho dữ liệu để so sánh với việc tích hợp các dữ liệu đa chiều, xem xét và xác minh giả thiết của quyết định chính sách, để nâng cao tính khả thi và độ tin cậy của các quyết định, và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên hạn chế, đồng thời tối ưu hóa phân bổ nguồn lực vào học liệu. Thứ ba, thông qua các kỹ thuật thống kê và dự báo để đề xuất ra các mô hình tiềm ẩn từ các dữ liệu lịch sử của người sử dụng và dự báo tự động trên cơ sở của mô hình cho các chiến lược và hoạch định quản lý. 4.3. Tự động hóa xử lý thông tin Từ xu hướng phát triển của tài nguyên giáo dục mở, các nguồn lực của học liệu mở rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại tài liệu giấy và số, sách điện tử, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu đĩa CD, dữ liệu đa phương tiện và dữ liệu Web. Đặc trưng tính mở của tài nguyên sẽ làm cho mỗi loại dữ liệu tăng trưởng nhanh chóng và có kích thước rất lớn. 340 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Tính đa dạng trong đối tượng truy cập, tính mở trong các hoạt động có liên quan đến quản lý. Vì vậy, các yêu cầu tự động hóa của các loại xử lý thông tin đang ngày càng cấp bách và có vai trò quyết định đến hiệu quả công việc. Theo đặc điểm về dữ liệu của các học liệu mở thì dữ liệu văn bản là phần nhiều vì thế việc áp dụng công nghệ khai phá dữ liệu trong quá trình xử lý tự động các dữ liệu văn bản là mang lại hiệu quả cao. Khai phá dữ liệu văn bản còn được gọi là khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu văn bản. Nó đề cập đến quá trình chiết xuất các mẫu hoặc tri thức từ tài liệu văn bản. Khai phá văn bản là thực hiện tự động hóa xử lý thông tin, trong học liệu mở nó mang lại hiệu quả cao đối với khai thác các tài nguyên văn bản phi cấu trúc để thực hiện truy hồi văn bản, phân loại, tổng hợp, trả lời các câu hỏi, phân tích tâm lý người dùng, và thực hiện các mục tiêu khác. 4.4. Cung cấp dịch vụ thông tin user Người dùng chính là đối tượng quan trọng nhất mà học liệu mở hướng đến, các hoạt động của người dùng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác của học liệu mở. Thông qua các giao dịch mà người dùng khai thác để nắm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người sử dụng, tìm ra mô hình sử dụng của người sử dụng và chủ động cung cấp dịch vụ cá nhân theo mô hình quan tâm của người dùng. Những dịch vụ thông tin cần đáp ứng như: Thông báo cho người sử dụng một cách kịp thời khi tìm thấy những thông tin hoặc thư mục dữ liệu mới; giới thiệu các thông tin có liên quan khi người dùng truy cập, theo sự quan tâm của người dùng; theo dõi nhu cầu của người dùng, phát hiện những nhu cầu mới của người sử dụng; cung cấp các báo cáo dự báo tương ứng, phân tích năng động lợi ích của người sử dụng, ...vv. Các chức năng và dịch vụ được thiết kế trong trang đăng nhập của người dùng cùng với các hướng dẫn cũng như các tùy biến của dịch vụ để giúp người sử dụng có thể tự tạo một không gian thông tin riêng cho cá nhân để khai thác các dịch vụ một cách tốt nhất, tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Việc áp dụng các kỹ thuật sẽ giúp các dịch vụ thông tin của học liệu hoạt động tốt hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả của các dịch vụ thông tin và làm nổi bật được vai trò của học liệu mở là nơi cung cấp thông tin và dữ liệu tốt nhất. 341PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở Ngoài các hỗ trợ như trên thì các kỹ thuật và công nghệ khai phá dữ liệu còn có thể hỗ trợ cho tất cả các hoạt động khác, tùy vào chức năng, nhu cầu và nhiệm vụ để có thể áp dụng và khai thác một cách hiệu quả nhất. Việc sử dụng công nghệ luôn là phương pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả công việc. 5. KẾT LUẬN Tài nguyên giáo dục mở đã và đang là xu thế phát triển tất yếu trong sự phát triển của thế giới số nói chung, và ngành giáo dục nói riêng. Sự ra đời của nó đã thúc đẩy và phát triển các hoạt động liên quan đến giáo dục trên toàn thế giới. Tài nguyên giáo dục mở đã góp phần làm giảm chi phí, tăng khả năng học tập và hiệu quả giáo dục cho người học thông qua việc tiếp cận các kho học liệu mở một cách tự do, miễn phí. Với sự gia tăng liên tục về kích thước của dữ liệu và thông tin trực tuyến đòi hỏi các học liệu mở cần có giải pháp để giải quyết nhu cầu khai thác thông tin của bạn đọc một cách hiệu quả. Sử dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu để cung cấp và hỗ trợ các kỹ thuật cho học liệu mở nhằm quản lý các nguồn tài nguyên số, thúc đẩy phát triển và mở rộng về chất lượng dịch vụ. Kỹ thuật khai phá dữ liệu sử dụng các nguồn thông tin rộng lớn của học liệu mở trong hoạt động khai phá thông minh của mình và từ đó đề xuất ra các giải pháp, các hoạch định chiến lược, các dự báo cũng như hỗ trợ các kỹ thuật trong quá trình giao dịch dữ liệu. Tài nguyên giáo dục mở trở thành giải pháp phù hợp cho các trường đại học trong quá trình phát triển nguồn học liệu phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức. Tổ chức phù hợp của nguồn tài nguyên đó chính là học liệu mở. Vì vậy học liệu mở có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn trong các trường đại học nói chung và trong các tổ chức giáo dục nói riêng. Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nó là chiến lược và mục tiêu hàng đầu của các tổ chức giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Oded Maimon, Lior Rokach, (2010). “Data Mining and Knowledge Discovery Handbook”, Second Edition, Springer New York Dordrecht Heidelberg London, April 2010. 342 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2. Giới thiệu chương trình tài nguyên giáo dục mở Việt Nam VOER (VIETNAM OPEN EDUCATIONAL RESOURCES). vn/content/gioi-thieu/. 3. Chen, H., (2009). “Towards Building Digital Library as an Institution of Knowledge, NSF Post Digital Library Futures Workshop”, Chatham, MA, accessed 26 August 2009. 4. Wide, L., first Lee, W., (2012). “Data mining applications in Digital Libraries Research”, New Century Library, p. 2. 5. Https://en.wikipedia.org/wiki/Open_educational_resources. 6. Https://en.wikipedia.org/wiki/Open_education. 7. Atkins, D.E., Brown, J.S., & Hammond, A.L. (2007). “A review of the open educational resources (OER) movement: Achievements, challenges, and new opportunities”. hewlett.org/uploads/ files/ReviewoftheMovement.pdf 8. Wikipedia. Open Course Ware. https://en.wikipedia.org/wiki /Open Course Ware. 9. UNESCO (2015b). How has Unesco supported OERs? org/new/en/communication-and-in-formation/access-to-knowledge/open- educational-resources/how-has-unesco-supported-oers/ 10. Rui, W., Tao, M., Chen, C. (2007). “Data Mining and Its Application Status Analysis”. Computer Application Technology, 2. 11. Tsai, C.S. and Chen, M.Y. (2008). “Using adaptive resonance theory and data-mining techniques for materials recommendation based on the e-library environment”. The Electronic Library, Vol. 26 No. 3, pp. 287-302. 12. Shuwan, J.: (2005). “Library under the Network Environment User knowledge mining”. College Library and Information Forum, 3. 13. The Index System Yang, (2009). “Data mining technology in the Web Application Discussion”. Chinese new technologies and products, 8. 14. Branch XI, J., Shun, Y.T.: (2006). “Web data integration data mining research”. Computer Engineering and Design, 8. 15. Shan, Z., Tingting, X.:(2010). “Web-based data mining in e-commerce application”. Xiaogan University, p. 3. 16. CERI (2007), Giving Knowledge for Free: “The emergence of open educational resources”. 17. Butcher, N. and Kanwar, A. (2015). “A basic guide to open educational resources” (OER). Paris: UNESCO and Commonwealth of Learning.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_thac_nguon_hoc_lieu_mo_bang_ky_thuat_khai_pha_du_lieu.pdf
Tài liệu liên quan