Bài báo đề cập đến việc ứng dụng một hình thức dạy học dựa trên sự phát triển cao của công nghệ
là M-learning vào đào tạo tín chỉ, trong đó tập trung vào phân tích việc khai thác những thế mạnh
của M-learning hỗ trợ sinh viên tự học - Một yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo
tín chỉ
6 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khai thác M-Learning trong đào tạo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 45 - 50
45
KHAI THÁC M-LEARNING TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Trịnh Thị Phương Thảo*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến việc ứng dụng một hình thức dạy học dựa trên sự phát triển cao của công nghệ
là M-learning vào đào tạo tín chỉ, trong đó tập trung vào phân tích việc khai thác những thế mạnh
của M-learning hỗ trợ sinh viên tự học - Một yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo
tín chỉ.
Từ khóa: M-learning; đào tạo tín chỉ; tự học; điện thoại di động; hình thức dạy học.
TỔNG QUAN VỀ M-LEARNING*
Hiện nay khái niệm mobile learning (M-
learning) trên thế giới được đề cập theo 2
cách tiếp cận chính.
• Xu hướng gắn M-learning với việc sử
dụng các thiết bị công nghệ:
Theo một số chuyên gia như Quinn (2000),
Sariola (2001), Pinkwart (2003), Turunen
cùng các cộng sự của mình (2003), Traxler
(2005): M-learning là học tập diễn ra với sự
giúp đỡ của các thiết bị di động (các thiết bị
nhỏ, xách tay và các thiết bị máy tính, truyền
thông không dây) [4].
• Xu hướng gắn M-learning với tính di động
của người học:
Khác với xu hướng trên, một số chuyên gia
như Oloruntoba (2006), Rebecca-rjhogue
lại cho rằng “M-learning is learning as it
arises in the course of person-to-person
mobile communication”. Theo quan điểm
này, M-learning là hình thức dạy học mà việc
học tập được tổ chức, thực hiện qua thông tin
di động giữa người với người [3].
Ở Việt Nam khái niệm M-learning là một
thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần
đây nên cũng chưa có nhiều cách tiếp cận và
định nghĩa khác nhau. Trong nội dung văn
bản số 1790 /QĐ-BGDĐT, ngày 14 tháng 5
năm 2012 ban hành Thể lệ cuộc thi “Thiết kế
bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2011-
2012 cho khối Tiểu học của Bộ GD&ĐT cho
*
ĐT: 0983053500
thấy Bộ GD&ĐT quan niệm M-learning
(Mobile learning) là việc thực hiện học tập
qua việc sử dụng các phương tiện thiết bị di
động cá nhân như PDA, ĐTDĐ có công nghệ
kết nối 3G.
Theo chúng tôi hai yếu tố không thể tách rời
trong M-learning là việc sử dụng các thiết bị
công nghệ và khả năng di động của người học
bởi các lý do sau:
Trước hết phải kể đến sự phát triển như vũ
bão của ICT, đặc biệt là sự phát triển của
công nghệ không dây như wifi; bluetooth... và
các hệ thống kết nối viễn thông không dây
toàn cầu như GPS (Global Positioning
System); GSM (Global System for Mobile
Communications); GPRS (General packet
radio service); 3G (third-generation
technology); CDMA (Code division multiple
access)... cùng hệ thống các vệ tinh thu phát
sóng trên khắp thế giới. Những công nghệ này
đang tác động và mang lại nhiều đột phá
trong nhiều lĩnh vực của khoa học công nghệ
và đời sống và trong xu hướng này, giáo dục
đào tạo không thể là một trường hợp ngoại lệ.
Tiếp theo, cần phải đặc biệt chú ý đến mối
quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố là thiết bị
công nghệ và khả năng di động của người học
bởi vì:
- Để việc học được đảm bảo diễn ra mọi lúc,
mọi nơi không phụ thuộc vào địa điểm đặt lớp
học thì phải sử dụng các các thiết bị di động
cá nhân.
- Ngược lại các thiết bị di động cá nhân là
động lực và tác nhân chính đảm bảo cho việc
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 45 - 50
46
cá nhân hóa cao trong học tập và đáp ứng nhu
cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học.
Như vậy, ta có thể hiểu M-learning là bước
phát triển tiếp theo của E-learning. M-
learning tập trung vào khai thác tính di động
của người học vả khả năng tương tác với các
công nghệ di động. M-learning là một hình
thức học tập mà bản thân người học có thể
thực hiện được việc học tập ở mọi lúc, mọi
nơi với sự hỗ trợ của các thiết bị di động như
ĐTDĐ, PDA, PocketPC
KHAI THÁC M-LEARNING TRONG
DẠY HỌC
Điều đặc biệt trong M-learning, thay vì
phương pháp mặt đối mặt truyền thống sẽ là
phương pháp học có GV hướng dẫn từ xa.
Mô hình không gian học tập hay khái niệm
lớp học của phương pháp truyền thống sẽ thay
đổi trong môi trường M-learning (hình 1, hình
2). Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa giáo viên (GV), sinh viên
(SV) và các vấn đề xã hội.
Hình 1. Mô hình học tập truyền thống
Hình 2. Mô hình M-learning
GV
CT đào tạo
Trường học
SV
Không gian học tập
di động được coi
như là lớp học
Internet
Lớp học
Trường học
SV
Chương trình
đào tạo
GV
Bổ sung tài
nguyên về nội
dung và
chương trình
đào tạo
Internet
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12): 45 - 50
47
Học tập là một hoạt động phức tạp mà động
cơ của SV và tình trạng thể chất đóng vai trò
quan trọng. Tài liệu giảng dạy, kỹ năng của
GV và chương trình giảng dạy tất cả đều đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình học tập
của SV.
Tiềm năng của M-learning trong giáo dục đào
tạo là rất lớn. Công nghệ mobile đang cung
cấp những cơ hội để tối ưu hoá sự tương tác
và trao đổi thông tin giữa GV và người học,
giữa các người học trong cộng đồng học tập.
M-learning nâng cao sự hợp tác, cộng tác và
học tập tích cực Vì vậy, M-learning sẽ trở
thành một xu hướng mới của giáo dục từ xa
bởi vì nó cung cấp những cơ hội thuận lợi cho
GV và SV trong việc thiết lập môi trường học
tập để tăng cường tính linh hoạt cho SV.
M-learning cũng đòi hỏi phương pháp dạy
học và cách tiếp cận mới. M-learning giúp
người học một cách tuyệt vời bằng cách cung
cấp các lớp học ảo trên các thiết bị di động
của họ. GV dành nhiều thời gian để giao và
theo dõi SV hơn so với mô hình lớp học
truyền thống. Ngoài ra, GV còn có trách
nhiệm cung cấp nguồn tài nguyên và môi
trường học tập phong phú do SV, do đó, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo.
SỬ DỤNG M-LEARNING TRONG ĐÀO
TẠO TÍN CHỈ
1. Những thế mạnh của M-learning có thể
khai thác trong đào tạo tín chỉ
Điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng
đào tạo tín chỉ là:
• Người học có cơ hội tiếp cận với nhiều
nguồn học liệu để chắt lọc ra những thông tin
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
• Phải tổ chức được việc tự học của SV một
cách có hiệu quả.
Căn cứ vào những thế mạnh của M-learning,
ta có thể khai thác M-learning trong đào tạo
tín chỉ theo các hướng sau:
- Hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá.
- Triển khai nhiệm vụ từ GV đến SV và nhận
phản hồi thông qua tin nhắn SMS.
- Hỗ trợ việc tự học của SV
- Hỗ trợ chức năng sổ tay tri thức trên ĐTDĐ.
- Tạo trang wab trên ĐTDĐ hỗ trợ SV tự học.
- Tạo ra môi trường học tập cá thể hoá.
- Tạo ra môi trường học tập hợp tác.
- Tạo ra môi trường học tập trên lớp và học
tập ngoài lớp...
2. M-learning tạo ra môi trường thuận lợi cho
việc tự học của SV
Các mô đul kiến thức được tải lên các trang
web sẽ trợ giúp SV tự học hoàn thành nhiệm
vụ chiếm lĩnh kiến thức và có điều kiện phát
triển tối đa năng lực của bản thân. Mặt khác,
việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mỗi SV
không làm ảnh hưởng tới các SV khác, những
SV hoàn thành sớm nhiệm vụ học tập có thể
tiếp tục tiếp cận với các nội dung mới, nhiệm
vụ mới để phát huy hết khả năng của bản
thân.
Các thông tin dạng đa phương tiện tạo ra một
môi trường thuận lợi, một thế giới sinh động
thu nhỏ để kích thích trí tò mò, gợi nhu cầu
tìm hiểu, khám phá... giúp SV chủ động,
sáng tạo trong quá trình tiếp cận và chiếm
lĩnh tri thức.
SV chủ động lên kế hoạch, triển khai việc tự
học của mình tại bất kỳ một thời điểm nào mà
bản thân có nhu cầu nhờ và truy cập các
chương trình hướng dẫn qua thiết bị di động.
Song song với việc khai thác M-learning
nhằm “cá nhân hoá” việc học tập của mỗi SV,
ta có thể khai thác M-learning để góp phần
hình thành và phát triển năng lực lập kế
hoạch, hoạt động hợp tác giữa các SV trong
nhóm khi cùng tham gia một diễn đàn.
Như vậy, M-learning đã làm cho quá trình
dạy học không còn bị ràng buộc bởi không
gian và thời gian. SV có thể học ở mọi nơi,
học mọi lúc, học suốt đời. Việc học tập trở
nên uyển chuyển, linh hoạt, căn cứ vào nhu
cầu của SV. SV được phép lựa chọn những
phương thức học tập có hiệu quả, lựa chọn
nội dung bài giảng và các tài liệu có liên quan
phù hợp với năng lực bản thân. SV chủ động
trao đổi và khai thác các thông tin trên
Internet nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12): 45 - 50
48
liên quan đến nội dung học tập của mình. M-
learning cũng đã tạo ra một môi trường tương
tác để người học hoạt động và thích nghi
trong môi trường đó. Như vậy, M-learning tạo
điều kiện cho người học độc lập với mức độ
cao và hỗ trợ cho người học vươn lên trong
quá trình học tập.
3. Sử dụng M-learning triển khai tự học có
hướng dẫn trực tiếp của GV
Trong môi trường dạy học truyền thống, tự học
có hướng dẫn trực tiếp của GV được hiểu là
trong quá trình SV tự học luôn có GV ở bên
cạnh để đưa ra các hỗ trợ khi cần thiết. Như
vậy, GV chỉ có thể hướng dẫn trực tiếp SV qua
các giờ lên lớp. Tuy nhiên thời lượng dành cho
lên lớp của GV đã được cố định và chủ yếu để
giảng giải kiến thức mới nên rất khó để dành ra
một thời lượng cho việc hướng dẫn SV tự học
trong các giờ chính khóa.
Trong điều kiện có sự hỗ trợ của M-learning,
khái niệm tự học có hướng dẫn được mở
rộng. Hình thức tự học có hướng dẫn là hình
thức học tập, trong đó SV nhận được sự hỗ
trợ trực tiếp của GV trên lớp học hay được
thực hiện qua mạng Internet.
M-learning sẽ giúp GV “mở rộng thời gian”
hướng dẫn SV tự học dưới nhiều hình thức,
chẳng hạn:
- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn SV tự học
thông qua tin nhắn MMS
- GV và SV cùng online để sử dụng chức
năng “chat” trao đổi thông tin.
- Sử dụng chức năng “chat video” truyền tải
thông tin đa phương tiện thì không khác gì
GV đang lên lớp hướng dẫn cho SV, chỉ khác
ở chỗ lớp học được tổ chức trực tuyến qua
Inernet.
- Sử dụng chức năng “Group” cho phép nhiều
SV cùng nghe GV hướng dẫn bạn tự học, qua
đó cũng có thể đồng hành cùng bạn tự học
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
Như vậy mọi khó khăn của SV đều nhận được
sự hướng dẫn trực tiếp của GV một cách kịp
thời và chắc chắn SV sẽ có nhiều cơ hội hơn
để hoàn thành nhiệm vụ tự học.
4. Sử dụng M-learning trong tự học không có
hướng dẫn trực tiếp của GV
Trong điều kiện truyền thống, để SV có thể tự
học trong điều kiện không có sự hướng dẫn
trực tiếp của GV, thì GV phải biên tập và
chuyển tới tay SV các tài liệu học tập.
Hạn chế lớn nhất của hình thức này là tài liệu
chỉ có thể trình bày kiến thức mà không có
những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để
dẫn đến kiến thức, để hình thành kĩ năng. Bởi
vậy SV rất bị động, đọc đến dòng nào trong
thì biết đến dòng ấy không hiểu phương
hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau
khi đọc xong cũng không thể tự rút ra được
điều gì về phương pháp làm việc để vận dụng
cho các nhiệm vụ sau.
Để kịp thời hỗ trợ SV trong việc tự học ở hình
thức này, GV hoàn toàn có thể sử dụng M-
learning để tạo ra một “GV ảo” luôn ở bên
cạnh SV, cụ thể:
- GV thiết kế các tài liệu điện tử có tương tác
để cài đặt nhiệm vụ và dự kiến trước các
hướng dẫn để SV hoàn thành nhiệm vụ tự học
cũng như các câu hỏi dạng trắc nghiệm để
kiểm tra kết quả tự học của HV. Ta có thể
hình dung nội dung kiến thức SV cần chiếm
lĩnh được cấu trúc dưới dạng lặp không biết
trước số lần. Nội dung tự học được thiết kế
thành các “liều”. Chỉ khi nào SV hoàn thành
nhiệm vụ đang thực hiện thì tài liệu mới mở
ra nhiệm vụ mới. Với mỗi nhiệm vụ tự học
(liều) tùy vào sai lầm của SV, tài liệu sẽ đưa
ra các hướng dẫn tương ứng.
- SV truy cập vào web site nhận nhiệm vụ,
nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi.
Trong quá trình tự học, SV sẽ tương tác với
tài liệu để nhận nhiệm vụ, khẳng định kết quả
tự học cũng như nhận được các thông tin hỗ
trợ để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tự học
- Với khả năng tương tác, các tài liệu điện
tử ngoài việc trình bày nội dung kiến thức,
còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để
phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí
thông tin, rút ra kết luận, kiểm tra và đánh
giá kết quả...
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12): 45 - 50
49
Thông qua trang web, GV thu nhận thông tin
phản hồi về kết quả học tập của SV sau quá
trình tự học và sẽ giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ
học tập của SV sau đó.
Như vậy, mặc dù không cần có mặt trực tiếp,
nhưng GV vẫn có thể dẫn dắt SV kĩ năng tự
học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến
tự học hoàn toàn.
5. Sử dụng M-learning hỗ trợ SV tự học
không có hướng dẫn của GV
Đây là hình thức SV tự mày mò theo sở thích
và hứng thú độc lập không có sách và sự
hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gần
với việc tự nghiên cứu của các nhà khoa học.
Kết quả của quá trình tự học này đi đến sự
sáng tạo và tri thức khoa học mới (đối với SV
tại thời điểm đó). Dạng tự học này đòi hỏi SV
có một niềm khao khát, say mê khám phá tri
thức mới và đồng thời phải có một vốn tri
thức vừa rộng, vừa sâu.
Ta sẽ phân tích rõ vai trò của M-learning
trong hình thức tự học này.
- M-learning làm nảy sinh động cơ tự học của
SV: Internet sẽ đưa SV vào siêu sa lộ thông
tin, trong vô vàn vấn đề sẽ có những vấn đề
gây được sự chú ý của SV, hoặc khi SV truy
cập các diễn đàn, sẽ đọc được những thắc
mắc, những kết quả của các SV khác đưa lên
diễn đàn dẫn đến việc nảy sinh động cơ
muốn tìm hiểu, làm sáng tỏ vấn đề.
- M-learning cung cấp các thông tin để giúp
SV rút ra kết luận của bản thân mình: Đứng
trước một vấn đề, SV hoàn tìm được các
thông tin liên quan. Việc nghiên cứu các
thông tin này sẽ từng bước giúp SV tích lũy
kiến thức và giải quyết thỏa đáng nhiệm vụ tự
học mà SV đã tự đặt ra cho mình.
- M-learning giúp SV chia sẻ, kiểm chứng kết
quả tự học của mình: Trước hết trong quá
trình tìm tòi, khám phá kiến thức, SV có thể
đưa vấn đề mình đang nghiên cứu lên các
diễn đàn để chia sẽ và nhận được các thông
tin hỗ trợ từ các SV khác. Tiếp theo SV đưa
kết quả, nhận định của mình lên diễn đàn để
nhờ mọi người cùng kiểm chứng.
6. Sử dụng M-learning hỗ trợ SV hình thành
phương pháp tự học
Phương pháp tự học của SV được thể hiện
qua một số đặc trưng sau:
- Biết cách xây dựng kế hoạch và thời gian
biểu tự học hợp lý.
- Biết cách thức làm việc độc lập, bao gồm:
Biết đọc tài liệu một cách có hệ thống, biết
phân chia dung lượng kiến thức hợp lý để tiến
hành học tập cho có hiệu quả, biết liên hệ, vận
dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập trong
quá trình học ở trên lớp và trong thực tiễn.
- Biết cách phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Biết ôn tập, tổng hợp kiến thức một cách tự
giác, thường xuyên nhằm đánh giá được sự
tiến bộ của bản thân.
- Biết tranh luận và biết trình bày quan điểm
của mình.
- Biết tập trung tư tưởng, tiết kiệm thời gian
học tập.
- Biết tự kiểm tra, tự đánh giá trình độ của
bản thân
Với các nội dung đã chỉ ra ở phần trên, ta thấy
rõ nếu SV tự học trong môi trường có sự hỗ
trợ của M-learning thì các đặc trưng trên sẽ
được hình thành và phát triển một cách hoàn
tự nhiên, đơn cử:
- Với sự phát triển của các tài liệu điện tử có
tính tương tác cao, SV sẽ luôn làm chủ được
quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tri thức cũng
như liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
học tập của bản thân.
- M-learning cho phép việc tự học diễn ra mọi
lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào không
gian, thời gian. Như vậy, mỗi SV đều có thể
lên được một kế hoạch tự học phù hợp với
điều kiện bản thân mình.
- Việc tham gia các diễn đàn cho phép SV dễ
dàng trao đổi, trình bày quan điểm, kết quả
với các thành viên dưới hình thức online hoặc
ofline. Kết hợp việc trao đổi thông tin với
việc tự kiểm tra kiến thức qua hình thức kiểm
tra qua mạng, SV sẽ tự đánh giá mình và đưa
ra những sự điều chỉnh hợp lý và kế hoạch tự
học tiếp theo cho bản thân.
Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12): 45 - 50
50
KẾT LUẬN
Qua kết quả tìm hiểu về M-learning trên thế
giới ta có thể khẳng định M-learning là một
hình thức dạy học mới gắn liền với những
thành tựu khoa học công nghệ của thế kỷ
XXI.
Điều kiện của Việt Nam hiện nay hoàn toàn
cho phép ta bắt tay vào nghiên cứu và triển
khai M-learning trong đào tạo tín chỉ.
Nếu ta xác định được những phương án phù
hợp và đưa ra được các biện pháp cụ thể để
khai thác được những ưu thế của M-learning
thì chắc chắn sẽ hỗ trợ rất tốt cho SV trong
quá trình tự học qua đó tác động tích cực đến
chất lượng đào tạo tín chỉ trong quá trình đào
tạo ở nhà trường sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Andreas Holzinger (2005), Mobile phone as
a challenge for M-learning: experiences with
the mobile learning engine using mobile
interactive learning objects, Graz Medical
University.
[2]. Clark, S.; Westcott, M. (2007), Using short
podcasts to reinforce lectures, The
University of Sydney Symposium.
[3]. Jimmy D. Clark, M.Ed, Learning and
Teaching in the Mobile Learning
Environment of the Twenty-First Century,
Texas April, 2007
[4]. Basics_Of_Mobile_Learning,
www.mobl21.com/Basics_Of_Mobile_Learn
ing.pdf
SUMMARY
EXPLOIT M-LEARNING IN CREDIT TRAINING
Trinh Thi Phuong Thao*
College of Education – TNU
The article mentions the appliance of a teaching method basing on the high development of M-
learning technology in credit training. It focuses on analysing how to make full use of the
advantages of M-learning in helping students selfstudy - a crucial factor to the quality of credit
training.
Key words: M-learning; credit training; selfstudy; mobile; teaching method.
Phản biện khoa học: TS. Vũ Mạnh Xuân – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
*
ĐT: 0983053500
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_thac_m_learning_trong_dao_tao_tin_chi.pdf