Khái quát về mối liên quan giữa cây sim (Rhodomytus tometosa), hợp chất phenolic và khả năng kháng viêm, kháng oxy hóa

Quá trình oxy hóa và viêm nhiễm kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm

trọng, các hợp chất phenolic từ thực vật đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tích cực

trong việc cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý do quá trình oxy hóa và viêm nhiễm gây ra. Sim

(Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) là loại cây bụi thuộc họ Myratceae có nguồn gốc Đông

Nam Á. Các tính chất cảm quan cũng như cách sử dụng quả sim trong đông y học gợi ý sự có mặt

của các hợp chất phenolic. Mối liên quan giữa các hợp chất phenolic với quá trình kháng viêm

kháng oxy hóa cũng như khả năng tìm kiếm, phát hiện và tách chiết các hợp chất phenolic từ cây

Sim sẽ được làm rõ trong bài báo này.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khái quát về mối liên quan giữa cây sim (Rhodomytus tometosa), hợp chất phenolic và khả năng kháng viêm, kháng oxy hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bào RAW264.7 bị viêm do lipopolysaccharide (LPS) (Kim và cộng sự, 2015). Bằng cách khác, ethyl caffeate chiết xuất từ thực vật có tên Bidens pilosa ức chế hoạt hóa NF-kB thông qua sự ức chế sự hình thành phức hợp NF-κB-DNA in vitro và in vivo (ở da chuột) (Chiang và cộng sự, 2005). Sự giảm biểu hiện ở mức độ phiên mã của TNF-α và IL-1β ở chuột gây ra bởi chiết xuất hoa trà (Chen và cộng sự, 2012) cũng có thể được gây ra bởi sự ức chế của các yếu tố NF-κB. MAPK là các enzyme thuộc nhóm Serin/thr kinase thực hiện nhiều vai trò quan trọng trong tế bào bao gồm sự phát triển tế bào, tăng sinh, chết và sự biệt hóa, bằng cách điều chỉnh sự phiên mã gen để đáp ứng với những thay đổi trong môi trường tế bào. Trong số các thành viên gia đình MAPK, mitogen và các yếu tố tăng trưởng hoạt hóa con đường extracellular signal-regulated kinase (ERK), trong stress ôxy hóa và viêm tạo thành tác nhân chính tạo ra c-Jun N-terminal kinase (JNK) và p38 cascade (Santangelo et al., 2007). Kaempferol ức chế sự phosphoryl hoá của Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 166 MKK3 và MKK4 kinase trong các tế bào RAW264.7 do LPS gây ra và ức chế sự kích hoạt của protein hoạt hóa 1 (AP-1). Sự ức chế này có thể góp phần làm giảm sản xuất prostaglandin E2 (Kim và cộng sự, 2015). Hình 2: Cơ chế hoạt động của hợp chất phenolic trong phản ứng kháng viêm (Santangelo et al., 2007) Chú thích: IKB, inhibitor kB; Ub, ubiquitin; IKK, IkB-kinase; IL-1β, interleukin-1β; IL-6, interleukin-6; IL-8, interleukin-8; IFNγ, interferon-γ; AA, arachidonic acid; LOX, lipoxygenase; COX, cyclooxygenase; PLA2, phospholipase A2; ERK, extracellular signal-related kinase; JNK, c-Jun amino-terminal kinase; MEK (or MKK), MAPK-kinase; MAPKKK, MAPK kinase kinase; TNF-α, tumour necrosis factor-α; iNOS, inducible nitric oxyde synthase; p38 (or p38-MAPK), p38-mitogen-activated protein kinase. Từ những khái quát về quá trình viêm, quá trình oxy hóa cho thấy các hợp chất phenolic có khả năng bắt gốc tự do, làm giảm quá trình oxy hóa giảm quá trình viêm qua đó có thể hạn chế các loại bệnh tật gây ra bởi quá trình oxy hóa. Cũng từ các khái quát về cây Sim, cho thấy các bộ phận từ cây Sim, đặc biệt là quả sim có những đặc tính cảm quan chứa nhiều hợp chất phenolic, lượng rừng Sim ở Việt Nam phân bố kéo dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên loại cây này chưa được khai thác sử dụng hợp lý, nếu có thể đưa vào nghiên cứu tách chiết phenolic, đây chính là nguồn nguyên liệu cung cấp phenolic bổ sung vào các loại dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm nhằn hạn chế quá trình viêm, quá trình oxy hóa qua đó làm giảm bớt các loại bệnh tật do hai quá trình này gây ra. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Đoàn, Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập II, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật. [2] 2. Lại Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Na, Lê Thị Trang (2012) “Mô hình hóa quá trình chiết polyphenol từ quả sim (Rhodomyrtus tomentosa Ait, Hassk) thu hái tại Hòa Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 6(3+4): 191-201. [3] Hoàng Văn Lựu, “Tách và xác định cấu trúc một số hợp chất từ hoa cây sim”, (2012), Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, 41(3A): 56-60 [4] Văn Đức Thịnh, Lê Thị Hồng Quý, Trần Công Luận (2012) “Bước đầu khảo sát tác dụng sinh học của dược liệu tứ Bạch Long (BLEPHARIS MADERSPATENSIS (L.) ROTH)”, tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1. [5] Nguyễn Minh Thủy (2009), “Định hướng phát triển các sản phẩm từ Sim và Hồ tiêu sau thu hoạch ở huyện đảo Phú Quốc”, Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái, (1), tr 51 – 54. [6] Hoàng Thị Yến, Trịnh Thị Thuỳ Linh, Mai Chí Thành, Nguyễn Thị Thu Huyền, Lại Thị Ngọc Hà, Bùi Văn Ngọc ( 2015), “Tối ưu hoá các điều kiện tách chiết các hợp chất polyphenol có tính chống oxy hoá cao từ cây sim (Rhodomytus tometosa) thu thập từ vùng núi Chí Linh- Hải Dương”, Tạp chí sinh học, 37(4): 509-519 [7] Alexopoulos N., C. Vlachopoulos and C. Stefanadis (2010), “Role of green tea in reduction of cardiovascular risk factors”, Nutrition and Dietary Supplements, 2: 85-95. [8] Amic D., D. Davidovic-Amic, D. Beslo and N. Trinajstic (2003). “Structure-radical scavenging activity relationships of flavonoids”, Croatica Chemica Acta, 76(1): 55-61. [9] Bowen-Forbes C. S., Y. Zhang and M. G. Nai (2010). “Anthocyanin content, antioxydant, antiinflammatory and anticancer properties of blackberry and raspberry fruits”. Journal of Food Composition and Analysis, 23(6): 554-560. [10] Bravo L. (1998). “Polyphenols: Chemistry, dietary sources, metabolism, and nutritional significance”. Nutrition Reviews, 56(11): 317-333. [11] Burton-Freeman B., A. Linares, D. Hyson and T.Kappagoda (2010). “Strawberry modulates LDL oxydation and postprandial lipemia in response to high-fat meal in overweight hyperlipidemic men and women”. Journal of the American College of Nutrition, 29(1): 46- 54. [12] Cai Y.-Z., M. Sun, J. Xing, Q. Luo and H. Corke (2006). “Structure-radical scavenging activity relationships of phenolic compounds from traditional Chinese medicinal plants”. Life Sciences, 78: 2872-2888. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 168 [13] Cicerale S., L. J. Lucas and R. S. J. Keast (2012). “Antimicrobial, antioxydant and anti- inflammatory phenolic activities in extra virgin olive oil”. Current Opinion in Biotechnology, 23: 129-135. [14] Cowan M. M. (1999). “Plant products as antimicrobial agents”. Clinical Microbiology Reviews, 12(4): 564-582. [15] Cunha W. R., M. L. A. e. Silva, R. C. S. Veneziani, S. R. Ambrósio and J. K. Bastos (2012). “Phytochemicals - A global perspective of their role in nutrition and health”. In V. Rao (Ed.), Chapter 10. Lignans: Chemical and biological properties. (213-234). Rijeka, Croatia: In Tech. [16] Cardozo M. L., R. M. Ordoñez, M. R. Alberto, I. C. Zampini and M. I. Isla (2011). “Antioxydant and anti-inflammatory activity characterization and genotoxycity evaluation of Ziziphus mistol ripe berries, exotic Argentinean fruit”. Food Research International, 44: 2063-2071. [17] Chen B.-T., W.-X. Li, R.-R. He, Y.-F. Li, B. Tsoi, Y.-J. Zhai and H. Kurihara (2012). “Anti-inflammatory effects of a polyphenols-rich extract from tea (Camellia sinensis) flowers in acute and chronic mice models”. Oxydative Medicine and Cellular Longevity. doi: 10.1155/2012/537923 [18] Choi S. Y., H. C. Ko, S. Y. Ko, J. H. Hwang, J. G. Park, S. H. Kang, S. H. Han, S. H. Yun and S. J. Kim (2007). Correlation between flavonoid content and the NO production inhibitory activity of peel extracts from various citrus fruits. Biological & Pharmaceutical Bulletin, 30(4): 772-778. [19] Chiang Y. M., C. P. Lo, Y. P. Chen, S. Y. Wang, N. S. Yang, Y. H. Kuo and L. F. Shyur (2005). Ethyl caffeate suppresses NF-kappaB activation and its downstream inflammatory mediators, iNOS, COX-2, and PGE2 in vitro or in mouse skin. British Journal of Pharmacology, 146: 352-363. [20] D’Archivio M., C. Filesi, R. Varì, B. Scazzocchio and R. Masella (2010). Bioavailability of the polyphenols: Status and controversies.International Journal of Molecular Sciences, 11: 1321-1342. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 169 RELATIONSHIP BETWEEN RHODOMYTUS TOMETOSA, PHENOLIC COMPOUND AND ANTIOXYDANT, INFLAMMATORY Nguyen Thuy Ha; Pham Hoang Khanh Thi; Le Truong Kieu My ABSTRACT Oxydative and prolonged inflammation are the main causes of many serious illnesses. Phenolic compounds from plants have been studied and proven to have positive effects in improving and preventing pathogens. due to oxydation and inflammation. Sim (Rhodomytus tomentosa (Aiton) Hassk.) Is a shrub belonging to the Myratceae family, native to Southeast Asia. The sensory properties as well as the simplicity of using simples in medicine suggest the presence of phenolic compounds. The relationship between phenolic compounds and antioxydant, inflammatory processes as well as the ability to find, detect and extract phenolic compounds from Sim will be clarified in this paper. Keywords: antioxydant, inflammatory processes, Phenolic, Rhodomyrtus tomentosa. Classification number: 2.11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_quat_ve_moi_lien_quan_giua_cay_sim_rhodomytus_tometosa.pdf