Cơ cấu cần chế tạo là một cơ cấu có nhiều chi tiết được lắp
ghép với nhau, mỗi một chi tiết có một hình dáng và yêu cầu kỹ
thuật riêng nên mỗi chi tiết sẽ có một phương pháp chế tạo riêng
biệt. Nhưng có một đặc điểm chung giữa chúng là để đảm bảo
được điều kiện làm việc cũng như điều kiện lắp ghép được một
cách chính xác. Nếu các chi tiết của khớp đẳng tốc RZEPPA gia
công trên các máy gia công cơ thì khó có thể đảm bảo được các
điều kiện trên, vì vậy việc gia công các chi tiết này nên được gia
công trên các máy gia công điều khiển số CNC.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khái quát về khớp nối Rzeppa: Chương 7- Thiết kế quy trình công nghệ gia công bộ khớp nối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7:
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA
CÔNG BỘ KHỚP NỐI
Cơ cấu cần chế tạo là một cơ cấu có nhiều chi tiết được lắp
ghép với nhau, mỗi một chi tiết có một hình dáng và yêu cầu kỹ
thuật riêng nên mỗi chi tiết sẽ có một phương pháp chế tạo riêng
biệt. Nhưng có một đặc điểm chung giữa chúng là để đảm bảo
được điều kiện làm việc cũng như điều kiện lắp ghép được một
cách chính xác. Nếu các chi tiết của khớp đẳng tốc RZEPPA gia
công trên các máy gia công cơ thì khó có thể đảm bảo được các
điều kiện trên, vì vậy việc gia công các chi tiết này nên được gia
công trên các máy gia công điều khiển số CNC.
2.1 Tiến trình công nghệ gia công lõi cầu.
Với hình dáng và yêu cầu kỹ thuật như trên bản vẽ thì lõi cầu
có thể chế tạo được theo 2 phương pháp gia công CNC thông dụng
đó là :
Phương pháp Phay CNC.
Phương pháp Tiện CNC.
Phương pháp phay CNC sẽ đem lại cho người làm công nghệ
sự lựa chọn an toàn với các ưu thế về sự linh hoạt trong gá đặt chi
tiết và sự chính xác cao trong việc lấy điểm chuẩn phôi cũng như
hạn chế được ít sai số hơn so với phương pháp tiện CNC. Tuy
nhiên đối với phương pháp phay nó lại để lại một hạn chế lớn so
với phương pháp tiện đó là thời gian để gia công ra 1 sản phẩm là
rất lớn, việc này dẫn đến tính hiệu quả trong kinh tế cho nhà sản
xuất là không cao. Do đó đối với các chi tiết có thể gia công được
bằng công nghệ tiện thì thông thường các nhà sản xuất và các nhà
công nghệ vẫn thường ưu tiên lựa chọn phương pháp tiện hơn.
Không phải là ngoại lệ chính vì vậy mà Tôi đã kết hợp
phương pháp tiện và phay trên máy tiện CNC để gia công cho chi
tiết lõi cầu nhằm đạt được kết quả cao.
*) Chọn chuẩn gia công :
Đối với chi tiết lõi cầu thì bề mặt làm việc chính là các rãnh
trượt bi R= 16,85-0,02 mm, bề mặt cầu ngoài SR = 21,4-0,02 mm, và
lỗ 20+0,02mm và then bằng (Hình 1.22). Bề mặt cầu ngoài SR =
21,4-0,02 mm ăn khớp với mặt cầu trong của vòng cách, rãnh trượt
bi trên lõi cầu cùng với rãnh trượt bi trên vỏ cầu dùng để chứa các
viên bi cũng như là nơi nhận chuyển động từ bộ chia răng.
Ngoài việc cần phải đảm bảo độ chính xác các kích thước của
bề mặt làm việc trên thì trong lõi cầu vị trí tương quan của các rãnh
trượt bi cũng như các khoảng cách từ tâm cầu có SR = 21,4+0,025
mm và tâm 3 vòng xuyến có RXuyến = 16,85-0,02 mm tới mặt đầu 2
cũng cần phải chính xác cao.
Để đạt được các độ chính xác của kích thước cũng như độ
vuông góc giữa mặt đầu 2 và đường tâm của lõi cầu Tôi chọn
chuẩn thô là bề mặt trụ 4 để gia công tinh mặt đáy 2 và mặt trụ 3:
20+0,02 mm (Hình 2.1 ).
Hình2.1: Sơ đồ bố trí các bề mặt chính
*) Thứ tự các nguyên công :
Nguyên công 1: Tiện tinh mặt đầu 2, một đầu mặt trụ 4 và gia công
lỗ 20+0,02 mm.
Dùng mâm cặp 3 chấu tự định tâm kẹp chặt vào mặt chuẩn
thô 4 vừa khống chế 4 bậc tự do đồng thời kẹp chặt phôi.
Trong quá trình gia công lỗ 20+0,02 mm thì bao gồm các quá
trình: khoan 16mm, tiện thô và tiện tinh.
Mặt đầu 2, mặt trụ 3 và một đầu mặt 4 được gia công trên
một lần gá nên vừa đảm bảo được độ vuông góc của đường tâm trụ
20+0,02 mm với mặt đầu 2 đồng thời đảm bảo được độ đồng tâm
giữa trụ 20+0,02 mm với một đầu mặt trụ 4 (mặt được dùng làm
chuẩn tinh phụ cho nguyên công sau).
Hình 2.2: Nguyên công 1
Nguyên công 2: Gia công xọc then bằng
Dùng mâm cặp 3 chấu kẹp chặt chi tiết đồng thời hạn chế 4
bậc tự do.
Hình 2.3: Nguyên công 2.
Nguyên công 3: Tiện thô, tinh mặt đầu 1 để đạt kích thước 18 mm
và mặt trụ 4 đạt 44 mm. Vát mép chi tiết. Tiện mặt cầu có SR =
21,4-0,02 mm.
Chi tiết được định vị bằng mâm cặp ba chấu tự định tâm kẹp
vào mặt chuẩn tinh phụ 4 định vị 4 bậc tự do đồng thời kẹp chặt
phôi gia công.
Hình 2.4:Nguyên công 3a.
Tiện mặt cầu có SR = 21,4-0,02 mm.
Hình2.5: Nguyên công 3b.
Trước khi gia công chi tiết được gá đặt trên đồ gá mặt đầu 2
được tỳ vào gá định vị 3 bậc tự do, mặt trụ 4 được định vị bằng
một trụ ngắn khống chế 2 bậc tự do. Chi tiết được kẹp chặt vào đồ
gá bằng bulông (Hình vẽ 2.5). Toàn bộ đồ gá được gá vào mâm
cặp 3 chấu tự định tâm trên máy tiện.
Nguyên công 4: Phay rãnh trượt bi SR = 16,85-0,02 mm.
Để gia công được nguyên công này với yêu cầu về độ chính
xác cao và có các đặc thù thì Tôi sẽ nói ở chương 3 của đồ án.
Hình 2.6: Nguyên công 4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_7_1844.pdf