Suy tim là tình trạng tim không còn khả năng bơm đủ lượng máu mà
cơ thể cần. Đây không phải là một bệnh riêng mà là hậu quả của các bệnh
ảnh hưởng tới tim như tăng huyết áp, các bệnh về van tim
Định nghĩa
Sự suy yếu của tim để bơm máu đi đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá
của mô ngoại biên hoặc chỉ có thể làm được chỉ bởi áp lực đổ đầy tim cao
bất thường.
-“Cung lượng thấp” (giảm cung lượng tim) so với “ cung lượng cao”
(tăng cung lượng tim).
-“Suy tim bên T” (phù phổi) so với “suy tim bên P” (tăng áp lực tĩnh
mạch cảnh, gan to ứ huyết, phù ngoại biên).
- “Về phía sau” (tăng áp lực đổ đầy và ứ huyết) so với “ về phía
trước” (kém tưới máu mô ngoại biên).
- “Tâm thu” (không có khả năng tống đủ máu ra tuần hoàn) so với
“tâm trương”(không giãn và đổ đầy một cách bình thường).
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khái quát về bệnh suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về bệnh suy tim
Suy tim là tình trạng tim không còn khả năng bơm đủ lượng máu mà
cơ thể cần. Đây không phải là một bệnh riêng mà là hậu quả của các bệnh
ảnh hưởng tới tim như tăng huyết áp, các bệnh về van tim…
Định nghĩa
Sự suy yếu của tim để bơm máu đi đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá
của mô ngoại biên hoặc chỉ có thể làm được chỉ bởi áp lực đổ đầy tim cao
bất thường.
- “Cung lượng thấp” (giảm cung lượng tim) so với “ cung lượng cao”
(tăng cung lượng tim).
- “Suy tim bên T” (phù phổi) so với “suy tim bên P” (tăng áp lực tĩnh
mạch cảnh, gan to ứ huyết, phù ngoại biên).
- “Về phía sau” (tăng áp lực đổ đầy và ứ huyết) so với “ về phía
trước” (kém tưới máu mô ngoại biên).
- “Tâm thu” (không có khả năng tống đủ máu ra tuần hoàn) so với
“tâm trương” (không giãn và đổ đầy một cách bình thường).
Nguyên nhân
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Bệnh tim do tăng huyết áp (hệ thống à bên T, phổi à bên P).
- Bệnh cơ tim (dãn nở, phì đại và hạn chế).
- Bệnh van tim.
- Bệnh màng ngoài tim (chèn ép tim, co thắt, tràn dịch – co thắt).
- Suy tim cung lượng cao: hở van động mạch chủ, hở van 2 lá, thông
liên thất, dò động – tĩnh mạch, thiếu máu nặng, thiếu máu nặng, nhiễm
trùng, nhiễm độc giáp, beri-beri.
Yếu tố thúc đẩy
- Thiếu máu cơ tim hoặc NMCT.
- Tăng huyết áp, quá tải về thể tích, phù phổi.
- Không chấp hành đúng chế độ ăn hoặc thuốc điều trị.
- Thuốc (chẹn bêta, ức chế calci), hoặc độc tố (EtOH, hoá trị).
- Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc.
- Rối loạn nhịp tim.
- Thiếu máu, nhiễm trùng, thai kỳ, nhiễm độc giáp.
Biểu hiện lâm sàng
- Cung lượng thấp: mệt, yếu, trị giác thay đổi, tăng urê huyết trước
thận.
- Ứ huyết:
Bên T: Khó thở, khó thở nằm, khó thở ịh phát về đêm.
Bên P: Phù ngoại biên, khó chịu ở ¼ trên bên phải.
Khám thực thể
- Suy nhược cấp: huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, vã
mồ hôi, xanh tím, đầu chi lạnh và tái.
- Suy tim T: Reale phổi, gõ đục ở hai đáy phổi, tràn dịch màng phổi
(TDMP), tim nhanh ± nhịp thở Cheyne_Stokes, mỏm tim này bất thường
(nãy rộng, kéo dài hoặc mạnh tùy theo nguyên nhân gây suy tim) ± T3 (Rối
loạn chức năng tâm thu), ± T4 (Rối loạn chức năng tâm trương), ± tiếng thổi
tại tim (do bệnh van tim, dãn vòng van 2 lá, hoặc rối loạn cơ nhú).
- Suy tim P: Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, tràn dịch màng phổi, gan to
ứ huyết ± báng bụng và vàng da, phù ngoại biên.
Xét nghiệm chẩn đoán
- XQ ngực: phù phổi, tràn dịch màng phổi hai bên (thường bên P > T),
có thể có bóng tim to.
- Siêu âm tim: tăng kích thước buồng tim và giảm phân suất tống máu
(EF) à rối loạn chức năng tâm thu. Phì đại và/ hoặc dòng máu qua van hai lá
bất thường à rối loạn chức năng tâm trương.
- Catheter động mạch phổi: tăng áp lực mao mạch phổi bít, giảm cung
lượng tim, và tăng kháng lực mạch máu hệ thống.
- Dấu chứng cận lâm sàng của giảm tưới máu ở cơ quan sống còn:
tăng BUN, tăng Creatinine, giảm Na, XN chức năng gan bất thường.
Phân loại về chức năng. (Newyork Heart Association).
- Mức độ I: có triệu chứng chỉ khi nào hoạt động nhiều hơn mức
thông thường.
- Mức độ II: Có triệu chứng khi hoạt động ở mức thông thường.
- Mức độ III: có triệu chứng khi hoạt động nhẹ.
- Mức độ IV: có triệu chứng cả khi nghỉ.
Vấn đề điều trị chuyên biệt
- Phù phổi cấp do tim: “LMNOP” = Lasix, Morphine, Nitrates,
Oxygen, Positin (tư thế).
- Suy tim nặng / kháng trị: Điều trị: có hướng dẫn của catheter ở động
mạch phổi với mục tiêu là MAP > 60, chỉ số tim > 2,2, kháng lực mạch máu
hệ thống < 800, áp lực mao mạch phổi bít < 18, thuốc giãn mạch và thuốc
tăng co sợi cơ dùng đường tĩnh mạch (ví dụ: Nitroprusside và dobutamine).
Hỗ trợ hoàn toàn bằng thiết bị cơ học: bơm bóng, nội động mạch chủ,
thiết bị hỗ trợ thất. Ghép tim: tỷ lệ sống 1 năm là 85%, tỉ lệ sống 5 năm là
65-70%.
- Rối loạn chức năng tâm trương: sử dụng lợi tiểu một cách cẩn thận,
kiểm soát huyết áp và tim nhanh bằng thuốc chẹn bêta hoặc thuốc ức chế
calci.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50_0.pdf