1.1. TÊN MÔN HỌC
1.1.1. Luật so sánh
Luật so sánh là một môn khoa học nghiên cứu và so sánh hệ thống pháp luật ở các nước nhằm
tìm ra nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng trên cơ sở đó góp phần tạo thuận lợi
cho sự tương đồng hệ thống pháp luật quốc gia so với pháp luật của các nước và quốc tế từ đó
góp phần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật
1.1.2. Một số điều lưu ý- Tên gọi của môn học là Luật so sánh hay luật đối chiếu
- Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định vì nò không chứa các quy định của pháp
luật như pháp luật thực định (không quy định vấn đề gì, không có đối tượng điều chỉnh) mà
Luật so sánh đi nghiên cứu những cái quy định để tìm ra những tri thức khoa học
- Mục đích của Luật so sánh là tìm ra những nết tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống
pháp luật trên thế giới và giải tại sao có sự tương đồng và khác biệt đó hay nói cách khác là tìm
ra nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu hay chỉ ra hạt nhân pháp lý
tối ưu (giải pháp lý quốc gia nào là hợp lý nhất) và cuối cùng là phân nhóm luật của nước nào
giống nước nào thì ta phân thành một nhóm và khác nhau ta phân thành một nhóm(ví dụ:
nhóm châu âu lục địa, nhóm anh mỹ, nhóm XHCN)
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khái niệm về luật so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT SO SÁNH
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SO SÁNH
1.1. TÊN MÔN HỌC
1.1.1. Luật so sánh
Luật so sánh là một môn khoa học nghiên cứu và so sánh hệ thống pháp luật ở các nước nhằm
tìm ra nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng trên cơ sở đó góp phần tạo thuận lợi
cho sự tương đồng hệ thống pháp luật quốc gia so với pháp luật của các nước và quốc tế từ đó
góp phần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật
1.1.2. Một số điều lưu ý- Tên gọi của môn học là Luật so sánh hay luật đối chiếu
- Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định vì nò không chứa các quy định của pháp
luật như pháp luật thực định (không quy định vấn đề gì, không có đối tượng điều chỉnh) mà
Luật so sánh đi nghiên cứu những cái quy định để tìm ra những tri thức khoa học
- Mục đích của Luật so sánh là tìm ra những nết tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống
pháp luật trên thế giới và giải tại sao có sự tương đồng và khác biệt đó hay nói cách khác là tìm
ra nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu hay chỉ ra hạt nhân pháp lý
tối ưu (giải pháp lý quốc gia nào là hợp lý nhất) và cuối cùng là phân nhóm luật của nước nào
giống nước nào thì ta phân thành một nhóm và khác nhau ta phân thành một nhóm(ví dụ:
nhóm châu âu lục địa, nhóm anh mỹ, nhóm XHCN)
1.1.3. Một số vấn đề lưu ý về việc đánh gia sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp
luật trên thế giới
- Tương đồng và khác biệt là hai mặt của 1 vấn đề nghĩa là chúng ta tiếp cận một vấn đề sẻ có
hai khả năng xảy hoặc tương đồng hoặc khác biệt hoặc là cả hai đều chịu tác động của một
nhóm yếu tố
Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật
tương ứng và ngược lại.
- Dừ là tương đồng hay khác biệt thì các hiện tượng pháp lý đều chịu sự tác động của một nhóm
yếu tố giống nhau cho dù theo những hướng trái ngược nhau.
Tương đồng
(1 nhóm yếu tố =>1 vấn đề)
khác biệt
Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế sẽ => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật
tương ứng và sự khác biệt trong hệ thống kinh tế sẽ góp phần tạo nên sự khác nhau trong lĩnh
vực pháp luật.
- Trong các tường hợp cụ thể thì quá trình so sánh luật có thể tập trung một khía cạnh nhất
định hoặc chúng ta tập trung chỉ ra những nét tương đồng hoặc chỉ tập trung chỉ ra những nét
khác biệt. Ví dụ khi so sánh hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì chúng ta nên so sánh những điểm
khác biệt và tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt nó thú vị hơn là so sánh những đặc điểm
tương đồng vì hai hệ thống này coa nhiều đặc điểm giống nhau (có thể giải thích về sự giống
nhau là do lịch sử, địa lý, kinh tế, thể chế chính trị)
- Những yếu tố nào được coi là cớ liên quan và có vai trò quyết định đối với sự hình thành của
hệ thống pháp luật tất nhiên phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị hệ tư tưởng và các quan điểm
khác của người so sánh.
Ví dụ: Các nhà so sánh luật dưới góc độ quan điểm triết học Mác – Lê nin thì so sánh luật dựa
trên cơ cấu kinh tế, các nhà so sánh luật dưới góc đọ tôn giáo thì so sánh luật dựa trên giáo lý,
quan điểm tôn giáo
1.1.4. một số vấn đề cần lưu ý về việc đánh giá các hạt nhân giải pháp chung
- Các giải pháp pháp lý được so sánh phải có cùng chức năng, nghĩa là cùng điều chỉnh các tình
huống và các vấn đề tương tự.
(cần phải xem xét các giải pháp pháp lý đó có cùng mục đích hay không bởi vì có hai khả năng
xảy ra:
+ Có cùng một mục đích nhưng có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ mục đích giảm dân số
+ Có nhiều giải pháp pháp lý khác nhau được sử dụng trong cùng một mục đích ).
Ví dụ khi so sánh pháp luật về nạo thai ở hai nước nếu đạo luật này có mục tiêu hoàn toàn trái
ngược nhau nhìn từ góc độ pháp lý, ta không thể kết luận quy định nào tốt hơn: ở nước này thì
mong muốn giảm sự bùng nổ dân số, ở nước khác lại muốn tăng tỷ lệ sinh.
- Có những trường hợp giải pháp pháp lý đó có hiệu quả ở quốc gia này nhưng có khi không
phát huy được ở các quốc gia khác. Ví dụ ở những nước có nền kinh tế khác hoặc khác về tôn
giáo chính thống và các giá trị đạo đức. Luật về tăng tuổi kết hôn tối thiểu sẽ không đạt được
mục tiêu làm giảm sự bùng nổ dân số nếu quan hệ trước hôn nhân và trẻ em ngoài giá thú về
mặt xã hội vẫn đựpc dân chúng chấp nhận.
- Tùy góc độ, giá trị và mục đích mà tiêu chí đánh giá tính hợp lý của giải pháp pháp lý là khác
nhau dẫn đến => phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu.
Ví dụ: ở Việt Nam, việc đăng kí kết hôn được công nhận ở Ủy ban nhân dân xã, phường….
nhưng một số nước khác thì hôn nhân được chứng thực tại nhà thờ. Do vậy việc đánh giá giải
pháp pháp lý nào tốt hơn là tùy thuộc vào cách nhìn nhận của các nhà làm luật.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT SO SÁNH
1.2.1. Trước năm 1869 (trước thế kỷ 19)
- Luật so sánh xuất hiện từ rất sớm (từ những năm trước công nguyên). Cụ thể :
+ Người ta nghiên cứu hiến pháp các quốc gia khác nhau để lọc ra những thông tin phù hợp
nhằm xây dựng hiến pháp cho quốc gia của mình.
Nhà khoa học Aristore nghiên cứu 153 bản hiến pháp của Hi lạp và các quốc gia khác (384 – 322
TCN).
+ Nghiên cứu hiến pháp để soạn thảo luật của nhà nước Athen.
+ quá trình soạn thảo 12 bản của la mã.
- Thời kì đế chế La Mã
+ Thời kì đế chế La Mã bành trướng lãnh thổ: thì luật La Mã chiếm ưu thế và chi phối dẫn đến
quá trình xây dựng pháp luật của các quốc gia lấy luật La Mã làm tiền đề. Do đó, quá trình so
sánh luật bị chững lại.
+ Thời kì đế chế La Mã sụp đổ: Vị trí độc tôn của luật La Mã không còn do nghi thức tôn giáo hay
luật của giáo hội đã hình thành dẫn đến hoạt động so sánh luật được khôi phục giữa luật La Mã
và luật giáo hội.
- Đến thế kỷ 17 -18: Luật so sánh được quan tâm nhiều hơn. Trong thời kì này người ta tiến
hành so sánh luật quốc gia, luật nước ngoài và luật quốc tế.
+ Ở Anh: Người ta tiến hành so sánh luật giáo hội và luật Commonlaw (thông luật, luật chung).
+ Ở Pháp: So sánh luật tập quán của pháp với luật của Dức. Đặc biệt, là cuốn sách " Tinh thần
pháp luật" của Monteckiơ dẫn đến là kết quả của quá trình so sánh đưa ra mô hình xây dựng
chính phủ tốt nhất
1.2.2. Sau 1869 (sau thế kỷ 19)
- Đây là năm xuất hiện lý luận đầu tiên của luật so sánh mang tên "tạp chí luật so sánh" được
xuất bản ở Pháp => đánh dấu bước phát triển về chất của luật so sánh vì hành động so sánh
trước đây tiến hành theo nhu cầu của cuộc sống nhưng bây giờ hoạt động Luật so sánh tiến
hành một cách bài bản hơn trên cơ sở lý luận hẳn hoi.
- Đây là năm đầu tiên môn luật so sánh được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy và đào
tạo luật. Tuy nhiên, trong thời kì này hoạt động so sánh luật chỉ tập trung vào luật tư, luật cổ, và
văn bản pháp luật (vì thực hiện trên văn bản) dẫn đến nên thiếu tính thực tiễn , góc nhìn thực
tế.
- Đến thế kỷ 20, Hô thống Luật so sánh đạt được mục đích
+ Hài hòa pháp luật hệ thống pháp luật xích lại (tương đồng).
+ Pháp điển hóa pháp luật: Thống nhất hóa pháp luật.
•Lịch sử hình thành hoạt động so sánh luật ở các quốc gia XHCN
- Trước năm1950: Hầu như không có hoạt động so sánh luật
- Sau năm 1950: Hệ thống quốc gia XHCN hình thành thì hoạt động phát triển nhưng chủ yếu ở
Liên Xô. Nhưng cũng gặp nhiều hạn chế, vì:
+ Hoạt động Luật so sánh chỉ tiến hành trong khuôn khổ các nước XHCN.
+ Các nhà luật học bây giờ không sẵn sàng tiếp nhận luật pháp bên ngoài (hay ngoại lai).
+ Do các thế bao vây của các thế lực thù địch => không dễ dành tiếp cận pháp luật nước ngoài.
Lịch sử hình thành Luật so sánh ở Việt Nam
- Trước năm 1975: Hoạt động so sánh luật cực kì phát triển nhưng ở miền nam Việt Nam. Đặc
biệt là sự ra đời của cuốn sách "Một số ứng dụng của Luật so sánh", được xuất bản năm 1965,
nói về chức năng, ứng dụng của Luật so sánh (tác giả: Ts Ngô Bá Thanh).
- Sau năm 1975: Hoạt động so sánh luật chững lại, vì:
+ Khoa học Luật pháp lý không phát triển và thiếu vị trí tương xúng trong nền khoa học nước
nhà.
+ Pháp luật thực định còn thiếu và yếu
+ Bị thế bao vây quan hệ đối ngoại khép kín.
+ Hệ thống thông tin rất khó khăn => nên việc tiếp cận luật nước ngoài hạn chế.
- Từ năm 1986 trở đi: Hoạt động so sánh luật phát triển vì:
+ Khoa học pháp lý đã có vị trí tương xứng trong nền khoa học nước nhà
+ Pháp luật thực định đã tương đối hoàn chỉnh
+ Quan hệ đối ngoại cởi mở
+ Quá trình hội nhập trao đổi thông tin dẫn đến các quốc gia xích lại gần nhau => Nhu cầu tự
thân nghiên cứu luật xuất hiện (nhu cầu tự thân của xã hội) => tiến tới một nguyên tắc chung là
thống nhất pháp luật (pháp điển hóa pháp luật).
1.3. KHOA HỌC LUẬT SO SÁNH
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: luật so sánh nghiên cứu:
- Pháp luật nước ngoài
- Pháp luật quốc gia
- Pháp luật quốc tế
- Cơ chế áp dụng pháp luật
- Cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan tư pháp)
- Nghề luật.
1.3.2. Phương pháp so sánh
Tính so sánh của vấn đề•
Không phải mọi sự vật, hiện tượng đếu có thể đem so sánh mà để việc so sánh có kết quả, hai
đối tượng so sánh cần có một điểm chung. Điểm chung này là tiêu chí cần có không chỉ trong so
sánh pháp luật mà trong bất cứ loại hình so sánh nào.
- Đôi khi tính so sánh của một hiệ tượng pháp lý rât dễ nhận dạng thông qua ngôn ngữ, tên gọi,
hình thức biểu hiện.
- Đôi khi tính so sánh của các hiện tượng pháp lý rất khó được phát hiện vì nó không biểu hiện
ra bên ngoài mà xét về nội dung quy định của pháp luật.
- Đôi khi hình thức biểu hiện ra bên ngoài là giống nhau nhưng không chắc chắn rằng hiện
tượng pháp lý để có tính so sánh.
Ví dụ: Khi một vấn đề có tính so sánh thì mới so sánh được. Người ta muốn so sánh lời văn của
quy định trong pháp luật Đức về hôn nhân với quy định dăng kí bất động sản của Thụy Điển. Hai
quy định này có thể so sánh cấu trúc của chúng có những điểm chung, cách phân chia đoạn
trong luật của Thủy Điển và của Đức. Mặt khác, so sánh chẳng có ý nghĩa gì nếu ta so sánh nội
dung của hai quy phạm pháp luật này, bởi vì chỉ cần xem qua ta có thể nhận thấy nội dung của
chúng là hoàn toàn khác nhau.
•Phương pháp so sánh : Luật so sánh là một ngành khoa học.
- Phương pháp mô tả và quan sát trực tiếp. Có những nhất định xuất phát từ đối tượng nghiên
cứu và phương pháp so sánh.
Đặc trưng, tính chân thật => phải tiến hành quan sát nhiều lần ở nhiều góc độ, mức độ khác
nhau.
- Phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến việc hình thành
các quy phạm pháp luật.
+Chúng ta dựa vào điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội để lý giải.
Điều kiện kinh tế: Một trong những điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành,
phát triển của các quy phạm pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau thì có các quy
định khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế nhưng nếu các quốc gia có hệ thống kinh tế giông
nhau nhưng trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì hệ thông pháp luật có sự khác biệt.
Điều kiện tự nhiên:
Ví dụ: pháp luật Việt Nam hiện tại và trước đây có sung quy định là miễn giảm thuế cho những
vùng thiên tai, dịch họa => do tác động của điều kiện tự nhiên.
_Điều kiện xã hội: Bối cảnh đặc trưng xã hội giống nhau thì hệ thông pháp luật cũng có nét
tương đồng.
Ví dụ: Hiến pháp 1946 có những nét riêng biệt do bối cảnh xã hội lúc đó (mới dành được đc
lập).
+ Yếu tố lịch sử:
Lịch sử phát triển của đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành của hệ thống pháp
luật. Đây là yếu tố quan trọng để quá trình hình thành những nét tương đồng và khác biệt.
+ Mối quan hệ thuộc về lịch sử
_Hệ thống pháp luật của các quốc gia có mối quan hệ lệ thuộc vào lịch sử =>tương đồng với
pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Pháp (mối quan hệ là VN là
thuộc địa của Pháp)
_Hệ thống các quốc gia không có mối qun hệ về mặt lịch sử => khác biệt
+ Yếu tố địa lý: như đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên…đều có ảnh hưởng đáng kể đế hệ
thống pháp luật nước đó.
VD1: Tiêu chuẩn xây dựng công trình kiến trúc ở Nhật Bản là khác so với VN chúng ta. Do Nhật
Bản là đất nước thường xuyên xẩy ra động đất nên các tiêu chuẩn phải cao hơn và chặt chẽ hơn
VD2: Thời hạn thêu đất canh tác tối đa theo pháp luật quốc gia Vanniratu tại vùng Nam Thái
Bình Dương là 75 năm không phải là con số tùy tiện mà là có nguyên nhân từ thực tiễn: 75 năm
là số tuổi thọ trung bình của cây dừa (để cho người thuê trồng được hưởng những tthành quả)
=> đương nhiên yếu tố này không tính đến các nước không trồng dừa (đất đai)
+ Yếu tố lý trí ý thức chủ quan của con người)
VD: Những quy định xác định con trong giá thú hay con ngoài giá thú (HNGĐ) => do các nhà làm
luật áp đặt ý chí chủ qun của mình.
+ Yếu tố ngẫu nhiên:
S� �� thích cá nhân của con người vĩ đại có quyền lực to lớn có thể
ảnh hưởng ảnh hưởng quan trong tới hệ thông. Người ta nói rằng hoàn cảnh gia đình của
Napoleong là nguyên nhân ra đời của một số quy định về gia đình của pháp khi bộ luật dân sự
của Pháp được thông qua dưới thời của Napoleong.
_Một số đạo luật mang dấu ấn của lạm phát hoặc thông qua vào thời điểm siêu lạm phát, suy
thoái, mặc dù người ta có dự định ban hành chúng một cách tạm thời tình thế như vậy.
+ Yếu tố xét về mặt ý thức hệ
_Xây dựng trên cùng một nền tảng tư tưởng => hệ thống pháp luật có nét tương đồng. Ví dụ:
Hệ thông pháp luật các quốc gia XHCN.
_NHững khác biệt nhỏ trong hệ tư tưởng cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật. Ví dụ:
Thụy sỹ và Thụy Điển có nhiều điểm tương đồng nhưng chẳng hạn không có cùng quan điểm về
vấn đề sự cần thiết của công bằng xã hội và trách nhiệm của nhà nước đối với phúc lợi của từng
thành viên trong xã hội và điều này được thể hiện trong chính sách phúc lợi xã hội và luật thuế
chẳng hạn.
+ Yếu tố khác: Hệ thống chính trị, tôn giáo, dân số học
- Phương pháp so sánh tương phản và đồng nhất
Tương phản: Chỉ ra những nét khác biệt
Đồng nhất: Chỉ ra những nét tương đồng
=> Đối nghịch nhau
- Phương pháp so sánh song diện và đa diện
Song diện: So sánh giữa hai hiện tượng pháp lý
Đa diện: So sánh một hiện tương pháp lý với nhiều hiện tượng pháp lý khác
- Phương pháp so sánh vi mô và vĩ mô
Vi mô: Chi tiết, cụ thể, tỷ mỉ, giữa QPPL này với QPPL khác
Vĩ mô: Tổng quát giữa QPPL này với QPPL khác
=> Muốn so sánh vĩ mô phải dựa trên so sánh vi mô và ngược lại
- Phương pháp so sánh hình thức qua chức năng
So sánh cấu trúc của các quy định pháp luật (hình thức)
So sánh về chức năng (nội dung điều chỉnh vấn đề)
1.4. LUẬT SO SÁNH VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬT NƯỚC NGOÀI
1.4.1. Nguồn thông tin về hệ thống pháp luật nước ngoài
- Rõ ràng điều kiện tiên quyết cơ bản để nghiên cứu pháp luật nước ngoài là khả năng có được
những thông tin chính thức, cập nhật các nguồn thông tin đáng tin cậy thông thường tốt nhất là
nghiên cứu các bguồng thông tin chính thức như các đạo luật, quy định, báo cáo, án lệ … của
đất nước có hệ thống pháp luật cần nghiên cứu.
- Đôi khi việc sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp như sách giáo khoa, các sách tham khảo, các
bài báo trong các tạp chí… lại có những ưu thế nhất định khi nghiên cứu pháp luật nứpc ngoài.
- Yêu cầu phải có nguồng thông tin cập nhậtcũng không quá khắt khe trong chừng mực nghiên
cứu pháp luật nước ngoài chỉ vì mục đích học tập, ví dụ nghiên cứu để làm bài tập trong khuôn
khổ khóa học tại trường đại học.
1.4.2. Giải thích và sử dụng các nguồn lực nước ngoài- Sử dụng
+ Các luật sư Anh, Mỹ khi nghiên cứu pháp luật châu Âu lục địa, tiếp cận VBPL nhưng vẫn hoài
nghi nó chưa được khẳng định xử lý bởi các cơ quan Tòa án tối cao.
+ Đối với các luật sư châu âu lục địa khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì chỉ tiếp cận
đến các VBPL (đạo luật). Ví dụ: Luật sư Anh khi nghiên cứu luật Thụy Điển có thể có nguy cơ
xem nhẹ tầm quan trọng của các dự thảo luật và luật sư Thụy Điển khi nghiên luật của Anh quốc
cũng có nguy cơ phải sai lầm theo hướng ngược lại.
+ Quá đề cao đến án lệ hoặc văn bản của các nhà luật học châu âu lục địa, Anh – Mỹ khi tiếp cận
đến hệ thống pháp luật => sự thật là trong cả hai hệ thống pháp luật (luật lục địa và pháp luật
Anh – Mỹ). Các VBPL và các phán quyết của Tòa án đều là các nguồn luật cho dù vị trí của chúng
có khác nhau.
- Giải thích
+ Các nguồn luật nước ngoài nên được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản
sinh ra các nguồn luật ấy. Nếu muốn hiểu một cách chính xác ý nghĩa của đạo luật hay phán
quyết của Tòa án nước ngoài thì không thể giải thích các đạo luật hoặc phán quyết đó theo tinh
thần của hệ thống pháp luật của nước mình.
+ Đối với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ có xu hướng giải thích các hệ thống pháp luật căn cứ vào
tinh thần của lời văn, còn đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa tập trung vào tinh thần của
các quy định pháp luật.
1.4.3. Cần thiết phải nghiên cứu luật nước ngoài đặt trong mối quan hệ tổng thể- Chú ý đến cấu
trúc hệ thống pháp luật: Có thể phân chia hệ thống của hệ thống pháp luật nước ngoài hoàn
toàn khác với cách phân chia hệ thống pháp luật nước của nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, pháp
luật của Liên xô và cách đây không lâu, cả pháp luật của Anh trong chừng mực nào đó cũng
không có sự phân chia thành luật công và luật tư. Mặt khác, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
lại không có cách phân chia mà luật của Anh có, như phân chia thành "luật" và "luật công bình".
- Chú ý đến khái niệm
- Một yếu tố khác không nên bỏ qua đó là các nhà làm luật nước ngoài thẩm chí ở một đất nước
có các ngành luật tương tự như đất nước của người nghiên cứu có thể sẻ chọn phương pháp
khác để đạt được mục đích tương tự và điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật có liên quan
sẽ nằm ở một bộ phận khác trong hệ thống pháp luật.
Ví dụ: Nếu luật gia Thụy Điển quan tâm tới các quy địnhcủa pháp luật về trợ cấp xã hội cho gia
đình đông con ở Pháp anh ta không nên tự giới hạn việc nghiên cứu trong các quy định của luật
xã hội như ở Thụy Điển (trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp nhà…), bởi vì ở Pháp chính phủ sẻ chia sẻ
phần lờn sự trợ giúp tài chình với các gia đình đông con không thông qua hình thức trợ cấp xã
hội mà thông qua luật thuế dưới hình thức giảm một mức thuế đáng kể cho các gia đình nêu
trên (Thụy Điển không sử dụng biện pháp này).
=> Có thể khẳng định ta không nên "cắt rời" một chi tiết trong hệ thống pháp luật nước ngoài
và chỉ nghiên cứu chi tiết đó mà không tính đến mối quan hệ của chi tiết đó tới các phần còn lại
của hệ thống pháp luật
1.4.4. Bối cảnh xã hội và mục tiêu của các quy định pháp luật
=> hệ thống pháp luật là hiện tượng xã hội và chỉ thể hiện bình diện nhất định của xã hội. Vì
vậy, không thể tách rời hệ thống pháp luật và các hệ thống xã hội khác.
- Quan tâm đến mục tiêu của các quy định trong bối cảnh xã hội đó.
Ví dụ: Giả sử nhà nưới ban hành đạo luật yêu cầu các cơ quan thuê mướn nhân công phải có
nghĩa vụ chi trả học phí học tiếng cho công nhân nước ngoài mới được tuyển dụng. Xét trên bề
mặt, dường như đạo luật này có lợi cho dân nhập cư nhưng thực ra ý đinh và tác dụng của nó
lại hạn chế nhập cư bằng cách không khuyến khích các cơ quan sử dụng lao động thuê mướn
người nhập cư và bằng cách đó giảm tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong nước. => Luật
gia nước ngoài thiếu hiểu biết về bối cảnh của nước này (hiện trạng nền kinh tế, mức độ thất
nghiệp, chính sánh nhập cư) dễ có cái nhìn sai lầm về mục đích thực sự của quy định pháp luật
nêu trên cũng như tác động thực tế của nó.
- Không phải hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở giống nhau thì thường tương tự nhau. Các quy
định và thiết chế pháp luật giống nhau hoặc tương đồng có thể có những vai trò khác nhau
trong các xã hộii khác nhau.
Ví dụ: Các nước XHCN trước đây ở Đông âu có đạo luật về bảo vệ nhãn mác thương mại rất
phát triển, rất chi tiết cho dù nó không có mục đích thực tiễn vì ở các nước khi đó không có thị
trường cạnh tranh. Tuy vậy, các nước XHCN này do phải tuân thủ các công ước quốc tế mà hộ
tham gia nhằm bảo vệ nhãn mác thương mại của chính mình trên thị trường thế giới thì đã ban
hành pháp luật về nhãn mác thương mại.
- Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài thì chúng ta phải nghiên cứu các hiện tượng phạm vi
pháp lý (văn hoa, lịch sử, đạo đức…) => Tri thức về các lĩnh vực khác nhau của xã hộii có hệ
thống pháp luật cần nghiên cứu có giá trị không chỉ khi chúng ta muốn xem xét chức năng của
một số QPPL mà ngay cả khi ta muốn tìm hiểu cách thức xã hội đó giải quyết những vấn đề
chưa được pháp luật điều chỉnh.
Ví dụ: Tới ngày 1/1/1993, ở Thụy Điển QHPL giữa những người tổ chức du lịch và khách hàng
không có quy định pháp luật nào điều chỉnh nhưng trên thực tế các tờ quảng cáo hoặc trong
các băn bản hợp đồng thì các tổ chức đều viện dẫn đến "các quy định chung về du lịch" do tổ
chức thương mại của các nhà tổ chức du lịch phối hợp với tổ chức thanh tra khách hàng ban
hành.
1.4.5. Vấn đề dịch thuật ngữ
- Khi dịch thuật ngữ thì phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại.
- Đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn khi từ ngữ thì giống nhau nhưng cách hiểu thì khác nhau và đôi
khi từ ngữ sử dụng trong nhiều hệ thống pháp luật là khác nhau nhưng cách hiểu là giống nhau.
1.4.6. Tính hiện thực và khả thi của hệ thống pháp luật
1.4.7. Xác định phạm vi pháp luật hiện hành
- Đối với một số hệ thống pháp luật thế giới thì pháp luật không dừng lại văn bản mà còn thể
hiện ở phong tục, tập quán, tôn giáo…
- Một hiện tượng thường xẩy ra đối với hầu hết các hệ thống pháp luật là một số quy định pháp
luật sẽ trở thành lỗi thời, nghĩa là cho dù các quy định ấy có thể về mặt chính thức vẫn còn hiệu
lực nhưng trên thực tế người ta đã không còn áp dụng chúng nữa.
- Một số quy định ở các hệ thống pháp luật dù có ý nghĩa trên giấy tờ còn khả năng thi hành của
nó thì không có.
1.4.8. Hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới luôn luôn có điểm tương đồng
Điều đó nói lên rằng trong lòng xã hội sự khác biệt của pháp luật không phải cách xa nhau mà
có nhiều điểm tương đồng, tương tự nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luatsosanh_1_301.pdf