Khái niệm và phương pháp yết tỷ giá

TGHĐ là giá cả đối ngoại của đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc bình thường của nền kinh tế. Còn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì bất cứ Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình can thiệp. Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc chọn thời điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác.

docx22 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khái niệm và phương pháp yết tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN ---&œ--- Đề tài: KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ Giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Hùng Sơn Nhóm thực hiện K10405B - Nhóm 18 Danh sách nhóm Phạm Ngọc Hải Đăng K104051681 Hồ Thị Hoài Nhơn K104050879 Nguyễn Thị Kim Oanh K104050881 Nông Thị Thu Thảo K104050901 Hoàng Bích Trân K104050920 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2012 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 1 TÌM TÀI LIỆU Khái niệm Phương pháp Hải Đăng Thu thảo Hoài Nhơn Phân loại tỷ giá Bích Trân Vai trò của tỷ giá Kim Oanh 2 TỔNG HỢP NỘI DUNG Tổng hợp Trình bày Word Bích Trân Hoài Nhơn Thu Thảo Tổng hợp Trình bày Powerpoint Hoài Nhơn Kim Oanh 3 THUYẾT TRÌNH P1 Khái niệm Hải Đăng P2 Phương pháp yết tỷ giá Hoài Nhơn Bích Trân P3 Phân loại tỷ giá Thu Thảo P4 Vai trò của tỷ giá Kim Oanh CHƯƠNG 13 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 000 KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ 1. KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 Khái niệm Ø Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái : v Khái niệm 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này được biểu hiện ở một đồng tiền nước khác .   Ví dụ: ü Một người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy, giá 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ. ü Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 12/03/2005 là: v Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó. + Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau.   Ví dụ : ü Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô la Mỹ là 0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là: So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng. + Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó, ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. + Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.   Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau. Một tấn lúa mì loại 1 ở Anh có giá là 100 GBP, ở Mỹ có giá là 178 USD. Ngang giá sức mua là: Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ Ø Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. 1.2 Một số quy ước trong giao dịch ngoại hối 1.2.1 Ký hiệu tiền tệ: Ø Gồm 3 ký tự ( XXX ) , trong đó : + Hai chữ đầu là tên Quốc gia + Chữ cuối là tên gọi của đồng tiền Ø Để thống nhất các kí hiệu tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành kí hiệu tiền tệ ISO.   Ví dụ : Đôla Mỹ USD Đôla Canada CAD Bảng Anh GBP Nhân dân tệ Trung Quốc CNY Yên Nhật JPY Đôla Hồng Kông HKD Phrăng Thụy Sĩ AUD Đôla Singapore SGD Đôla Úc CHF Đồng Việt Nam VND s Xem ký hiệu tiền tệ của các đồng tiền chính trên thế giới qua website : www.exchangerate.com; www.yahoo.com/finance; www.saxobank.com; www.forexdiretory.net ... 1.2.2 Cách viết tỷ giá: ð Ta có thể viết USD/JPY = 120 hoặc là 120JPY/USD. 1.2.3 Phương pháp đọc tỷ giá (Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế): Vì những lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm trong các giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng , các tỷ giá không bao giờ được đọc đầy đủ trên thị trường, mà người ta thường đọc những con số có ý nghĩa. Những con số nào thường biến động , đó là những số cuối . Ø Qua cách đọc rút ra quy tắc sau: Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số” (Figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (Point).   Ví dụ: + Chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy. Các số này chia làm hai nhóm số. Hai số thập phân đầu tiên đọc là “số”, hai số kế tiếp đọc là “điểm”. + Tỷ giá trên đọc là “EUR, đôla bằng một, hai mươi số, mười lăm điểm”. Cách đọc điểm có thể dùng phân số “Một phần tư” thay vì đọc 25; “ba phần tư” thay vì đọc 75. 1.2.4 Tỷ giá mua – Tỷ giá bán: Trong giao dịch với khách hàng, các ngân hàng thương mại luôn niêm yết hai tỷ giá là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Đây là tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng. Theo đó, khi khách hàng đến mua ngoại tệ, ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán, và ngược lại, khách hàng đến bán ngoại tệ thì thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua. Thông thường, tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh lệch (tiếng Anh gọi là: Spread) vào khoảng 5 đến 20 điểm.   Nguyên tắc: + Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua của ngân hàng. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ gía ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. + Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP YẾT TỶ GIÁ 2.1 Một số khái niệm Ø Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau: + Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ. Các đồng CNY, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. + Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng. + Tỷ giá đứng sau 8,75 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng. + Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng. 2.2 Phương pháp biểu hiện tỷ giá Ø Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ Quốc Gia thì có hai phương pháp yết giá : yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. 2.2.1 Phương pháp trực tiếp: + Là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước. + Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, tiền trong nước là đồng tiền định giá. + Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp.Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia như : Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam…   Ví dụ: + Tại Hà Nội niêm yết : ð Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 15.840 VND và bỏ 1 USD thu 15.845 VND 2.2.2 Phương pháp gián tiếp: Ø Là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. + Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá.   Ví dụ: + Tại London niêm yết : ð Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD và bán 1 GBP thu 1,815 USD v Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹ dùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ, các quốc gia còn lại thì dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối.   Ví dụ: + Tại Hà Nội, TGHĐ được công bố như sau: + Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại tệ USD đó thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. + Tỷ giá 1USD = 15.840VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào. Tỷ giá 1 USD = 15.845 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra. v Nhận xét + Phương pháp yết giá này áp dụng ở một số nước như: Anh, Úc, Châu Âu, Mỹ… + Định nghĩa về cách yết giá trực tiếp và gián tiếp thích hợp trong một số trường hợp, nhưng nó không có tác dụng như một quy tắc chung. + Cho đến nay chưa có quy định nào bắt buộc đồng tiền của một quốc gia nào phải là đồng tiền yết giá hay định giá, phương pháp yết giá trên thị trường hối đoái nội địa tùy theo tập quán của mỗi quốc gia. Tuy nhiên thông thường khi niêm yết giá trên thị trường quốc tế giữa một cặp hai đồng tiền thì đồng tiền có sức mua lớn hơn sẽ được chọn làm đồng yết giá để tỷ giá hối đoái có giá trị lớn hơn bằng 1. + Trong giao dịch quốc tế hiện nay, không có giới hạn vị trí địa lý và việc yết giá giao dịch không còn theo qui định địa phương mà theo tập quán quốc tế. Bạn có thể tham khảo trên website: www.forexdirectory.net thì bạn sẽ thấy GBP, AUD, EUR… luôn là đồng tiền yết giá so với USD và USD là đồng tiền yết giá hầu hết các đồng tiền khác (JPY, NCY, HKD, CHF, VND,..). Ø Đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai tiền tệ quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là dùng cách yết giá trực tiếp, tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp.   Ví dụ: USD/VND SDR/VND USD/JPY EUR/CHF GBP/VND SDR/USD ð Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, còn các tiền tệ khác như VND, CHF, JPY.. chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp.   Ví dụ: + Tức là giá 1 USD = 15.840 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau: 1 1VNĐ = USD = 0,0000631 USD 15.840 3. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau. 3.1 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối Ø Bao gồm : 3.1.1 Tỷ giá hối đoái chính thức: + Là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ví dụ: Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, và tỷ giá hạch toán. 3.1.2 Tỷ giá tự do: + Là tỷ giá được xác định theo cung và cầu các loại ngoại tệ trên thị trường. 3.1.3 Tỷ giá chợ đen: + Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức. + Gắn với nạn đầu cơ, tích trữ ngoại tệ để buôn lậu, Nhà Nước không kiểm soát được. s Lưu ý: + Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. + Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song. 3.2 Căn cứ vào phương thức giao nhận ngoại hối 3.2.1 Tỷ giá giao nhận ngay: + Là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ giá này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. 3.2.2 Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: + Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng. Thường là giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện theo hợp đồng (1,3,6 tháng…). 3.3 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ 3.3.1 Tỷ giá mở cửa: + Là tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày làm việc 3.3.2 Tỷ giá đóng cửa: + Tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày. + Thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi là tỷ giá đóng cửa. +Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày đó. 3.4 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá Ø Tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. 3.4.1 Tỷ giá danh nghĩa: + Là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. 3.4.2 Tỷ giá thực: + Là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá. + Công thức : Er = EnPbPf + Với : En : tỷ giá hối đoái danh nghĩa Er : tỷ giá hối đoái thực Pb : giá cả ở nước có đồng tiền yết giá Pf : giá cả ở nước có đồng tiền định giá 3.5 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế Ø Tỷ giá được chia làm 5 loại: 3.5.1 Tỷ giá séc: + là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ. 3.5.2 Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: + Là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ. 3.5.3 Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: + Là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. 3.5.4 Tỷ giá tiền mặt: + Là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt. 3.5.5 Tỷ giá chuyển khoản: + Là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. + Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt. 4. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 4.1 So sánh sức mua Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá cả ở thị trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc gia này là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia. Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quan trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển các hoạt động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong nước. 4.2 Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau. Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu. 4.3 Công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại Đó là biện pháp phá giá đồng tiền. Điển hình là nước Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ (đặc biệt là xe hơi). Việc làm này đã gây thiệt hại cho Nhật, làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nhật. Phá giá đồng tiền là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ. 5. KẾT LUẬN 5.1 Tổng kết Tóm lại, tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, vì vậy các nước đều áp dụng chế độ nhiều tỷ giá chính thức để điều tiết nền kinh tế. Mục đích thi hành chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để điều chỉnh cán cân ngoại thương, do đó điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái, đồng thời còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng xuất khẩu, làm công cụ phục vụ chính sách bảo hộ mậu dịch và trong những trường hợp nào đó, làm tăng thu cho ngân sách nhà nước qua thu thuế bán ngoại hối. Chế độ nhiều tỷ giá, dù hình thức muôn hình, muôn vẻ nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau đây: + Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá xuất khẩu nào đó cần phải bán phá giá hàng hoá và áp dụng tỷ giá thấp đối với những hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu. + Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá cần phải hạn chế nhập khẩu, còn đối với hàng hoá cần khuyến khích nhập khẩu thì áp dụng TGHĐ thấp. + Áp dụng TGHĐ ưu đãi đối với khách du lịch, kiều hối và các tư nhân gửi tiền vào trong nước. + Cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào khu vực thị trường nào thì áp dụng TGHĐ cao. 5.2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam Ø Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao. Ø Một số vấn đề về tỷ giá của Việt nam hiện nay: Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, còn Trung Quốc lại nâng giá đồng nhân dân tệ. Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không gây ra những cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam. TGHĐ là giá cả đối ngoại của đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc bình thường của nền kinh tế. Còn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì bất cứ Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình can thiệp. Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc chọn thời điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác. Hai là, Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý TGHĐ có phải là biện pháp hữu hiệu? Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu ii đã cho rằng: các đợt phá giá tiền vừa qua, không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại”,  vì thế nếu cứ coi TGHĐ là một trong những rào cản cho nhập khẩu, để “lập luận” cần phải giảm giá VND, để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ là chưa ổn? Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Ở khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, để thông qua đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như vậy. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá iii, trong khi TGHĐ còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ xét riêng mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng hay giảm giá của tiền đồng. Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng không nhỏ đến nợ quốc gia. Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài, thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ công do lãi suất biến động theo xu hướng tăng. Như vậy sẽ dẫn đến chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đôla hóa và tiếp tục tạo áp lực lên TGHĐ. Vì vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá không chỉ đặt nó trong mối quan hệ với xuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu tư, lãi suất và vay nợ  nước ngoài v.v… trong  chiến lược chung là nâng cao uy tín và vị thế của VND, hướng đến một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực. Ba là, có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VNĐ mất giá? Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm niềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra trong dân chúng. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có gửi kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các NHTM lại phải áp dụng theo kiểu “rút ra trước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng lãi suất ở kỳ hạn đó”. Nếu vẫn cứ tiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong  xu thế điều chỉnh giảm. Điều này là rất bất ổn trong trung hạn. Vậy có khắc phục được vấn đề này không? Theo các chuyên gia có thể khắc phục được bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại (trên dưới 5%),  duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên dưới 6%), đồng thời với nó là dùng các biện pháp để nâng giá tiền đồng, tạo một sự thay đổi từ nhận thức của người dân. Việc làm này sẽ tạo yếu tố tâm lý rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suy giảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ nắm giữ v. Khi VNĐ lên giá, có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng nhập siêu, xuất khẩu có thể giảm đi. Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuất nhập khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy hướng đến sự ổn định tỷ giá trong trung hạn, rất cần thiết có cách nhìn mới về vấn đề này. 000 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Luân, Trần Việt Hoàng, Cung Trần Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình “ Tiền tệ Ngân Hàng ” của Trường Đại Học Ngân Hàng HCM . 3. Sách “ Thanh toán quốc tế ” của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 4. Tham khảo các trang điện tử : tai lieu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxK10405B_NHOM 18_Khai niem va phuong phap yet ty gia.docx
Tài liệu liên quan