Nhà tâm lý học người MỹOsgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các
hành động riêng rẽmà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên ông chưa đưa ra được nội hàm cụthểcủa liên lạc và ảnh hưởng
lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle đã mô tảquá trình ảnh
hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin
mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữhay không bằng ngôn ngữgiống với việc
tiếp xúc thân thểcủa con người trong quá trình tác động qua lại vềmặt vật lý và
chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học MỹT.Sibutanhi cũng làm rõ
khái niệm liên lạc - nhưlà một hoạt động mà nó chế định sựphối hợp lẫn nhau
và sựthích ứng hành vi của các cá thểtham gia vào quá trình giao tiếp hay như
là sựtrao đổi hoạt động đảm bảo cho sựgiúp đỡlẫn nhau và phối hợp hành động.
Ông viết: “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự
thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những cửchỉvà âm điệu khác nhau
trởthành liên lạc khi con người sửdụng vào các tình thếtác động qua lại”.
14 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 6926 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Nguồn: www.tamlyhoc.net
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng
về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế
kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi
còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái
niệm, bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập
đến một mặt, một khía cạnh của hoạt động giao tiếp.
Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành
Tâm lý học đã có nhiều ý kiến, quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp.
Khi tìm hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá
rõ nét:
1.1. Trên thế giới
Nhà tâm lý học ng¬ười Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các
hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên ông ch¬ưa đư¬a ra đư¬ợc nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hư¬ởng
lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học ng¬ười Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh
hư¬ởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin
mà nó đ¬ược biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc
tiếp xúc thân thể của con ng¬ười trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và
chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ
khái niệm liên lạc - nh¬ư là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau
và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay nh¬ư
là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động.
Ông viết: “Liên lạc tr¬ước hết là phư¬ơng pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự
thích ứng hành vi lẫn nhau của con ngư¬ời. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau
trở thành liên lạc khi con ng¬ười sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao
tiếp.
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn nh¬ư nhà
nghiên cứu ng¬ười Ba Lan Sepanski đ¬ưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và
tiếp xúc tâm lý (không đư¬ợc phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn
nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như¬ P.M.Blau,
X.R.Scott…
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu
hiện tư¬ợng giao tiếp. Có một số khái niệm đ¬ược đ¬ưa ra như¬ giao tiếp là sự
liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523
của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư¬ duy và cảm xúc
(L.X.V¬gôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp d¬ưới góc độ hiểu biết
lẫn nhau giữa ngư¬ời với ng¬ười.
Trư¬ờng phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đ¬ưa ra một số
khái niệm về giao tiếp nh¬ư là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con
ngư¬ời, ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là
hai dạng cơ bản của hoạt động của con ng¬ời (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một
hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đư¬a ra khái niệm về giao
tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thư¬ờng xuyên bao gồm các dạng
thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có
sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng
thể toàn vẹn.
1.2. Ở Việt Nam
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập
và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao
tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố nh¬ư trao đổi thông tin, xây dựng chiến l¬ược
hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu ngư¬ời khác. Giao tiếp có ba khía cạnh
chính: Giao lư¬u, tác động t¬ương hỗ và tri giác.
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá trình
truyền đi, phát đi một thông tin từ một ngư¬ời hay một nhóm cho một ngư¬ời hay
một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tư¬ơng tác). Thông tin hay
thông điệp đ¬ược nguồn phát mà ng¬ười nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận
dụng một mã chung.
Theo “Tâm lý học đại c¬ương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp
là quá trình tiếp xúc giữa con ngư¬ời với con ngư¬ời nhằm mục đích nhận thức,
thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh h¬ưởng tác động
qua lại lẫn nhau.
Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là sự
tiếp xúc trao đổi thông tin giữa ngư¬ời với ng¬ười thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,
tư¬ thế, trang phục…
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ theo
phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách
riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao
tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng
tình cảm…Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người.
Nói tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về giao tiếp, và như vậy
dẫn đến rất nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề về giao tiếp. Các
quan điểm trên đây còn nhiều điểm khác nhau nh¬ưng đã phần nào phác họa nên
diện mạo bề ngoài của giao tiếp. Giao tiếp và hoạt động không tồn tại song song
hay tồn tại độc lập, mà chúng tồn tại thống nhất, chúng là hai mặt của sự tồn tại xã
hội của con người. Giao tiếp được coi như:
- Qúa trình trao đổi thông tin
- Sự tác động qua lại giữa người với người.
- Sự tri giác con người bởi con người.
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Với sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, xã
hội học, kinh tế học, ngôn ngữ học, y học…đặc biệt với sự phát triển của tin học
và điều khiển học, khái niệm giao tiếp không chỉ đơn thuần như một quá trình
truyền đạt thông tin từ một điểm phát tới một điểm thu. Để quá trình giao tiếp phát
huy được hiệu quả cao nhất thì phải tính đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp.
Theo “Giáo trình tâm lý học xã hội” - PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ
biên thì có bẩy yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng tôi điểm qua và chỉ
đi sâu vào nội dung giao tiếp.
2.1 Chủ thể giao tiếp
Là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: một người hay nhiều
người - đó là ai - với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội ra sao? Tri thức và
trình độ hiểu biết…như thế nào? Tất cả các đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh
hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
Giao tiếp người - người thì cả hai đều là chủ thể giao tiếp và đều là đối
tượng giao tiếp, vai trò này được chuyển đổi linh hoạt thường xuyên trong quá
trình giao tiếp. Họ không chỉ là người nói và người nghe vì mọi giác quan đều
tham gia vào quá trình này, từ dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt, thậm chí cả mùi
nước hoa…
2.2. Mục đích giao tiếp
Nhằm thoả mãn nhu cầu nào - nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ
tình cảm, nhu cầu tiếp xúc giải trí, nhu cầu được khẳng định trước người khác…
2.3. Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp với
người khác.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin
cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được
đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu với kết quả cao nhất.
Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc chưa biết, muốn biết
hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây
thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là một điều thông báo…
Trong nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý
và nội dung công việc.
2.3.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếp
Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận
thức, thái độ xúc cảm và hành vi.
- Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại
trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội
dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua
giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ.
Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới
mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự
nhiên, xã hội. Cũng chính thông qua giao tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.
Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp
hoặc chỉ xẩy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá
trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới.
- Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến
kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất
định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về
hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình
trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan
tâm…Những thái độ cảm xúc này mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp,
chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến
không thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm…
- Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó
được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh mắt,
miệng, ngôn ngữ…sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành hành vi
giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý nhất định
trong một hoàn cảnh cụ thể.
2.3.2. Nội dung công việc.
Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội
dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công
việc mang tính chất tạm thời, vụ việc xẩy ra trong quan hệ con người với con
người. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp đều tìm thấy
một.nội dung nhất định. Ngay trong nội dung công việc cũng phải có nội dung tâm
lý biểu hiện. Công việclà sự biểu hiện bên ngoài, công việc thực hiện tốt hay
không tốt được các nội dung tâm lý hướng dẫn, kích thích như là động lực thúc
đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp. Giao tiếp trong công việc bao giờ cũng mang tính
chất hoàn cảnh, tình huống, xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng chính thái độ và
hành vi ứng xử của chủ thể và đối tượng giao tiếp ở những tình huống này chứa
đựng một bản chất thực vốn có của mọi người.
Như vậy, nội dung giao tiếp có thể luôn được thể hiện ở bất kỳ một quá
trình giao tiếp nào, đó là một trong những đặc trưng của giao tiếp.
Nội dung giao tiếp chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, nghề nghiệp, giới
tính…của các chủ thể giao tiếp. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh,
điều kiện giao tiếp cũng như trạng thái tâm lý của chủ thể.2.4. Phương tiện giao
tiếp
Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm tiếng
nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tư thế…)
2.5. Hoàn cảnh giao tiếp
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật
chất và khía cạnh xã hội.
Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số
người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh…Đây là
những khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao tiếp.
Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp.
2.6. Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức
kênh sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao tiếp là
thị giác thì cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp
nhìn thấy rõ các chữ viết…
2.7. Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như mức
độ thân sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác… giữa họ.
3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Theo cuốn Tâm lý học đại cương - Trần Thị Minh Đức (chủ biên), giao
tiếp có những đặc trưng cơ bản sau
3.1. Mang tính nhận thức
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình
giao tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao
tiếp là khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, nhờ đó
tâm lý, ý thức con người không ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với
những người xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.
3.2. Trao đổi thông tin
Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này
mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của
nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những
phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh
và phát triển theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở
thành.
3.3. Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con
người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích
cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.
3.4. Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội.
Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong
khung cảnh không gian và thời gian nhất định.
3.5. Sự kế thừa chọn lọc
Giao tiếp bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo
những giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu giữ,
gìn giữ những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người.
Giao tiếp được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân
tộc, cộng đồng tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.
Trong cuốn Tâm lý học xã hội, giao tiếp còn có những đặc trưng cơ bản
khác như:
3.6. Tính chủ thể trong quá trình giao tiếp
Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể: một người hoặc
nhiều người. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi
chỗ cho nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể
giao tiếp”. Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp và hiệu quả giao
tiếp phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm cá nhân của chủ thể như vị trí xã hội,
vai trò xã hội, tính cách, uy tín, giới tính, tuổi tác…cũng như các mối quan hệ và
tương quan giữa họ.
3.7. Sự lan truyền, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.
Sự biểu cảm thể hiện đầu tiên bằng nét mặt có ý nghĩa tiến hoá sinh học
cũng như ý nghĩa tâm lý - xã hội, nó phản ánh khả năng đồng cảm, ảnh hưởng lẫn
nhau của con người. Sự chuyển toả các trạng thái cảm xúc này hay khác không thể
nằm ngoài khuôn khổ của giao tiếp xã hội.
4. Chức năng của giao tiếp
Các Mác khẳng định sự thống nhất của tiếng nói, ý thức và giao tiếp: ý
thức cũng như tiếng nói xuất hiện từ sự cần thiết của giao tiếp.
Giao tiếp có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với đời sống con người. Nhu
cầu liên quan tới một số lượng lớn những nhu cầu cơ bản của con người bởi vì
giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người với tư
cách là một thành viên của xã hội, một nhân cách . R.Noibe - một nhà khoa học
người Đức đã viết “Căm thù người khác còn hơn phải sống cô độc”. Sự giao tiếp
không đầy đủ về số lượng , nghèo nàn về nội dung của trẻ nhỏ đối với người lớn
đã dẫn đến hậu quả nặng nề là bệnh Hospitalism mặc dù được nuôi dưỡng tốt, trẻ
lớn lên trong điều kiện “đói giao tiếp đều bị trì trệ trong sự phát triển tâm lý cũng
như thể chất. Vì vậy, giao tiếp đối với người khác là một nhu cầu thiết yếu của
con người.
Có rất nhiều cách phân chia và nhiều quan điểm khác nhau về chức năng
của giao tiếp.
4.1. Theo tác giả Trần Hiệp, chức năng cơ bản của giao tiếp bao gồm:
- Chức năng thông tin liên lạc
Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Với tư
cách là một quá trình truyền tín hiệu, chức năng này có cả ở người và động vật.
Tuy nhiên, con người khác con vật ở chỗ có hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình
truyền tin được phát huy đến tối đa tác dụng của nó và kết quả là con người có khả
năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Chức năng ngày thể hiện ở
cả chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó như
nhu cầu truyền tin, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tiếp xúc, giải trí… . Nhưng cũng
chính vì con người có hệ thống tín hiệu thứ hai, có ý thức, có trí tuệ phát triển hơn
so với các động vật khác mà hiệu quả của quá trình này có thể được tăng lên hay
giảm đi.
- Chức năng điều chỉnh điều khiển hành vi.
Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của
mình mà còn có thể điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ có ở
người với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc,
trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được mục
đích, nội dung giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán được kết quả đạt được sau
quá trình giao tiếp. Nhằm đạt được mục đích mong muốn, các chủ thể thường linh
hoạt tuỳ theo tình huống thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương
hướng, phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này thể hiện khả năng
thích nghi lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm
dẻo, linh hoạt của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức
năng này còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình
giao tiếp, điều này chỉ có được trong giao tiếp xã hội5.
- Chức năng kích động liên lạc
Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong
quá trình giao tiếp, không chỉ xảy ra các quá trình truyền tin hay các tác động điều
chỉnh, mà còn xuất hiện các trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Qua
quan sát thực tế cuộc sống, ta thấy giao tiếp thường nảy sinh trong chính những
thời điểm mà người ta muốn thay đổi trạng thái cảm xúc của mình. Các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng rất lớn đối với chức năng này.
Ngoài cách phân chia chức năng của giao tiếp như trên, người ta có thể
phân chia chức năng của giao tiếp thành: tổ chức hoạt động chung, nhận thức giữa
người với người, hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách.
Cả hai kiểu phân loại chức năng giao tiếp trên không loại trừ lẫn nhau, mà
chúng chứng tỏ rằng giao tiếp cần được nghiên cứu như một quá trình nhiều mặt
đặc trưng bởi tính năng động cao và đa chức năng, tức là việc nghiên cứu giao tiếp
đặt ra việc sử dụng các phương pháp phân tích hệ thống.
4.2. Theo GS.TS.Phạm Minh Hạc, chức năng giao tiếp được phân chia thành
hai nhóm.
- Nhóm các chức năng thuần tuý xã hội bao gồm các chức năng giao tiếp
phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm, các tập thể, các tổ chức
tạo thành xã hội.
- Nhóm các chức năng tâm lý - xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ
các nhu cầu của từng thành viên xã hội với người khác. Tránh cho người khác rơi
vào tình trạng cô đơn, một trạng thái nặng nề khủng khiếp, nhiều khi dẫn đến bệnh
tật hoặc sự tự sát.
4.3. Theo B.Ph.Lômôv và A.A.Bôđaliôv thì giao tiếp có ba chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh.
- Chức năng đánh giá thái độ giao tiếp.
4.4. Theo Ngô Công Hoàn nếu coi giao tiếp là một phạm trù của Tâm lý học
hiện đại thì bản thân quá trình giao tiếp thực hiện các chức năng:
- Chức năng định hướnghoạt động của con người.
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người.
Các quan điểm trên xuất phát từ những quan điểm khác nhau, những hướng
nghiên cứu khác nhau nên cũng có những điểm khác nhau. Song tựu trung lại các
quan điểm trên đều đã nêu ra được các chức năng cơ bản của giao tiếp theo nhiều
hướng tiếp cận khác nhau.
5. Phân loại giao tiếp
Từ mỗi hướng nghiên cứu giao tiếp khác nhau, người ta có những cách
phân loại giao tiếp khác nhau.
5.1. Theo PGS.TS Trần Thị Minh Đức
Giao tiếp được phân chia như sau
5.1.1. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp: Là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp,
được thực hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định - giao
tiếp trực tiếp còn gọi là đàm thoại. Có hai hình thức đàm thoại
+ Đối thoại: Là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của hai phía
chủ thể và đối tượng. Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói, nhờ đó
hai bên hiểu được đối tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cử chỉ, cách
nói cho phù hợp. Đối thoại thể hiện qua các hình thức như trò chuyện, phỏng vấn,
bàn luận…
+ Độc thoại: Là loại giao tiếp trong đó chỉ có người nói, mà không có sự
đáp lại của các đối tượng trong giao tiếp như diễn thuyết, nghe giảng. Độc thoại
đòi hỏi người nói phải có trình độ hiểu biết về vấn đề trình bầy, phải có khả năng
biểu cảm tốt và phải nắm vững các yếu tố làm nên hiệu quả của giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung
gian như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…Ưu điểm của giao tiếp gián tiếp là tính
nhanh chóng, thuận lợi hơn so với giao tiếp trực tiếp. Tuy vậy nó có một số hạn
chế như phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, kém sinh động, kém hiệu quả hơn.
Trong loại giao tiếp này, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ không đóng vai trò quan
trọng.
5.1.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp
- Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm,
hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhất
định, được quy định bởi các nhóm chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Trong giao
tiếp chính thức, nội dung thông báo rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai trò chủ
đạo, thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết…Giao tiếp chính thức nhằm
giải quyết những vấn đề cụ thể, mang tính thiết thực. Ví dụ các cuộc thăm viếng
chính thức của những nguyên thủ Quốc gia, cuộc họp chính thức của hội đồng
quản trị một công ty…
- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không
có sự quy định về lễ nghi. Các hình thức giao tiếp cũng như cách phục trang, địa
điểm, hoàn cảnh giao tiếp…thường không bị lệ thuộc, không gò bó. Đó là giao
tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất cá nhân, không đại diện cho ai
hay tổ chức, nhóm nào cả. Mục đích giao tiếp thường nhằm làm thoả mãn nhu cầu
tiếp xúc, giải trí… nên bầu không khí giao tiếp mang tính chất thân mật, gần gũi,
hiểu biết lẫn nhau.
5.1.3. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
5.1.3.1. Phân loại theo số lượng người tham gia
- Giao tiếp song đôi: chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc
với nhau. Đây là hình thức giao tiếp cơ bản, có đầu tiên trong cuộc đời mỗi con
người (trẻ với mẹ) và phổ biến nhất. Khi mang tính chất công việc, thường dĩên ra
nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức đơn giản, gần gũi với các đối tượng
tham gia, tiện lợi trong mọi hoàn cảnh và địa điểm.
- Giao tiếp nhóm: là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành
viên trong và ngoài nhóm với nhau. Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằm
giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bí
mật và mất thời gian. Trong giao tiếp nhóm,vai trò chính vẫn thuộc về một hoặc
vài người là đại diện nên thường không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ,
trừ khi cần thiết.
5.1.3.2. Phân loại theo tính chất nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp quy định một hình thức giao tiếp khác nhau. Cách thức
giao tiếp này thường chỉ xuất hiện ở những người đã có sự ổn định về tính cách, có
năng lực nhận thức, hiểu biết nhất định đặc biệt trong một lĩnh vực hoạt động nào
đó. Trong giao tiếp theo tính chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệp gần như
bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó quy định tích cách,
cách biểu hiện ngôn ngữ, cách biểu hiện nét mặt, cử chỉ, giọng điệu, tư thế… cũng
như quy định tính chất, nội dung của thông tin. Vì thế qua giao tiếp ta có thể nhận
ra được nghề nghiệp của người cùng tham gia giao tiếp, là một nhà giáo, hay một
nhà buôn, hay một bác sỹ…
5.2. Trong tâm lý học xã hội
Giao tiếp được chia ra làm ba loại
5.2.1. Giao tiếp định hướng xã hội:
Chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người. Giao tiếp
nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động. Ví dụ
như những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của
một chế độ xã hội.
5.2.2. Giao tiếp định hướng - nhóm:
Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi của một nhóm xã hội nhằm giải
quyết những vấn đề trong nhóm đặt ra trong học tập, sản xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_va_dac_trung_co_ban_cua_giao_tiep_9992.pdf