Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự

I. Khái niệm Luật hình sự

1. Định nghĩa:

LHS là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CH XHCN Việt

Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định

những hànhvi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm, đồng thời quy định những

hình phạt đối với tội phạm ấy.

2. Đối tượng điều chỉnh:

Các quan hệ xã hội được QPPL HS điều chỉnh, đó là QHXH giữa NN và người

thực hiện hành vi phạm tội à QHPLHS

Chủ thể của QHPLHS: NN và người phạm tội

Nội dung của QHPLHS

Quyền và nghĩa vụ của NN

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự I. Khái niệm Luật hình sự 1. Định nghĩa: LHS là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CH XHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm, đồng thời quy định những hình phạt đối với tội phạm ấy. 2. Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ xã hội được QPPL HS điều chỉnh, đó là QHXH giữa NN và người thực hiện hành vi phạm tội à QHPLHS Chủ thể của QHPLHS: NN và người phạm tội Nội dung của QHPLHS Quyền và nghĩa vụ của NN + Quyền của Nhà nước: · Truy tố người phạm tội · Xét xử người phạm tội · Buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà họ thực hiện + Nghĩa vụ của Nhà nước: · NN phải đảm bảo các quyền và lợi ịch hợp pháp của người phạm tội · Áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế trong giới hạn luật định · àNhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua CQ đại diện của mình (TAND, VKSND...) + Quyền và nghĩa vụ của người phạm tội · Yêu cầu cơ quan NN đảm bảo các quyền lợi cho mình · Chấp hành các biện pháp c*ưỡng chế do Nhà n*ước áp dụng đối với mình 3. Phương pháp điều chỉnh Luật hình sự điều chỉnh QHPLHS bằng phương pháp quyền uy: Sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc điều chỉnh QHPLHS (truy cứu TNHS) giữa Nhà nước và người PT. CQNN có quyền truy cứu TNHS đối với người phạm tội mà không bị cản trở bởi bất cứ thế lực của cá nhân, tổ chức nào Người phạm tội phải chịu trách nhiệm cá nhân trước NN mà ko được ủy thác cho người khác II. Bản chất của LHS (tự nghiên cứu) Luật hình sự mang bản chất của giái cấp thống trị Luật hình sự nước CHXHCNVN là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp CN và nhân dân lao động, trừng trị bọn phản động, tay sai và các loại tội phạm khác xâm phạm lợi ích chung của Nhà nước VN. Vì vậy, luật hình sự VN mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Luật hình sự còn có tính xã hội sâu sắc. Luật hình sự không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà nó còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mọi người trong xã hội (ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan, được số đông người chấp nhận và phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội, quy định những hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội…) III. Nhiệm vụ của LHS (tự xem, Điều 1 LHS 1999) Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. IV. Các nguyên tắc của LHS (đọc thêm) Các nguyên tắc của Luật hình sự được chia thành hai nhóm: nhóm các nguyên tắc pháp lý chung (ngành luật nào cũng có) và nhóm các nguyên tắc pháp lý chuyên ngành 1. Những nguyên tắc chung a/ Nguyên tắc pháp chế - Tuân thủ pháp luật tuyệt đối của tất cả các chủ thể kể cả Nhà nước - Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". à có luật mới có tội, tất cả đều do luật định. - Yêu cầu: + Về mặt lập pháp: việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định, "có luật mới có tội", pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của Luật phải cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó. + Về mặt áp dụng pháp luật: Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội này không được quy định trong Luật hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định. Phải hiểu và áp dụng chính xác và thống nhất Luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và của bản thân người phạm tội. Một nội dung quan trọng không kém nữa là không áp dụng pháp luật tương tự. b/ Nguyên tắc dân chủ - Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đây là một nguyên tắc hiến định. - Yêu cầu: + Tôn trọng tuyệt đối quyền con người và quyền công dân, đảm bào dân chủ, bình đẳng, ko thiên vị, đặc quyền đặc lợi + Đảm bào cho nhân dân tham gia, xây dựng Luật, và tạp điều kiện cho nhân dân tham gia đấu tranh, phòng, chống TP bên cạnh đó chống lại tư tưởng tự do dân chủ thái quá, vô chính phủ, lợi dụng tự do, dân chủ để làm loạn. c/ Nguyên tắc nhân đạo - Nhân đạo là đối xử nhân từ, độ lượng, khoan dung, tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người - Yêu cầu: + Luật hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)...v.v... + Luật hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. + Luật hình sự không có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo giáo dục, cải tạo họ để trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện. + Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, không có hình phạt gây đau đớn, hạ thấp phẩm giá con người… + Một số tình tiết TÁ có thể giảm nhẹ trách nhiệm HS: trẻ em, phụ nữ mang thai, nuôi con < 36 tháng, ngượi bị nhược điểm về thể chất và tinh thần…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf95_5288.pdf