Khi pháp luật càng tốt, càng hoàn thiện thì sẽ càng hạn chế được sự sai trái hay lạm dụng của con người. Nhưng cũng có một chân lý khác: Có con người đủ năng lực và đạo đức tốt thì mới có một hệ thống tư pháp trong sạch, bảo vệ được công lý của xã hội và công bằng cho người dân. Và cuối cùng thì có hay không có luật, lẽ công bằng, như định nghĩa tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, phải luôn là yêu cầu tối thượng và đích đến của mọi bản án, bởi lẽ công bằng không phải là điều gì xa lạ mà chính là công lý và lẽ phải của xã hội loài người. [3]
Có thể nói, việc quy định về áp dụng pháp luật dân sự như trên, đặc biệt là về án lệ và lẽ công bằng, là một trong những điểm mới mang tính chất đột phá của Bộ luật dân sự năm 2015, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013
48 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khái niệm chung về luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM1Giảng viên: TS. BÙI QUANG XUÂNKHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAMLUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2013Khi pháp luật càng tốt, càng hoàn thiện thì sẽ càng hạn chế được sự sai trái hay lạm dụng của con người. Nhưng cũng có một chân lý khác: Có con người đủ năng lực và đạo đức tốt thì mới có một hệ thống tư pháp trong sạch, bảo vệ được công lý của xã hội và công bằng cho người dân. Và cuối cùng thì có hay không có luật, lẽ công bằng, như định nghĩa tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, phải luôn là yêu cầu tối thượng và đích đến của mọi bản án, bởi lẽ công bằng không phải là điều gì xa lạ mà chính là công lý và lẽ phải của xã hội loài người. [3]Có thể nói, việc quy định về áp dụng pháp luật dân sự như trên, đặc biệt là về án lệ và lẽ công bằng, là một trong những điểm mới mang tính chất đột phá của Bộ luật dân sự năm 2015, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 20132TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình Luật dân sự - ĐHQGHN – Nhà xuất bản ĐHQGHNGiáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dânGiáo trình pháp luật đại cương – ĐHKTQD – Nhà xuất bản ĐHKTQDMỤC TIÊU BÀI HỌCTrình bày được khái niệm Luật Dân sự.Phân biệt ngành Luật Dân sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Trình bày được khái niệm, đặc điểm của từng nhóm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.Trình bày khái niệm và lý giải về các nguyên tắc đặc thù điều chỉnh Luật Dân sự.Trình bày khái niệm nguồn của Luật Dân sự và các loại nguồn của Luật Dân sự.4CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓĐể học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: Luật Hiến pháp5HƯỚNG DẪN HỌCĐọc tài liệu tham khảo.Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ.Trả lời các câu hỏi của bài học.Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề giới thiệu chung về Luật Dân sự Việt Nam.67CẤU TRÚC NỘI DUNGPhương pháp điều chỉnh của Luật Dân sựĐối tượng điều chỉnh của Luật Dân sựNgành luật dân sự và khoa học luật dân sự Nguồn luật dân sựÁp dụng luật dân sự1.11.31.41.51.2I. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAMĐối tượng điều chỉnhPhương pháp điều chỉnhĐịnh nghĩaNguồn của Luật dân sự Việt Nam1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNHQuan hệ tài sảnQuan hệ nhân thân:Quan hệ nhân thân gắn với tài sảnQuan hệ nhân thân không gắn tài sảnQUAN HỆ TÀI SẢNLà những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trịBao gồm:Quan hệ về sở hữuQuan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sựQuan hệ về thừa kếQuan hệ về chuyển quyền sử dụng đấtQuan hệ về bồi thường thiệt hạiQUAN HỆ NHÂN THÂNLà quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhậnQuan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tínQuan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền về tài sản Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.1.2.1. ĐỊNH NGHĨA Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà thông qua đó, Luật Dân sự tác động đến các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản sao cho sự tác động của pháp luật dân sự phù hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản – là đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự.121.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ.Quan hệ xã hộiQuan hệ tài sảnQuan hệ nhân thânQUAN HỆ VỀ TÀI SẢNlà quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản,tài sản được biểu hiện dưới các dạng khác nhau: vật có thực,tiền,giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.14QUAN HỆ VỀ TÀI SẢNQuan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa tiền tệ. Sự đền bù ngang giá trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa-tiền tệLà đặc trưng của quan hệ dân sự.Mặc dù vậy không phải tất cả các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính chất đền bù ngang giá như :quan hệ tặng cho,thừa kế tài sản Vì còn chịu sự chi phối của yếu tố tình cảm, quan hệ huyết thốngQuan hệ nhân thânLà quan hệ liên quan đến các giá trị tinh thần. Các quyền nhân thân của con người là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách xác định các giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện các quyền nhân thân.16QUAN HỆ NHÂN THÂNQuan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, phát minh, sáng chế...Quan hệ nhân thân được chia thành hai loại: Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản như: họ tên, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân hay tổ chức...PHẠM VI ĐIỀU CHỈNHBộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).18Điều 1. 2. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự1.2.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNHNhóm nguyên tắc chung:Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.201.2.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNHNhóm nguyên tắc đặc trưng của Luật Dân sự:Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Nguyên tắc bình đẳngNguyên tắc thiện chí, trung thựcNguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự Nguyên tắc hòa giải21221.2.2. ĐẶC ĐIỂMĐặc điểm của phương pháp điều chỉnhĐảm bảo tính bình đẳng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.Đảm bảo quyền tự do lựa chọn, định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.Các chủ thể chịu trách nhiệm dân sự đối với hành vi của mình.Bảo đảm quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của các chủ thể.Biểu hiện của sự bình đẳng, thỏa thuận trong quan hệ pháp luật dân sựCác chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định trong việc xác lập cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật dân sựTrong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, cách thức thông thường và trước hết là các chủ thể thực hiện tự hòa giải, thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ can thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự giải quyết được.Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Mức độ cụ thể do các chủ thể thỏa thuận trên cơ sở những quy định của pháp luật.Định nghĩa Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.251.3. NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ 1.3.1. Ngành luật dân sự1.3.2. Khoa học luật dân sự1.3.1. NGÀNH LUẬT DÂN SỰĐịnh nghĩa: Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.261.3.1. NGÀNH LUẬT DÂN SỰCấu tạo:Phần chung: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề chung nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự.Phần riêng: Bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ và tạo thành các chế định của luật dân sự.Chế định về tài sản và quyền sở hữu;Chế định nghĩa vụ và hợp đồng dân sự;Chế định thừa kế;Chế định về chuyển quyền sử dụng đất;Chế định về sở hữu trí tuệ và cấp giấy chứng nhận sở hữu sản phẩm sở hữu trí tuệ.271.3.2. KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰCấu tạo:Khái niệm chung về Luật Dân sự Việt Nam;Quan hệ pháp luật dân sự;Giao dịch dân sự - đại diện – thời hạn – thời hiệu;Tài sản và quyền sở hữu;Thừa kế;Khái niệm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự;Hợp đồng dân sự thông dụng;Hứa thưởng và thi có giải;Nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng;Trách nhiệm bồi thường thiệt hại;Chuyển quyền sử dụng đất;Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.28291.4. NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ1.4.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DẤU HIỆU1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒNNGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰHiến phápBộ luật dân sựCác văn bản pháp luật khác có liên quan: luật sở hữu trí tuệ, luật doanh nghiệp, luât hôn nhân và gia đình,Điều ước quốc tế1.4.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DẤU HIỆUĐịnh nghĩa: Nguồn của Luật Dân sự là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự nhất định có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự.31DẤU HIỆU CỦA NGUỒN32DẤU HIỆU CỦA NGUỒNVĂN BẢN DO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNHCÓ CHỨA ĐỰNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ.BAN HÀNH THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC LUẬT ĐỊNH. THEO VAI TRÒNGUỒN BỔ SUNGNGUỒN LIÊN QUANNGUỒN CƠ BẢNNGUỒN CƠ BẢN1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN341.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒNTHEO TÊN GỌILUẬTVĂN BẢN DƯỚI LUỚI LUẬTHIẾN PHÁPBỘ LUẬT DÂN SỰ 351.5. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾP1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ CỦA PHÁP LUẬT1.5.2. ÁP DỤNG TẬP QUÁN1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾPĐịnh nghĩa: Áp dụng trực tiếp Luật Dân sự là hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện thực tế đã xảy ra trên cơ sở quy định của pháp luật được thể hiện trong các quy phạm pháp luật dân sự đã có sẵn.361.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾPĐiều kiện áp dụng:Sự kiện xảy ra thuộc lĩnh vực dân sự;Đã có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh.371.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾPHậu quả pháp lý:Công nhận hoặc bác bỏ quyền dân sự nào đó của một chủ thể.Xác lập nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể nhất định (như bồi thường thiệt hại, giao vật, trả tiền).Áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng hoặc của chủ thể khác.381.5.2. ÁP P DỤNG TẬP QUÁNĐịnh nghĩa: Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự đã được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận để giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên ở địa phương, dân tộc đó.391.5.2. ÁP P DỤNG TẬP QUÁNĐiều kiện áp dụng:Sự kiện, quan hệ tranh chấp cần giải quyết thuộc lĩnh vực dân sự.Luật Dân sự chưa có quy phạm để có thể áp dụng trực tiếp luật.Có tập quán để áp dụng vào sự kiện đó mà đã được cộng đồng thừa nhận.401.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ CỦA PHÁP LUẬTĐịnh nghĩa: Áp dụng tương tự của pháp luật là áp dụng quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có tính chất tương đương vào quan hệ đang tranh chấp.411.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ CỦA PHÁP LUẬTĐiều kiện áp dụng:Sự kiện, quan hệ tranh chấp cần giải quyết thuộc lĩnh vực dân sự.Luật Dân sự chưa có quy phạm để có thể áp dụng trực tiếp luật.Tranh chấp đang giải quyết có tính chất tương đương với quan hệ pháp luật đã có quy phạm trực tiếp điều chỉnh.42TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN: KIỆN BẠN HỌC CỦA CON VÌ CON BỊ GỌI LÀ “GAY”Bà G. (54 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) có một con trai tên T. 17 tuổi. Giữa năm 2011, con trai bà theo học nghề mộc tại một trung tâm đào tạo nghề. Trong lớp, T. chơi khá thân với Q. (hơn 19 tuổi) và đưa về nhà chơi nhưng không hiểu vì lý do gì, Q. thường xuyên gọi T. là “gay”Nguyên đơn cho rằng bị đơn gọi con trai bà là “gay” (đồng tính nam) là đã xúc phạm tới danh dự của cả con trai bà và bản thân bàÝ KIẾN ANH CHỊ ?43TÌNH HUỐNGGọi bạn là “gay”Cách gọi này lọt đến tai người mẹ khiến bà G. vô cùng tức giận, nhiều lần nhắc nhở Q. thay đổi cách gọi và yêu cầu không được gán ghép từ “gay” với con trai bà. Tuy nhiên, sau đó bà G. vẫn loáng thoáng nghe Q. gọi con trai bà như trên. Dò hỏi bạn bè trong lớp của con, bà còn biết tại trường, hay mỗi lần đi chơi, trò chuyện với mọi người xung quanh khi nhắc tới T. thì Q. đều gọi là T. “gay”, thậm chí còn khắc lên bàn học của con trai bà hai chữ T. “gay”.Bà nhắc nhở Q. không thành nên dọa sẽ tố cáo với trung tâm đào tạo và yêu cầu xin lỗi bà và con trai với hình thức: Xin lỗi công khai tại trung tâm đào tạo nghề, viết đơn xin lỗi gửi tới bạn bè trong trường, đồng thời bồi thường danh dự cho cả hai mẹ con bà tổng số tiền 10 triệu đồng.Tuy nhiên, yêu cầu này của bà không được Q. chấp nhận vì lý do “chỉ nói bâng quơ cho vui, không hề ám chỉ và không gây ảnh hưởng hay thay đổi bản chất sự thật giới tính của con bà”Do không được đáp ứng yêu cầu xin lỗi và bồi thường nên đầu tháng 5-2012, bà G. đã gửi đơn kiện ra TAND một huyện tại TP.HCM khởi kiện Q. vì cho rằng đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con trai bà, làm ảnh hưởng tới tâm lý của con trai. Cách xưng hô thiếu tế nhị này đã làm tổn hại danh dự của bà và con trai.44TÌNH HUỐNGMất danh dự cả hai mẹ conTheo đơn khởi kiện, bà G. trình bày: “Tôi đơn thân nuôi con khôn lớn. Ngay từ mới sinh nó là con trai, giấy chứng sinh tại bệnh viện xác định giới tính của con tôi là nam. Giấy khai sinh cũng chứng thực là nam, toàn bộ giấy tờ học hành, hộ khẩu đều xác định có chứng nhận là nam. Vậy mà nó đổi trắng thay đen nói con tôi là “gay” là không chính xác”.Ngoài ra, bà còn cho biết ban đầu nghe từ “gay” bà nghĩ Q. chỉ là trêu chọc nên bỏ qua. Nhưng khi xem phim, đọc báo nói về giới “gay”, bà lại cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều lần nghe Q. tiếp tục gọi con là “gay”, bà đã nhắc nhở rất nhẹ nhàng và cụ thể. Tuy nhiên, Q. không thay đổi mà tiếp tục gọi như vậy. Thêm vào đó, bà G. trình bày: “Nó gọi con tôi là “gay” một cách thản nhiên trước mặt bạn bè, thầy cô và trước mặt tôi trong một thời gian dài xuyên suốt hơn một năm. Việc làm này đã xúc phạm tới danh dự, bôi nhọ giới tính của con trai tôi”.Không chấp nhận cách xưng hô này, bà G. bức xúc: “Tôi là mẹ, sinh con là con trai có chứng nhận đàng hoàng mà bị gọi là “gay” cũng bị mất danh dự và ảnh hưởng tâm lý Vì lẽ đó, Q. phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường cho cả hai mẹ con tôi”.Ngoài ra, bà còn yêu cầu ba mẹ của Q. có nghĩa vụ giáo dục lại con cái và xin lỗi bà.Hiện tòa đã thụ lý vụ án và tiến hành hòa giải45TÌNH HUỐNGKhông thể yêu cầu phụ huynh xin lỗi vì bị đơn đã thành niênTrong trường hợp này, bị đơn Q. đã 19 tuổi là đã thành niên, đủ năng lực chịu trách nhiệm trước mọi hành vi của mình. Vì vậy việc nguyên đơn yêu cầu phụ huynh của Q. xin lỗi là không thể được chấp nhận. Còn vấn đề bồi thường danh dự thì thiết nghĩ cách xưng hô có thể đụng chạm nhưng chỉ là bâng quơ không ám chỉ thì rất khó để quy kết. Tốt nhất là hai bên nên hòa giải để tránh tổn thất tình cảm46TÌNH HUỐNGTÓM LƯỢC CUỐI BÀITrong bài này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự trong các quan hệ xã hội;Phân biệt giữa ngành luật dân sự và khoa học luật dân sự.Các loại nguồn của Luật Dân sự vào giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.Áp dụng Luật Dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật trong giải quyết các quan hệ phát sinh trên thực tế.4748
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- i_khaiquat_dansu_8664.pptx