1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật
dân sự;
2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005;
3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995và Bộ luật dân sự
năm 2005;
4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam
và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005;
5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dânsự và môn luật dân sự;
6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005;
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VN
1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật
dân sự;
2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005;
3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự
năm 2005;
4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam
và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005;
5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự;
6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005;
7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan
hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân;
8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính;
9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của
luật hỉnh sự;
10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
khác;
11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật dân sự;
12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật dân sự
13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế;
14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản;
16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân
gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;
17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự;
19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995
và Bộ luật dân sự năm 2005;
20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt;
21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia
một quan hệ dân sự;
22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm;
23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật
hành chính, hình sự;
24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều
chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự;
25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự;
26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự;
27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng
phong tục, tập quán;
28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc
thiện chí, trung thực của luật dân sự;
29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc
nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn;
30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự
có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh;
31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự
đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể;
32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự
chưa được qui định trong Bộ luật dân sự;
33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ dân sự;
34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để
điều chỉnh một quan hệ dân sự.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật dân sự.
4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài
sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
chỉ có thể là cá nhân.
8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không
gắn liền với tài sản;
9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất
nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài
sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có
quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật dân sự.
11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản,
trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước.
12. Trong tự nguyện có tự định đoạt.
13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận.
14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà
không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác.
15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên
lãnh thổ Việt Nam.
16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có
một bên chủ thể là công dân Việt Nam.
17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có
hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.
18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì
ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự.
19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự
20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân
sự.
21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân
sự.
23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ
dân sự.
24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự.
25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là
độc lập về tổ chức và tài sản.
26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể
khác, trừ khi pháp luật qui định khác.
27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.
28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản
do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự.
29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật dân sự.
30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của
Luật dân sự.
1.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:
1.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. CÂU HỎI TỔNG HỢP
1. Chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ;
2. Chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ
ba;
3. Chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba;
4. Điểm mới của các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005
với các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 1995;
5. So sánh trách nhiệm dân sự với trách nhiệm hành chính;
6. So sánh nghĩa vụ theo các góc độ đạo đức, tập quán với nghĩa vụ dân sự và sự
tác động tương hỗ giữa chúng trong các giao lưu dân sự.
7. So sánh giữa đối tượng của nghĩa vụ với khách thể của quan hệ nghĩa vụ;
8. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới;
9. So sánh nghĩa hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung.
10. A rủ B, C, D đi uống rượu do sử dụng quá nhiều rượu cả 4 người đã rơi vào
tình trạng say xỉn không còn làm chủ được hành vi. A đã gây lộn với bàn nhậu bên
cạnh, sau đó B, C, D cũng sang “giúp sức”. Hậu quả làm bị thương nặng hai người
khách ở bàn bên cạnh và hư hỏng một số tài sản của nhà hàng;
11. X vào 1 phòng ký túc xá sinh viên lấy trộm đồ bị P một sinh viên trong phòng
phát hiện đã la lớn “có người trộm đồ”, 6 người trong phòng cùng xông vào đánh
X kết quả X hỏng một mắt và gãy một chân;
12. 3 ngân hàng X, Y, Z đồng tài trợ cho một chương trình của Đài truyền hình
Việt Nam;
13. A, B, C cùng nhận một gói thầu xây dựng của công ty M, sau đó A, B, C thỏa
thuận chia gói thầu thành 3 phần, trong đó A chịu trách nhiệm 50% khối lượng
công việc, 50% khối lượng công việc còn lại chia đều cho B và C;
14. A vay tiền ở ngân hàng B có thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ. Được sự đồng ý của B, A đã bán nghĩa vụ của mình cho C, nhưng vẫn
cam kết thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;
2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có
nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;
3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;
4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền
thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;
5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ
có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;
6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ
khi pháp luật qui định khác;
7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;
8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền,
thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả
trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;
9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương
nhiên chấm dứt;
10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa
vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;
11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương
nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;
12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ
nghĩa vụ cho nhau;
13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá
hạn;
14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;
15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân
sự;
16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng
rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;
17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà
nó góp phần hoàn thiện nội dung;
18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người
có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn
phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 185_3.PDF