Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh
nghiệp, được xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với
số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Giá trị vốn hóa thị
trường của một doanh nghiệp luôn được xem là chỉ tiêu chủ yếu
và quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một công
ty niêm yết.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khái niệm chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN
Giá trị vốn hóa thị trường
Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh
nghiệp, được xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với
số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Giá trị vốn hóa thị
trường của một doanh nghiệp luôn được xem là chỉ tiêu chủ yếu
và quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một công
ty niêm yết.
Khi xem xét giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp, nhà
đầu tư cần lưu ý:
- Khi tính giá trị vốn hóa thị trường, người ta chỉ tính đến các cổ
phiếu phổ thông, chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi.
- Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của một công ty
thường nhỏ hơn tổng số cổ phiếu mà công ty phát hành, bởi có
thể một phần không nhỏ số cổ phiếu này nằm trong tay các thành
viên nội bộ của công ty, một phần khác thì được công ty mua lại
làm cổ phiếu quỹ...
- Giá trị vốn hóa thị trường có thể tăng hoặc giảm do một số
nguyên nhân không liên quan đến kết quả hoạt động của công ty
như việc mua lại một công ty khác, bán bớt một số bộ phận của
tập đoàn hay mua lại chính cổ phiếu của mình. Mặt khác, giá trị
vốn hóa thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong
khi giá này có thể thay đổi theo kỳ vọng của NĐT. Vì vậy, chỉ số
này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của công
ty.
Bán khống chứng khoán
Bán khống trong giao dịch chứng khoán là bán một loại chứng
khoán mà người bán không còn sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể
hơn là bán chứng khoán vay mượn. Khi nhà đầu tư dự đoán
rằng, trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện bán
khống, tức là đi vay cổ phiếu của TTCK để bán; sau khi giá hạ, họ
sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản
chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dự
đoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả
và chấp nhận một khoản lỗ.
Để đảm bảo an toàn, công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ
này thường yêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản
tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ
để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong quá trình chưa trả được nợ,
nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống (người vay) phải
bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người vay
có thể rút bớt ra để sử dụng.
Bán khống chứng khoán khi thị trường điều chỉnh giảm cũng là
hình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi họ
vẫn có thể kiếm được lời, trong khi mua bán theo cách bình
thường, họ chỉ kiếm được lời khi thị trường tăng giá.
Thị trường con bò tót
“Thị trường con bò tót” là một thuật ngữ chứng khoán dùng để chỉ
một thị trường đang trên đà đi lên. Điều đó đặc trưng bởi sự gia
tăng đều đặn thị giá của các CP. Trong thời gian thị trường là
“con bò tót”, giới đầu tư có niềm tin rằng, một xu hướng đi lên sẽ
còn tiếp tục.
Trong thị trường con bò tót, cầu chứng khoán cao hơn cung. Nói
một cách khác, nhiều NĐT muốn mua, trong khi rất ít người muốn
bán. Kết quả là giá CP tăng. Trong thị trường này, hầu hết NĐT
cảm thấy hứng thú với thị trường, họ sẵn sàng tham gia vào thị
trường với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận.
Đối với nhà đầu tư, ở thị trường con bò tót, việc nên làm là tận
dụng việc giá tăng lên để mua vào ngay từ đầu thời kỳ và bán ra
khi giá các CP họ nắm giữ đang lên đến đỉnh (việc xác định chính
xác khi nào là đáy và khi nào là đỉnh là điều không thể).
Thị trường con gấu
“Thị trường con gấu” là một thuật ngữ chứng khoán chỉ thị trường
đang xuống dốc. Cổ phiếu (CP) không ngừng rớt giá và kết quả
là một xu hướng trượt dốc mà nhà đầu tư (NĐT) tin rằng sẽ tiếp
diễn trong thời gian dài. Thị trường con gấu thường liên quan đến
một nền kinh tế yếu kém, khi hầu hết DN không có lợi nhuận cao.
Ở thị trường con gấu, sẽ có nhiều người muốn bán hơn là muốn
mua. Cầu thấp đáng kể so với cung và tất yếu dẫn đến giá CP
giảm. Cũng vì vậy, trong một thị trường con gấu, tâm lý NĐT là
tiêu cực, họ muốn tháo chạy khỏi thị trường và điều này đôi khi lại
đẩy thị trường trượt dốc mạnh hơn.
Trong một thị trường con gấu, nguy cơ thua lỗ cao hơn bởi giá cả
không ngừng giảm đi và thật khó để xác định đâu là điểm dừng
cuối cùng. Thậm chí, kể cả khi NĐT kiên nhẫn chờ đến lúc giá
tăng, nhiều khả năng vẫn phải chịu một khoản thua lỗ nhất định
trước khi thị trường đổi chiều.
Vì thế, khả năng thu lời trong thời kỳ này chủ yếu nằm ở các hình
thức đầu tư an toàn hơn như các loại trái phiếu hoặc các tài sản
khác. Tuy nhiên, thị trường con gấu cũng có thể đem đến cho
NĐT những cơ hội tuyệt vời khi cổ phiếu của các công ty tốt bị
đánh tụt xuống ngang hàng với các công ty khác và rơi xuống
mức giá rất hấp dẫn.