Ngày nay, sức khỏe tâm thần là một vấn đề ngày càng được xã hội
quan tâm đúng mức hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là các bệnh tâm thần cần
được điều trị củng cố kéo dài, thường phải dùng nhiều năm (như trầm cảm,
lo âu), nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị suốt đời (tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực).
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khắc phục tác dụng phụ của thuốc an thần cổ điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc phục tác dụng phụ của
thuốc an thần cổ điển
Cấu trúc phân tử Haloperidol.
Ngày nay, sức khỏe tâm thần là một vấn đề ngày càng được xã hội
quan tâm đúng mức hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là các bệnh tâm thần cần
được điều trị củng cố kéo dài, thường phải dùng nhiều năm (như trầm cảm,
lo âu), nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị suốt đời (tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực).
Các thuốc an thần, chống trầm cảm đã góp phần cải thiện to lớn bộ mặt của
lâm sàng tâm thần, giúp đa số bệnh nhân có thể trở về với cuộc sống bình thường.
Hiện nay, trên thị trường có các loại thuốc an thần và chống trầm cảm mới. Các
thuốc này không chỉ có tác dụng điều trị tốt, mà chúng có rất ít tác dụng phụ. Vì
vậy, bệnh nhân có thể điều trị lâu dài mà không bỏ thuốc.
Tuy nhiên, giá thành của các thuốc này còn khá đắt, ít bệnh nhân có điều
kiện sử dụng. Vì vậy, hiểu biết về tác dụng phụ và cách khắc phục các thuốc an
thần cổ điển vẫn có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh
nhân.
Aminazin: Thuốc gây ra sạm da nếu dùng kéo dài. Cách khắc phục là
ngừng sử dụng aminazin, thay bằng thuốc khác.
Viêm gan do aminazin biểu hiện gan to, đau vùng gan, men gan SGOT và
SGPT tăng. Những bệnh nhân này nên dùng kết hợp với thuốc bảo vệ tế bào gan
như silymarin, arginil.
Dị ứng biểu hiện bằng các ban dát sẩn trên da. Nên ngừng ngay dùng
aminazin, dùng thuốc corticoid để chống dị ứng, sau khi đã hết dị ứng thì thay
bằng thuốc an thần khác.
Trầm cảm biểu hiện bằng tình trạng lờ đờ, chậm chạp của bệnh nhân. Bệnh
nhân mất hết các hứng thú và sở thích, chú ý và trí nhớ đều giảm nghiêm trọng, do
vậy ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động và sinh hoạt của họ. Nên dùng thuốc
chống trầm cảm cho bệnh nhân và thay aminazin bằng các thuốc an thần khác
không gây ra trầm cảm.
Nói chung, aminazin ít hiệu quả trong điều trị tâm thần phân liệt và có
nhiều tác dụng phụ, do vậy nên hạn chế sử dụng thuốc này.
Haloperidol:
Thuốc hay gây ngoại tháp, biểu hiện bằng tình trạng bồn chồn, đứng ngồi
không yên, tăng tiết nước bọt, run tay, cứng lưỡi, cứng hàm gây khó nuốt, khó nói.
Nhìn chung đây là tác dụng phụ rất khó chịu, là nguyên nhân hàng đầu gây
bỏ thuốc của bệnh nhân dùng haloperidol. Khắc phục khá đơn giản và rẻ tiền, chỉ
cần cho bệnh nhân dùng thêm trihex 2mg kèm với haloperidol là được.
Levomepromazin:
Thuốc hay gây ngủ nhiều, đặc biệt ở các bệnh nhân đã ổn định về tâm thần.
Có thể cho bệnh nhân uống nước chè hay cà phê buổi sáng để khắc phục tình trạng
này.
Hạ huyết áp tư thế đứng là tác dụng phụ hay gặp của levomepromazin.
Bệnh nhân rất khó chịu với tình trạng này. Khắc phục bằng cách yêu cầu bệnh
nhân nằm trên giường 30-60 phút sau khi uống thuốc.