Đau mắt, đau đầu khi đang ngồi trực diện với máy tính. Nếu bạn là một
người sử dụng máy tính hằng ngày cho công việc hay việc cá nhân, bạn có thể đã
bị mỏi mắt.
Biểu hiện mỏi mắt do dùng máy tính
Khi dùng máy tính nhiều giờ, bạn có cảm giác căng, mệt, nóng rát hoặc
ngứa mắt, chảy nước mắt, khô mắt, nhìn mờ hoặc nhìn hai hình, đau đầu, mỏi cổ,
khó tập trung luân phiên giữa màn hình máy tính và văn bản giấy tờ, nhìn thấy
viền xung quanh ảnh vật hoặc nhiều hình khi bạn rời máy tính, tăng nhạy cảm với
ánh sáng. Mỏi mắt do dùng máy tính không có hậu quả nghiêm trọng hoặc lâu dài
nhưng gây phiền toái. Mặc dù bạn không thể thay đổi tính chất công việc và tất cả
các yếu tố có thể gây ra mỏi mắt, nhưng bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau để
giảm mỏi mắt.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khắc phục chứng mỏi mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc phục chứng mỏi mắt
Đau mắt, đau đầu khi đang ngồi trực diện với máy tính. Nếu bạn là một
người sử dụng máy tính hằng ngày cho công việc hay việc cá nhân, bạn có thể đã
bị mỏi mắt.
Biểu hiện mỏi mắt do dùng máy tính
Khi dùng máy tính nhiều giờ, bạn có cảm giác căng, mệt, nóng rát hoặc
ngứa mắt, chảy nước mắt, khô mắt, nhìn mờ hoặc nhìn hai hình, đau đầu, mỏi cổ,
khó tập trung luân phiên giữa màn hình máy tính và văn bản giấy tờ, nhìn thấy
viền xung quanh ảnh vật hoặc nhiều hình khi bạn rời máy tính, tăng nhạy cảm với
ánh sáng. Mỏi mắt do dùng máy tính không có hậu quả nghiêm trọng hoặc lâu dài
nhưng gây phiền toái. Mặc dù bạn không thể thay đổi tính chất công việc và tất cả
các yếu tố có thể gây ra mỏi mắt, nhưng bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau để
giảm mỏi mắt.
Làm gì để giảm mỏi mắt do dùng máy tính?
Để cho mắt được nghỉ ngơi: Hằng ngày, hướng mắt tập trung vào một cái gì
đó hơn là tập trung vào màn hình. Cố gắng theo bài tập sau: Đưa một ngón tay
cách mặt bàn vài cm, tập trung vào ngón tay khi bạn từ từ đưa chúng ra xa. Tập
trung vào một vật gì đó ở khoảng cách xa sau đó hướng lại về ngón tay, từ từ đưa
chúng lại gần trước mặt. Tiếp theo, thay đổi tập trung vào một cái gì đó xa hơn
8m, và giữ mắt ở vị trí đó trong vài giây. Lặp lại bài tập này 3 lần, vài lần một
ngày.
Hãy thư giãn. Giảm sự căng cơ bằng bài tập thư giãn: Đặt khuỷu tay lên
bàn, lòng bàn tay úp lên mặt, hãy hướng cả người bạn ra phía trước, cả trọng
lượng đầu dồn xuống tay sao cho lông mày ở vị trí trên bàn tay, các ngón tay tỏa
ra trên bề mặt trán, nhắm mắt và thở sâu theo đường mũi, hít sâu trong 4 giây sau
đó thở mạnh ra. Tiếp tục thở sâu trong 15-30 giây. Thực hiện bài tập đơn giản này
vài lần một ngày.
Đeo kính thích hợp: Nếu bạn đeo kính hoặc kính tiếp xúc, hãy chắc chắn là
đúng số. Nên đầu tư cho mình một loại kính đeo và kính tiếp xúc được thiết kế
chuyên dùng cho máy tính.
Đặt đồ vật trong phòng làm việc đúng chỗ: Bạn hãy sắp xếp bàn làm việc
của mình ở vị trí thích hợp và vừa tầm mắt.
Đặt lại máy tính của bạn: Đặt máy tính đối diện bạn, cách mắt khoảng 50 –
70cm. Nhiều người thấy đặt màn hình ở vị trí khoảng một cánh tay là vừa. Nếu
bạn cần nhìn gần để đọc loại chữ nhỏ hãy tăng phông chữ lên. Đặt đỉnh màn hình
ngang hoặc thấp hơn tầm mắt để nhìn xuống dễ dàng. Nếu quá cao hoặc quá thấp
sẽ gây mỏi cổ. Nếu để màn hình ở trên CPU hãy đặt CPU bên cạnh hoặc trên sàn
nhà. Nếu bạn đeo kính 2 tròng hoặc kính 3 tròng hãy cảnh giác bạn luôn có tư thế
ngả ra phía sau để nhìn phần dưới kính. Vì thế nên đặt màn hình thấp hơn mắt
hoặc mua kính chuyên dùng cho máy tính. Đặt bàn phím đúng vị trí. Đặt bàn phím
đối diện màn hình. Nếu để ở một góc hoặc bên cạnh màn hình, mắt bạn phải tập
trung ở một khoảng cách khác với màn hình sẽ dễ gây mỏi mắt.
Để giá sách đọc và tài liệu tham khảo cạnh màn hình máy tính hoặc ở vị trí
mà góc nhìn và khoảng cách đến mắt bạn giống màn hình. Cách này sẽ không làm
mắt phải liên tục thích nghi.
Kiểm tra ánh sáng và giảm ánh sáng chói: Tăng ánh sáng nhưng quá chói
có thể làm bạn khó nhìn các dữ kiện trong màn hình và gây mỏi mắt. Để kiểm tra
ánh sáng chói, bạn hãy ngồi vào máy tính khi màn hình tắt, vị trí này cho phép bạn
thấy ánh sáng và hình ảnh phản xạ. Vấn đề hay gặp nhất thường là nguyên nhân từ
trên hoặc sau bạn, như ánh sáng huỳnh quang của đèn tuýp và ánh sáng mặt trời.
Nên đặt màn hình ở vị trí sao cho nguồn ánh sáng ở bên cạnh và góc phải màn
hình. Tắt một số hoặc tất cả nguồn sáng trên đầu. Nếu bạn cần ánh sáng để viết
hoặc đọc, chỉ dùng một đèn bàn thích hợp. Che rèm và tránh đặt màn hình ở đối
diện cửa sổ hoặc tường trắng. Dùng màn chắn ánh sáng chói để giảm tối thiểu ánh
sáng chói từ đèn trên đầu. Cuối cùng là điều chỉnh độ tương phản và độ sáng của
màn hình phù hợp sao cho các chữ trên màn hình dễ đọc nhất.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu thực hiện những hướng dẫn trên mà bạn vẫn bị mỏi mắt thì đó có thể là
dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các vấn
đề sau: Khó chịu mắt kéo dài; thay đổi thị lực rõ; song thị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khac_phuc_chung_moi_mat_5.pdf