Sản xuất nông nghiệp cảnước nói chung và NghệAn nói riêng đang rất cần có
nhiều giống lúa thuần mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng
(TGST) ngắn đểđưa vào cơ cấu giống sản xuất trong vụxuân muộn, vụhè thu và
vụmùa sớm nhằm thay thếdần các giống lúa thuần đã gieo cấy quá lâu, năng suất
thấp, chất lượng cơm gạo kém như: KD18; Q5; 13/2
14 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết quảnghiên cứu chọn tạo thành công giống lúa chất lượng cao VT-NA2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả nghiên cứu chọn tạo thành công giống lúa chất lượng cao VT-NA2
Sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đang rất cần có
nhiều giống lúa thuần mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng
(TGST) ngắn để đưa vào cơ cấu giống sản xuất trong vụ xuân muộn, vụ hè thu và
vụ mùa sớm nhằm thay thế dần các giống lúa thuần đã gieo cấy quá lâu, năng suất
thấp, chất lượng cơm gạo kém như: KD18; Q5; 13/2…
I. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đang rất cần
có nhiều giống lúa thuần mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh
trưởng (TGST) ngắn để đưa vào cơ cấu giống sản xuất trong vụ xuân muộn, vụ
hè thu và vụ mùa sớm nhằm thay thế dần các giống lúa thuần đã gieo cấy quá
lâu, năng suất thấp, chất lượng cơm gạo kém như: KD18; Q5; 13/2…
Xuất phát từ thực tế đó, để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa
theo hướng sản xuất hàng hóa, thời gian qua, Công ty Cổ phần Tổng Công
ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã nghiên cứu, chọn tạo thành công giống
lúa thuần VT-NA2 - một giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc được du
nhập về Việt Nam.
II. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm
Giống VT-NA2 được tiến hành khảo nghiệm tại Nghệ An từ 2007-2010.
Giống lúa Khang dân 18 (KD18) được dùng làm giống đối chứng trong suốt
quá trình nghiên cứu.
1. Kết quả khảo nghiệm tác giả (Khảo nghiệm cơ bản)
Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ vụ hè thu năm 2007 tại Trại khảo
nghiệm giống lúa Kim Liên - Nam Đàn nhằm đánh giá các đặc trưng, đặc điểm
nông học, khả năng cho năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện
thời tiết bất lợi của giống.
Bảng 1: Kết quả theo dõi một số đặc điểm nông học của giống lúa VT-NA2
TT
Giống lúa
Đặc điểm
VT-NA2 KD18
Vụ xuân 118-120 122-125
1 TGST (ngày)
Vụ hè thu 95-97 98-100
2 Chiều cao cây (cm) 95-97 97-100
3 Dạng cây Gọn Gọn
4 Dạng lá Đứng Đứng
5 Kích thước, độ dày lá Trung bình, dày Trung bình, dày
6 Màu sắc lá Xanh đậm Xanh
7 Hình dạng hạt thóc Thon dài Thon nhỏ
8 Màu sắc hạt Vàng sáng Vàng sáng
9 Độ Điểm 5/10 Điểm 5/10
10 Góc lá Nhỏ (15-17o) Nhỏ (20-22o)
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tại Nghệ An giống lúa VT-NA2 là giống lúa có
thời gian sinh trưởng ngắn, ngắn hơn cả giống lúa KD18từ 3-5 ngày. Các chỉ tiêu
về nông sinh học đều tốt.
Bảng 2: Kết quả theo dõi về năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống VT-NA2
Vụ
Giống
lúa
Bông/m2
Hạt
chắc/bông
Tỷ
lệ %
lép
Khối
lượng
1.000 hạt
(g)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
VT-NA2 261 158 14,5 21,5 58,30
KD18 256 156 15,0 19,5 54,00
CV% - - - - 5,6
Hè thu
2007
LSD
0,05
- - - - 4,0
VT-NA2 265 165 12,5 22,0 63,50
KD18 260 160 14,6 20,0 57,30
CV% - - - - 6,2
Xuân
2008
LSD
0,05
- - - - 4,5
Kết quả trên cho thấy, so với giống lúa KD18, giống lúa VT-NA2 đẻ nhánh
khá, số bông lúa/m2 cao hơn, các chỉ tiêu khác như số hạt chắc/bông, tỷ lệ lép,
trọng lượng 1.000 hạt đều vượt trội. Năng suất trong cả 2 vụ xuân và vụ hè thu
của giống lúa VT-NA2 đều cao hơn giống lúa KD18 từ 4-6 tạ/ha.
2. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia
Giống lúa VT-NA2 được gửi đi khảo nghiệm DUS(1) tại Trại khảo nghiệm
giống lúa của Trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia ở Văn Lâm - Hưng Yên
và ở một số tỉnh thuộc mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia.
- Kết quả khảo nghiệm DUS:
Bảng 3: Kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng của giống VT-NA2 (2)
Vụ Giống
Sức
sống
mạ
(điểm)
Độ
dài
giai
đoạn
trổ
bông
(điểm)
Độ
thoát
trổ
bông
(điểm)
Độ
cứng
cây
(điểm)
Độ
tàn lá
(điểm)
Chiều
cao
cây
(điểm)
TGST
(ngày)
Độ
thuần
(điểm)
KD18
(đ/c)
4 5 3 3 5 92 125 1 Vụ
xuân
2010 VT-
NA2
5 5 3 1 5 86 122 1
KD18
(đ/c)
1 5 3 3 5 111 102 1 Vụ
mùa
2010 VT-
NA2
5 1 3 1 5 104 98 1
Kết quả theo dõi trên cho thấy:
Giống lúa VT-NA2 có một số chỉ tiêu vượt trội so với giống đối chứng KD18
như: sức sống của mạ, trổ nhanh - trổ thoát, cứng cây chống đổ tốt.
Bảng 4: Các yếu tố cấu thành năng suất (2)
Vụ Giống lúa
Số
bông/khóm
Số hạt
chắc/bông
Tỷ
lệ lép %
Khối lượng
1000 hạt (g)
KD18 (đ/c) 4,8 180 10,3 20,5 Xuân
2010 VT-NA2 5,1 144 8,8 22,5
KD18 (đ/c) 5,5 163 23,4 19,8 Mùa
2010 VT-NA2 5,5 174 21,0 20,3
Kết quả theo dõi cho thấy: Giống lúa VT-NA2 là một giống lúa có tiềm năng
năng suất cao bởi các chỉ tiêu cơ bản như: bông/khóm, hạt/bông, tỷ lệ lép và khối
lượng 1000 hạt đều vượt trội giống lúa đối chứng (KD18).
- Kết quả khảo nghiệm trên diện rộng thuộc mạng lưới khảo nghiệm Quốc
gia:
Bảng 5: Kết quả theo dõi năng suất giống lúa VT-NA2 ở các địa phương
thuộc mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia vụ xuân 2010(2)
Đơn vị tính: tạ/ha
Tên
giống
Hưng
Yên
Hải
Dương
Hải
Phòng
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Hòa
Bình
Bắc
Giang
Vĩnh
Phúc
Bình
quân
KD18
(đ/c)
53,3 50,7 51,8 61,9 54,7 52,8 51,0 58,7 54,4
VT-
NA2
66,4 55,8 50,0 61,9 57,7 47,4 44,7 63,3 55,9
CV% 8,4 3,7 4,2 4,0 3,6 3,6 3,2 3,1
LSD
0,05
8,1 3,2 3,5 3,8 2,9 2,7 2,9 3,0
Bảng 6: Kết quả theo dõi năng suất giống lúa VT-NA2 ở các địa phương
thuộc mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia vụ mùa 2010(2)
Đơn vị tính: tạ/ha
Tên
giống
Hưng
Yên
Hải
Dương
Hải
Phòng
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Vĩnh
Phúc
Phú Thọ
Bình
quân
KD18
(đ/c)
62,97 50,37 51,80 50,26 51,47 47,33 52,33 51,97
VT-NA2 72,77 54,47 44,83 61,09 51,30 51,67 43,77 53,32
CV% 5,6 3,4 4,9 3,5 3,5 5,8 5,9
LSD 6,01 2,98 4,29 3,01 2,8 4,07 4,34
0,05
Trong cả 2 vụ xuân và mùa, giống lúa VT-NA2 đều cho năng suất cao hơn giống
lúa đối chứng KD18 từ 1,35-1,5 tạ/ha. Đặc biệt ở một số điểm như: Hưng Yên,
Vĩnh Phúc…, giống lúa VT-NA2 đạt được năng suất từ 60-70 tạ/ha trong cả 2 vụ,
cao hơn giống lúa KD18 (đ/c) từ 5-10 tạ/ha/vụ.
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng lúa gạo của giống lúa VT-NA2:
Bảng 7: Chất lượng lúa gạo của giống lúa VT-NA2(2)
Tên
giống
Tỷ
lệ
gạo
lật
(%)
Tỷ
lệ
gạo
xát
(%)
Tỷ lệ
gạo
nguyên
(%)
Tỷ lệ
gạo
trắng
trong
(%)
Hàm
lượng
Amilose
(%)
Hàm
lượng
Protein
(%)
Màu
sắc gạo
lật
Chiều
dài
hạt
gạo
(mm)
D/R
VT-
NA2
75,2 67,8 88,9 56,9 19,88 7,61
Trắng
ngà
6,03 3,13
KD18
(đ/c)
78,8 69,4 76,0 39,7 28,90 -
Trắng
ngà
5,67 2,73
Chất lượng lúa gạo của giống VT-NA2 tốt hơn hẳn giống lúa KD18 (đ/c), điều
đó được thể hiện qua: hạt gạo trắng trong không bạc bụng, hình dạng hạt gạo thon
dài (D/R = 3,13), hàm lượng Amilose thấp (19,88%) chứng tỏ cơm ăn ngon dẻo và
hàm lượng protein cao (7,61%), hạt gạo béo, đạm nhiều.
3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Khảo nghiệm sản xuất kết hợp xây dựng mô hình trình diễn được tiến hành tại
nhiều địa phương ở Nghệ An vào các năm 2008, 2009 và 2010.
Bảng 8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống VT-NA2
qua các vụ xuân ở một số địa phương tại Nghệ An
Vụ
Địa
phươn
g sản
xuất
Diệ
n
tích
(ha)
Giống lúa
Bông/m
2
Số hạt
chắc/bôn
g
Tỷ
lệ
lép
(%)
Khối
lượn
g
1.000
hạt
(g)
NSTT
(tạ/ha
)
30 VT-NA2 270 162
12,
5
22,0 62,8
Nam
Đàn
KD18(đ/c
)
265 154
14,
0
20,0 58,5
15 VT-NA2 260 165
15,
3
22,5 65,0
Xuâ
n
2008
Nghi
Lộc
KD18(đ/c
)
260 162
16,
5
19,5 59,8
Xuâ
n
Đô
Lương
30 VT-NA2 275 166
12,
0
22,0 70,6
KD18(đ/c
)
270 161
13,
5
20,0 64,6
35 VT-NA2 265 164
13,
2
22,3 69,5
Nghi
Lộc
KD18(đ/c
)
260 157
15,
0
20.0 62,0
10 VT-NA2 271 160
12,
3
21,5 66,5
2009
Nam
Đàn
KD18(đ/c
)
270 158
14,
0
20,0 63,2
30 VT-NA2 261 160
13,
6
22,0 66,0
Nghi
Lộc
KD18(đ/c
)
261 154
14,
5
19,5 61,5
35 VT-NA2 266 158
13,
5
22,0 64,5
Đô
Lương
KD18(đ/c
)
264 154
15,
0
20,0 60,2
10 VT-NA2 264 157
12,
0
22,0 61,5
Xuâ
n
2010
Nam
Đàn
KD18(đ/c
)
257 154
13,
5
20,0 58,0
30 VT-NA2 257 158
12,
4
22,0 63
Hưng
Nguyên
KD18(đ/c
)
252 153
14,
0
20,0 59,2
NSTT: Năng suất tăng trưởng
Gieo cấy trên nhiều loại đất đai, địa phương khác nhau, giống lúa VT-NA2 đều
cho năng suất cao hơn giống lúa KD18 (đ/c). Điều đó chứng tỏ khả năng thích
nghi của giống lúa VT-NA2 rất cao.
Bảng 9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống VT-NA2
qua các vụ hè thu ở một số địa phương tại Nghệ An
Vụ
Địa
phươn
g sản
xuất
Diệ
n
tích
(ha)
Giống lúa
Bông/m
2
Số hạt
chắc/bôn
g
Tỷ
lệ
lép
(%)
Khối
lượn
g
1000
hạt
(g)
NSTT
(tạ/ha
)
5,0 VT-NA2 260 158
13,
0
21,5 60,0
Nam
Đàn
KD18(đ/c
)
255 161
15,
2
19,5 55,6
20,0 VT-NA2 266 163
14,
0
22,0 61,4
Hè
thu
200
8
Nghi
Lộc
KD18(đ/c 260 158 15, 21,3 57,0
) 3
35,0 VT-NA2 262 154
14,
5
21,0 58,4
Đô
Lương
KD18(đ/c
)
260 153
16,
2
20,0 54,0
45,0 VT-NA2 258 163
13,
3
22,3 62,0
Nghi
Lộc
KD18(đ/c
)
258 166
14,
7
19,5 57,5
10,0 VT-NA2 265 160
14,
2
21,0 61,3
Hè
thu
200
9
Nam
Đàn
KD18(đ/c
)
262 157
15,
2
20,0 57,0
65,0 VT-NA2 260 158
13,
5
22,0 61,3
Nghi
Lộc
KD18(đ/c
)
265 155
14,
0
20,5 56,4
65,0 VT-NA2 248 154
16,
2
21,0 51,3
Đô
Lương
KD18(đ/c
)
248 150
17,
6
19,5 48,6
Hè
thu
201
0
Nam
10,0 VT-NA2 234 148 16, 21,0 50,2
2
Đàn
KD18(đ/c
)
225 142
21,
0
19,5 47,5
55,0 VT-NA2 243 153
16,
3
21,0 56,0
Hưng
Nguyên
KD18(đ/c
)
239 152
18,
2
19,5 52,3
NSTT: Năng suất tăng trưởng
Trong cả 3 vụ hè thu, trên các loại đất và ở các địa phương khác nhau, giống
lúa VT-NA2 luôn cho năng suất cao hơn giống lúa đối chứng KD18 trên dưới 4
tạ/ha.
III. Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu khảo nghiệm liên tục từ vụ hè thu 2007 đến hết năm
2010 trên phạm vi rộng về cả quy mô diện tích và địa điểm nghiên cứu từ khảo
nghiệm tác giả đến khảo nghiệm Quốc gia và khảo nghiệm sản xuất tại Nghệ An,
có thể rút ra kết luận sau đây:
- Giống lúa VT-NA2 chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ tốt, thích ứng rộng,
dễ gieo trồng ở tất cả các vùng miền và loại đất khác nhau trong và ngoài tỉnh.
- Giống lúa VT-NA2 có TGST ngắn, gieo cấy được cả 2 vụ xuân và hè thu.
Đây là một lợi thế để đưa giống vào sản xuất tốt trong vụ xuân muộn và vụ hè
thu trên tất cả các vùng miền nhằm tránh lụt bão trong mùa mưa lớn của vụ hè
thu, đồng thời gieo cấy muộn để tránh rét hại làm chết mạ trong vụ xuân thường
xảy ra ở Nghệ An.
- Giống lúa VT-NA2 có tiềm năng năng suất cao: 60-70 tạ/ha vụ xuân và 55-
63 tạ/ha vụ hè thu, cao hơn hẳn giống lúa KD18 (đ/c) từ 6-9,5%.
- Chất lượng cơm gạo của giống lúa VT-NA2 khá tốt so với nhiều giống lúa
gạo hiện nay. Hạt gạo trắng trong, cơm ăn ngon, dẻo, được người sản xuất và
tiêu dùng đánh giá cao. Đặc biệt trên thị trường tự do, giá lúa gạo giống lúa
VT-NA2 cao hơn giá lúa gạo giống lúa KD18 từ 800-1000 đồng/kg.
Từ những kết quả nghiên
cứu và kết luận nói trên, giống lúa VT-NA2 đã được Hội đồng KH&CN, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đánh giá cao, chính thức công
nhận là giống lúa mới được phép đưa vào cơ cấu mở rộng sản xuất tại Quyết
định số 227/QĐ-SNN ngày 22/3/2011 và được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận đặc cách giống cây trồng nông nghiệp mới tại
Quyết định số 609/QĐ-TT-CLT ngày 25/10/2011.
2. Đề nghị
Giống lúa VT-NA2 là giống lúa có TGST ngắn, chất lượng cơm gạo ngon, có
tiềm năng năng suất cao và khả năng thích ứng rộng. Vì vậy, các địa phương có
thể mạnh dạn mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa này để đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho bà con nông dân./.
Chú thích
(1) Khảo nghiệm DUS (Distinctness Uniformity Stability) nhằm đánh giá tính
khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống.
(2) Nguồn: Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia vụ xuân và vụ mùa
2010.
■ Doãn Trí Tuệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_18__2837.pdf