Nhện gié (Steneotarsonemus spinki) Smiley thuộc họnhện trắng
Steneotarsonemidae, bộve bét Acarina, lớp nhện Arachinidae, là đối tượng gây
hại nguy hiểm trên lúa (có thểlàm giảm đến 70-80% năng suất). ỞViệt Nam,
trong vài năm gần đây, nhện gié là loài gây hại đáng chú ý nhất trong 9 loài nhện
hại trên lúa. Đây là loài có kích thước cơ thểnhỏ, không thểnhìn thấy bằng mắt
thường, do đó việc phát hiện và phòng trừkịp thời đối với nhện gié còn rất hạn
chế.
14 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết quảnghiên cứu bước đầu về nhện gié hại lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả nghiên cứu bước đầu về
nhện gié hại lúa
Nhện gié (Steneotarsonemus spinki) Smiley thuộc họ nhện trắng
Steneotarsonemidae, bộ ve bét Acarina, lớp nhện Arachinidae, là đối tượng gây
hại nguy hiểm trên lúa (có thể làm giảm đến 70-80% năng suất). Ở Việt Nam,
trong vài năm gần đây, nhện gié là loài gây hại đáng chú ý nhất trong 9 loài nhện
hại trên lúa. Đây là loài có kích thước cơ thể nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt
thường, do đó việc phát hiện và phòng trừ kịp thời đối với nhện gié còn rất hạn
chế.
Ở Nghệ An, nhện gié được phát hiện vào năm 2008. Đến năm 2009, nhện gié
đã phát sinh gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa tại nhiều
vùng thuộc các huyện Đô Lương, Yên Thành, Nghi Lộc... Một trong những
nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại trên là do chưa phát hiện kịp thời sự gây
hại của nhện và chưa xác định được thời điểm cũng như biện pháp phòng trừ
hiệu quả. Hiện nay, nhện gié hại lúa đang là đối tượng dịch hại có nhiều nguy
cơ tiềm ẩn phát sinh thành dịch trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đến năng suất
lúa tại Nghệ An.
Do là loài mới gây hại, kích thước quá nhỏ và tác hại ngày một tăng, nên tại rất
nhiều nơi, các kỹ thuật viên bảo vệ thực vật và cán bộ khuyến nông chưa nhận biết
được triệu chứng gây hại của nhện gié, vẫn thường nhầm lẫn triệu chứng gây hại
của chúng với các loại bệnh do vi sinh vật gây nên, thường được gọi chung một
tên là "bệnh đen lem lép hạt" và khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu bệnh để diệt trừ,
gây tốn kém, lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Với kết quả nghiên cứu bước đầu, bài viết này xin thông tin một số vấn đề về
nhện gié, đặc điểm phát sinh gây hại và cách phòng trừ.
1. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của nhện gié
1.1. Đặc điểm hình thái
- Trứng có màu trắng trong, hình trái xoan, đẻ rải rác từng quả hoặc thường
dính lại với nhau thành từng đám 5-10 quả.
- Nhện non di động và nhện non không di động có màu trắng đục với 3 đôi
chân.
- Trưởng thành có màu trắng đục hơi vàng, có 4 đôi chân, rất khó quan sát
bằng mắt thường. Kích thước cơ thể nhện cũng có thể là cơ sở phân biệt giới tính
và tuổi nhện. Con cái trưởng thành có chiều dài bề rộng cơ thể tương ứng là
274m và 108m. Con đực có kích thước chiều dài và bề rộng cơ thể tương ứng
là 217m và 121m. Các đặc điểm cấu tạo hình thái đặc trưng cho họ
Tarsonemidae. Điểm dễ phân biệt giữa con đực và con cái là ở đôi chân thứ 4:
Đôi chân thứ 4 con đực phình to phía trong tạo thành đôi kìm hỗ trợ cho việc vận
chuyển con cái và giao phối; Đôi chân thứ 4 của con cái tiêu giảm nhỏ bé, có
dạng vuốt dài.
1.2. Đặc điểm sinh học
Nhện gié có 3 pha phát dục: Trứng - Nhện non (di động, không di động) -
Trưởng thành.
Nhện gié có sức tăng quần thể rất cao, có thể tăng gấp đôi số lượng trong thời
gian khoảng 5 ngày. Vòng đời là ngắn đến rất ngắn từ 4-7 ngày, tùy theo nhiệt độ.
Sức đẻ trứng của nhện gié cao: Trung bình 50 trứng/con cái; Thời gian đẻ tập
trung trong 7 ngày đầu. Trưởng thành
có thể sống được 15-30 ngày.
Trong một quần thể nhện thường thấy tỷ lệ 3 con cái: 1 con đực, khi điều kiện
sống thuận lợi tỷ lệ này là 8 cái: 1 đực.
Trưởng thành cái loài
S.spinki có khả năng sinh sản đơn tính, con cái không qua giao phối vẫn có thể
đẻ trứng nhưng tỷ lệ nở ra con đực cao hơn so với trứng đã qua giao phối.
Bảng 1: Thời gian phát dục (ngày) của từng pha và vòng đời nhện gié
(ở 25oC ± 1oC và 30oC ± 1oC)
Đợt nuôi 1 (25oC ± 1oC) Đợt nuôi 1 (30oC ± 1oC)
Chỉ tiêu
Pha phát dục Tối
thiểu
Tối đa Trung bình
Tối
thiểu
Tối đa Trung bình
Trứng 2,5 3,5 3,13 ± 0,47 1,5 2,5 2,09 ± 0,31
Nhện non di
động
1,5 2,0 1,72 ± 0,20 1,0 2,0 1,37 ± 0,20
Nhện non
không di động
1,5 2,5 2,16 ± 0,34 1,0 1,5 1,69 ± 0,19
Trưởng thành
cái trước đẻ
trứng
2,0 2,5 2,29 ± 0,38 1,0 2,0 1,79 ± 0,29
Vòng đời 7,5 10,5 9,30 ± 1,45 4,5 8,0 6,52 ± 0,99
Thời gian
sống của trư-
ởng thành cái
8,5 17,0 11,33 ± 2,39 7,5 13,0 10,84 ± 2,07
Đời 14,0 25,0 19,26 ± 3,46 11,0 19,0 15,57 ± 2,77
Vòng đời của nhện gié nghiên cứu tại các ngưỡng nhiệt độ 30oC, 25oC tương
ứng là 6,52 và 9,3 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường 25oC, thời gian sống
của trưởng thành cái từ 8,5-17 ngày; trung bình 11,33 ngày. Ở 30oC, thời gian
sống của trưởng thành cái ngắn hơn giao động 7,5-13 ngày; trung bình 10,84 ngày
(Bảng 1).
Thời gian sống của trưởng thành phụ thuộc điều kiện nhiệt độ và cây ký chủ, cụ
thể là các giống lúa khác nhau, mức độ gây hại khác nhau.
Nhện gié có khả năng chịu đựng tốt với các điều kiện nhiệt độ bất lợi, khi nhiệt
độ cao ở mức 37oC sau 36 giờ, tỷ lệ nhện sống vẫn đạt 100% và nhện chết hết sau
108 giờ; ở nhiệt độ 39oC, nhện có thể tồn tại tới 72 giờ; ở 41oC, nhện có thể sống
tới 48 giờ. Đối với nhiệt độ thấp, nhện gié cũng có khả năng chịu đựng tốt ở -2 tới
-5oC, sau 120 giờ đa phần nhện vẫn sống; ở nhiệt độ -8oC thì 41,1% nhện có thể
chịu đựng sau 48 giờ và chỉ chết hết sau 72 giờ (Xu et al., 2002).
Khi không có thức ăn, tất cả các pha nhện gié đều có khả năng tồn tại tốt trong
nước. Trưởng thành nhện gié có khả năng tồn tại trong nước lâu nhất là 23 ngày
(trưởng thành cái sống dài hơn trưởng thành đực), nhện non 25 ngày, trứng và
nhện non không di động đều có khả năng nở (tỷ lệ nở bình quân 94,33%) và lột
xác trong môi trường nước (Xu et al., 2002).
2. Triệu chứng gây hại của nhện gié
* Ở giai đoạn mạ
Ở giai đoạn mạ, nhện thường không hại ở gân lá mà chủ yếu hại ở bẹ lá. Đối
với những bẹ lá con nhỏ, khoang mô nhỏ, nhện không đục vào các khoang mô mà
chích hút nhựa cây ngay ở ngoài bẹ lá, phần tiếp xúc giữa các bẹ lá với nhau. Vết
hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng, về sau các vết hại tập trung thành
đám màu vàng nâu đến nâu đen. Đặc biệt, những dảnh mạ bị nhện gié hại nặng có
hiện tượng lùn thấp hơn, đẻ nhánh sớm hơn so với những dảnh mạ khác.
* Ở giai đoạn lúa cấy
- Trên thân
Thân cây lúa bị nhện gié chích hút ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt về
sau kéo dài hình chữ nhật và dần biến từ màu vàng nhạt sang nâu đen. Các vết nâu
đen hình chữ nhật đứt quãng hoặc không đứt quãng xếp sít nhau và dần dần xuất
hiện khắp trên thân khi bị hại nặng.
- Trên bẹ lá
Đối với những bẹ lá sát gốc, là những bẹ to, xốp, có nhiều khoang mô lớn thì
nhện gié thường đục vào bên trong bẹ gây hại. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ có
thể hình chữ nhật hoặc không, màu trắng vàng đến vàng nhạt, về sau các vết hại
tập trung thành từng đám chuyển màu nâu nhạt, nâu đậm đến thâm đen. Nếu bị
nặng toàn bộ bẹ lá, thân cây có màu nâu đen đậm mà nhiều nơi bà con nông dân
gọi là "thân mía tím".
- Trên gân lá
Vết hại trên gân lá ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng, về sau vết hại lan
rộng thành các vệt sọc chạy dọc gân lá, vết bệnh biến đổi từ nâu vàng sang nâu
đậm rồi nâu đen.
- Trên bông lúa khi trỗ
Bông lúa bị nhện gié hại thường thấy hiện tượng bông lúa không trỗ thoát do
nhện gié chích hút và gây hại ngay trước khi trỗ, số hạt lép hoàn toàn trên bông rất
lớn, bông lúa hoặc thân đòng bị cong queo. Nếu bông lúa trỗ thoát thì nhện vẫn tấn
công hạt lúa ngay trong khi trỗ và sau khi trỗ. Trên bông lúa nhện thường tấn công
theo chiều từ cuống bông đến đuôi bông khiến bông không cong bình thường mà
có chiều đứng thẳng.
- Trên gié lúa
Gié lúa bị nhện hại thường cong queo, phía dưới cuống gié cong, không thẳng
như bình thường, cuống gié, cuống hạt, hạt trên gié cũng bị biến màu từ vàng nhạt
sang vàng nâu rồi nâu đen. Góc của điểm cuối bông và thân càng to biểu hiện mức
độ gây hại càng lớn. Gié lúa bị vi khuẩn khác không có hiện tượng như trên.
- Trên hạt lúa
Hạt lúa bị nhện gié hại thường có hiện tượng biến dạng cong queo, lép hoàn
toàn, lửng hoặc bình thường. Vỏ trấu bị biến màu hoàn toàn hoặc lốm đốm nâu
đến nâu đen. Hạt lép hoàn toàn có đài hoa, nhị, nhụy bị biến màu, khô teo và nâu
đen.
* Sự khác biệt về triệu chứng giữa nhện gié và một số bệnh do nấm
- Trên bông lúa và hạt lúa
Một số loại bệnh do nấm
như bệnh thối bẹ lá, bệnh khô vằn cũng gây hiện tượng bông lúa không trỗ thoát,
tỷ lệ các hạt lép hoàn toàn trên bông rất lớn. Tuy nhiên, hiện tượng lép hoàn toàn
do nấm thường làm các hạt lúa không bị biến dạng, màu vỏ trấu đồng màu nâu,
đen hoặc xám, trên bề mặt hạt lúa có các bào tử, hạch nấm rất dễ nhận biết. Khi bị
bệnh do nấm hại, bông lúa không có hiện tượng cong queo như khi bị nhện gié hại,
màu sắc hạt lúa trên bông thường đồng màu, ít có hiện tượng màu nâu hoặc đen
lốm đốm. Nếu có hiện tượng màu sắc hạt lúa lốm đốm thì trên vết lốm đốm có
ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ. Nếu điều kiện thời tiết ẩm ướt sẽ thấy các sợi
nấm trắng mọc lên trên bề mặt vết bệnh. Những hạt lúa bị lép hoàn toàn do nhện
gié thường là do nhện chích hút làm nhị, nhụy bị khô teo lại. Những hạt lúa bị lép
hoàn toàn do nấm khi bóc tách vỏ trấu không có hiện tượng nhị, nhụy hoa bị teo
mà vẫn giữ nguyên hình dạng bình thường.
3. Quy luật phát sinh gây hại của nhện gié
Nhện gié phát triển mạnh khi nhiệt độ 28-300C, độ ẩm cao 96%. Nhiệt độ thấp
hơn, chúng phát triển chậm hơn. Nhện gié có khả năng sống sót ở nhiệt độ thấp,
tuy nhiên khả năng này không giống nhau ở các pha. Trong năm, nhện gié gây hại
nặng trên lúa hè thu và lúa mùa sớm, ở những chân ruộng cao thiếu nước. Thực
chất lúa vụ hè thu - mùa bị hại nặng là do nguồn tích lũy trên đồng ruộng từ vụ
trước và nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Nhện gié bắt đầu phát sinh gây hại mạnh trên đồng ruộng từ giai đoạn cuối đẻ
nhánh, tăng nhanh mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ bông phơi màu. Trong
giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái, nhện gié hại ở gân lá, tập trung ở lá thứ 4 và 5;
giai đoạn làm đòng đến trỗ, nhện tiếp tục gây hại ở các lá thứ 3, 4 và 5 và chuyển
lên gây hại ở bẹ, bông và hạt (Bảng 2).
Bảng 2: Mật độ, tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié
qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Ruộng điều tra
Ngày
điều tra
Giai đoạn sinh
trưởng Mật độ nhện
(con/dảnh)
Tỷ lệ hại (%)
Chỉ số hại
(%)
06/08/2010 Cuối đẻ nhánh 0,71 15,00 1,66
13/08/2010 Đứng cái 4,31 23,00 2,55
20/08/2010 Làm đòng 33,51 67,00 7,44
27/08/2010 Trỗ bông 56,96 76,00 8,88
07/09/2010 Phơi màu 103,47 79,00 9,33
14/09/2010 Ngậm sữa 34,87 80,00 10,22
Nhện gié có khả năng sống với mật độ cao trên lúa chét ở cả vụ xuân và vụ mùa.
Mật độ nhện gié cao trên giống lúa nhiễm nhện và thấp trên giống ít nhiễm và
kháng nhện gié.
Nhện gié có thể lan truyền nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, công cụ
sản xuất nông nghiệp, tàn dư thực vật từ vụ trước qua vụ sau... Nhện gié có khả
năng lây lan rất mạnh qua vết thương cơ học. Sau 10 ngày tạo vết thương nhân tạo,
tỷ lệ hại là 100% tại các vết thương. Nhện gié có khả năng lây lan qua dòng nước,
lây mạnh ở chỗ có dòng chảy nhưng lại nhiễm mạnh nhất ở các ruộng lúa khô và
thường xuyên bị hạn. Nhện gié có khả năng lây lan qua gió, tốc độ lan truyền phụ
thuộc khoảng cách từ ruộng có nhện đến ruộng không có nhện.
Trên các chân ruộng thì chân đất trũng bị hại nhẹ hơn chân vàn cao thiếu nước.
Ruộng bón nhiều đạm bị hại nặng hơn ruộng bón ít đạm. Ruộng cấy dày thường bị
hại nặng.
Các loài nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế
được nhện gié S. Spinki. Ở châu Á có hai loài thiên địch quan trọng là Amblyseius
taiwanicus và Lasioseus parberiesei Bhattcharya (Lo & Ho, 1979). Nhện bắt mồi
có thể tấn công và khống chế nhện hại hiệu quả.
Các chế phẩm sinh học như Hirsutela nodulosa, Bacillus thuringiensis,
Beauveria bassiana, Verticilin lecanii và Metazhizium anissopliae có hiệu quả cao
trong phòng trừ nhện gié trên đồng ruộng.
4. Kết quả khảo sát một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng, khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học
phun trừ nhện gié trong vụ hè thu 2010, kết quả cho thấy trong 4 loại thuốc
khảo nghiệm, thuốc Kinalux 25 EC phun ở liều lượng 0,2 lít/ha có hiệu quả cao
nhất, tiếp đến là thuốc Angun 5WDG liều lượng 1,5 kg/ha, thuốc Comite 73 EC
liều lượng 0,55 lít/ha có hiệu quả trừ nhện gié thấp nhất (Bảng 3).
Bảng 3: Hiệu lực phòng trừ nhện gié của một số thuốc hóa học
Hiệu lực (%)
Tên thuốc
Liều lượng
(lít,kg/ha) 3 NSP 7 NSP 14 NSP
Abatimex 3.6
EC
0,15 61,91 63,80 48,398
Angun 5 WDG 0,20 77,92 82,15 65,26
Comite 73 EC 0,55 28,43 35,82 15,51
Kinalux 25 EC 1,5 79,89 86,09 72,68
Ghi chú: NSP: Ngày sau phun
Tiến hành các thí nghiệm theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trên
đồng ruộng để xác định thời điểm phun thuốc trừ nhện gié đạt hiệu quả cao về
kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cho kết quả trình bày ở bảng 4 như sau:
Bảng 4: Tỷ lệ và chỉ số hại (%) của nhện gié trên các công thức phun thuốc
ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Tỷ lệ và chỉ số hại của nhện gié (%)
Trước
phun
3 NSP 7 NSP 14 NSP
Trước thu
hoạch
Giai
đoạn
sinh
trưởn
g
Côn
g
thức
TL
H
(%)
CS
H
(%)
TL
H
(%)
CS
H
(%)
TL
H
(%)
CS
H
(%)
TL
H
(%)
CS
H
(%)
TL
H
(%)
CS
H
(%)
Phun 1 0,1 2 0,2 2 0,2 3 0,3 64 22,3
Cuối
đẻ
ĐC 2 0,2 2 0,2 3 0,3 7 0,8 93 47,9
Làm Phun 9 1,0 11 1,2 14 1,6 16 1,8 36 8,9
đòng
ĐC 8 0,8 11 1,2 17 1,9 30 3,0 93 47,9
Phun 32 3,6 35 3,9 37 4,1 42 4,7 75 24,1 Bắt
đầu
trỗ ĐC 29 3,2 35 3,9 45 5,0 61 6,8 93 47,9
Phun 51 5,7 58 6,2 68 14,0 85 38,7 91 40,6
Trỗ
xong
ĐC 57 6,3 64 7,1 73 15,0 90 46,7 93 47,9
Ghi chú:
TLH: Tỷ lệ hại; CSH: Chỉ số hại; NSP: Ngày sau phun; ĐC: Đối chứng; Thuốc
sử dụng là thuốc Kinalux 25 EC liều lượng 1,5 lít/ha
Kết quả bảng 4 cho thấy: Phun thuốc Kinalux 25 EC một lần vào giai đoạn lúa
làm đòng có hiệu quả trừ nhện gié cao nhất; Phun ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và khi
lúa bắt đầu trỗ (trỗ 5-7%) hiệu quả tương đương nhau; Phun khi lúa trỗ thoát (trỗ
xong) không có ý nghĩa trừ nhện gié.
5. Kết luận
- Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm cho các vùng trồng lúa ở nước ta. Sự phát sinh
gây hại của nhện gié liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật canh tác và mùa vụ. Trong vụ
xuân, nhện gié gây hại nhẹ hơn so với vụ hè thu - mùa. Các giống lúa có bản lá to, gieo
cấy dày, bón nhiều đạm bị nhện gié hại nặng. Trên những chân đất cao, vàn và gieo cấy
gặp điều kiện khô hạn, nhện càng gây hại nặng.
- Nhện gié bắt đầu phát sinh gây hại mạnh trên đồng ruộng từ giai đoạn cuối
đẻ nhánh, tăng nhanh mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ bông phơi màu.
Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái, nhện gié hại ở gân lá, tập trung ở lá thứ 4
và 5; Giai đoạn làm đòng đến trỗ, nhện tiếp tục gây hại ở các lá thứ 3, 4 và 5 và
chuyển lên gây hại ở bẹ, bông và hạt.
- Nhện gié trải qua 4 pha phát dục: trứng, nhện non di động, nhện non không
di động và nhện trưởng thành. Trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30oC, khi nhiệt
độ càng cao thì thời gian phát dục của các pha, vòng
đời và thời gian đẻ trứng của nhện càng ngắn, nhưng số trứng đẻ của trưởng
thành cái lại tăng. Nhện gié có vòng đời ngắn, sức tăng quần thể rất lớn, triệu
chứng gây hại của nhện rất khó phân biệt với một số bệnh hại khác.
- Thuốc Kinalux 25 EC và thuốc Angun 5 WDG có hiệu quả cao trong phun
trừ nhện gié hại lúa.
- Phun thuốc ở giai đoạn lúa làm đòng đạt hiệu quả cao nhất. Ở những
vùng hàng vụ, hàng năm, nhện gié gây hại nặng có thể phun 2 lần: lần 1 giai
đoạn lúa cuối đẻ nhánh; lần 2 giai đoạn lúa bắt đầu trỗ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_17__8045.pdf