Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030

Thực hiện Chiến lược nghiên cứu Lâm nghiệp đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 01/7/2008. Chiến lược đã đề ra 6 nội dung chính cần thực hiện là (i) Quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng, (ii) Chính sách và thể chế lâm nghiệp, (iii) Quản lý rừng bền vững, (iv) Môi trường rừng và đa dạng sinh học, (v) Lâm học và lâm sinh và (vi) Công nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản. Mặc dù còn một số tồn tại, song kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020, đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ với 277 giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia (đã hủy bỏ 49 giống), đưa năng suất rừng trồng các loài cây chủ lực (keo, bạch đàn) đạt bình quân 20 m/ha/năm, nhiều nơi lên đến 40 m/ha/năm; các kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng nhiều chính sách quan trọng của ngành; nhiều quy trình kỹ thuật được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâm nghiệp. Việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020, đồng thời xác định được những tồn tại và từ đó đề xuất một số định hướng nghiên cứu lâm nghiệp cho giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020 và định hướng nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả các nguồn lâm sản ngoài gỗ. + Bảo vệ và phát huy giá trị phòng hộ của các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển. 13 + Cải tiến công nghệ trồng, chăm sóc và thâm canh rừng; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để phát triển ngành công nghiệp chế biến và bảo quản gỗ, lâm sản với quy mô vừa và nhỏ, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm lâm sản qua khâu chế biến. 3.2. Định hướng các nội dung nghiên cứu 3.2.1. Giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng - Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả công nghệ Viễn thám, GIS trong đánh giá, theo dõi rừng và đất rừng. Nghiên cứu ứng dụng các loại ảnh mới, xử lý ảnh UAV, Lidar, v.v... và các phần mềm giải đoán ảnh viễn thám phục vụ đánh giá tài nguyên rừng, biên tập xây dựng bản đồ thành quả điều tra rừng. - Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mã nguồn mở, cải tiến quy trình công nghệ xây dựng Cơ sở dữ liệu - Tài nguyên rừng quốc gia. - Nghiên cứu cải tiến phương pháp, thiết bị đo đạc hiện đại để điều tra, thu thập số liệu TNR tại hiện trường. - Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý CSDL mẫu vật Bảo tàng TNR Việt Nam; phần mềm quản lý hệ thống tư liệu Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, v.v... 3.2.2. Chính sách và thể chế lâm nghiệp - Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách tạo nguồn tài chính bền vững cho các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam; chính sách bảo hiểm rừng trồng; liên kết trong lâm nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh rừng. - Nghiên cứu các giải pháp kinh tế - kỹ thuật và cơ chế chính sách để quản lý bền vững rừng tự nhiên; đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường và hội nhập. - Nghiên cứu, dự báo thị trường đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lâm sản, hỗ trợ liên kết chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp. - Nghiên cứu các giải pháp đầu tư hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị hoạt động công ích trong lâm nghiệp. Huy động, khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển Lâm nghiệp. - Nghiên cứu sử dụng các giá trị nhiều mặt của rừng, lượng giá giá trị kinh tế của rừng để khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả; các giải pháp để khai thác giá trị nhiều mặt của rừng (tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng). - Nghiên cứu về cơ chế và chính sách phát triển rừng quy mô hộ gia đình; chính sách phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn. - Nghiên cứu chính sách đối với quản lý rừng ven biển, quản lý và phát triển dịch vụ môi trường rừng, đổi mới lâm trường quốc doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp và các chính sách nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 3.2.3. Quản lý rừng bền vững - Nghiên cứu hoàn thiện các kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động; các kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên rừng. - Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm truy suất nguồn gốc gỗ hợp pháp, thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. 14 - Nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật lâm sinh để quản lý rừng tự nhiên bền vững, thiết lập được hệ thống rừng chuẩn; kỹ thuật để dẫn dắt rừng về cấu trúc mong muốn; các mô hình sản lượng và động thái diễn biến tài nguyên rừng; các phương thức sử dụng bền vững rừng. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng gỗ lớn bền vững có chứng chỉ với mục tiêu là tăng sản xuất bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường cải thiện lập địa và tăng cường sức khỏe của rừng. 3.2.4. Môi trường rừng và đa dạng sinh học - Nghiên cứu các giải pháp và biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển nhằm thích ứng với BĐKH; tuyển chọn và phát triển các giống cây trồng lâm nghiệp; các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng vùng trong điều kiện BĐKH. - Nghiên cứu, đánh giá mức độ suy thoái đất nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất, thử nghiệm các giải pháp khắc phục cho từng vùng sinh thái và các địa phương trên phạm vi cả nước. - Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung phương pháp luận về hạch toán tài khoản lâm nghiệp quốc gia. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển; các giải pháp sử dụng đất giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường trữ lượng carbon của rừng. - Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu vùng đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Nghiên cứu, cập nhật đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng quốc gia (FREL/FRL) và thực hiện Hệ thống Đo đạc, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV); hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) cho REDD+. - Nghiên cứu dự báo tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên, cơ sở khoa học và các giải pháp tổng hợp cho phục hồi đất và hệ sinh thái thoái hóa; phục hồi cảnh quan và các hệ sinh thái đặc thù; phát triển các mô hình trồng rừng carbon thấp; mô hình tăng trưởng xanh; mô hình lâm nghiệp thông minh thích ứng BĐKH. - Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, kết nối hành lang đa dạng sinh học. - Nghiên cứu gắn kết bảo tồn tại chỗ cây trồng rừng bản địa tại các khu rừng đặc dụng. Sưu tập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen các loài thực vật quý hiếm trong lâm nghiệp. Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp về bảo tồn và khai thác bền vững đa dạng sinh học; khai thác và phát triển nguồn gen. 3.2.5. Lâm học và kỹ thuật lâm sinh (rừng tự nhiên, rừng trồng, LSNG) - Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống cây trồng lâm nghiệp gồm cây sinh trưởng nhanh, cây bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ có năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh cao tại một số vùng trọng điểm. - Nghiên cứu các biện pháp thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; trồng cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao. - Nghiên cứu các giải pháp, biện pháp kỹ thuật phục hồi các trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt ở các vùng sinh thái. 15 - Nghiên cứu các giải pháp phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng; chọn giống kháng sâu, bệnh hại rừng. - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (giống, kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn) vào sản xuất, phát triển rừng trồng gỗ lớn. - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về lập địa, lâm học, kỹ thuật nhân giống, gây trồng các loài cây trồng rừng chính và chủ lực,... phục vụ quản lý ngành Lâm nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu cơ sở, cơ bản về đặc tính sinh lý sinh thái cá thể và quần thể các hệ sinh thái rừng; về đất đai và lập địa; về khí hậu thủy văn rừng; về công nghệ cao,... theo hướng thâm canh rừng tự nhiên. - Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn giống cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực, có thế mạnh, phù hợp với điều kiện của từng vùng kinh tế - sinh thái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và tính bền vững của rừng trồng. - Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và thiết bị khai thác, sơ chế, chế biến và bảo quản các sản phẩm LSNG theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. 3.2.6. Công nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất các nguyên vật liệu phụ trợ cho sản xuất đồ mộc: keo dán, sơn phủ, vật liệu trang sức đáp ứng tiêu chuẩn đồ mộc xuất khẩu và thân thiện với môi trường. - Nghiên cứu sử dụng các loài gỗ rừng trồng sinh trưởng nhanh làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ván sợi, ghép thanh, ván dán và đồ mộc. - Rà soát hệ thống các tiêu chuẩn đã công bố; xây dựng các tiêu chuẩn mới có tính cấp thiết phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất và thương mại. - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình công nghệ sấy, bảo quản cho gỗ và lâm sản có năng suất cao, chất lượng tốt và thân thiện môi trường. - Nghiên cứu công nghệ sử dụng hiệu quả thứ liệu, phế liệu trong công nghiệp chế biến lâm sản. Tập trung nghiên cứu theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch trong công nghiệp chế biến lâm sản. - Nghiên cứu công nghệ, xây dựng quy trình công nghệ chế biến và bảo quản song, mây, tre, trúc; nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ, tre nứa và các nguyên vật liệu phụ trợ. - Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm ván nhân tạo, đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ. - Phát triển công nghệ thiết kế sản phẩm và tạo lập thương hiệu gỗ Việt. 3.2.7. Một số lĩnh vực nghiên cứu mới - Lâm nghiệp cảnh quan, lâm nghiệp đô thị và thiết kế mảng xanh. - Công nghiệp thiết kế và chế tạo sản phẩm gỗ và lâm sản. - Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đối với lĩnh vực lâm nghiệp, v.v... TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_thuc_hien_chien_luoc_nghien_cuu_lam_nghiep_giai_doan.pdf