Áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan hệ thống, bài viết đã phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu kinh tế - Chính sách lâm nghiệp có tác động đến những thành tựu to lớn đã đạt được của ngành Lâm nghiệp trong 35 năm của thời kỳ đổi mới. Tại mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ đổi mới, các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp chính sách: Phục hồi và phát triển vốn rừng; xã hội hóa nghề lâm nghiệp thông qua cách tiếp cận của lâm nghiệp xã hội/lâm nghiệp cộng đồng; Giao đất lâm nghiệp; Sắp xếp, đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước; Chi trả dịch vụ môi trường rừng; Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; Quản lý rừng bền vững; và Biến đổi khí hậu. Nội dung nghiên cứu chỉ rõ, nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp có tính kế thừa, liên tục theo các mục tiêu có tính bao trùm và phù hợp trong từng giai đoạn của bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội trong nước và thế giới. Do đó, nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp có tính dài hạn, ảnh hưởng và tác động lâu dài nên rất cần có sự quan tâm đầu tư vượt trước thời gian. Từ đó, đề xuất được 8 hướng nghiên cứu cơ bản về kinh tế - chính sách lâm nghiệp, nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu kinh tế chính sách lâm nghiệp sau 35 năm đổi mới (1986-2020) và định hướng đến năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ du lịch sinh thái, cơ chế thu phí các dịch vụ, khai thác
các dịch vụ môi trường rừng,... là những vấn đề được quan tâm trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư
cho BV&PTR hạn hẹp, nhu cầu BV&PTR càng ngày càng tăng, giá trị của ngành lâm nghiệp đang
bị đánh giá thấp. Những cơ chế tài chính mới trong Lâm nghiệp được nghiên cứu và khai thác đã
góp phần tăng nguồn thu cho các chủ rừng, tạo điều kiện thu hút nguồn tài chính cho BV&PTR,
giảm sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Với tài chính trong Lâm nghiệp được bổ sung đã tạo ra một
động lực cho chủ rừng đầu tư BV&PTR và khai thác giá trị nhiều mặt của rừng.
Những nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) chỉ rõ khi nồng độ phát thải CO2 quá nhiều
trong không khí sẽ là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính làm nóng lên nhiệt độ trái đất
dẫn đến BĐKH. Tuy nhiên, khi phân tích sự kiện một khu rừng có khả năng quang hợp tốt sẽ
hấp thụ được nhiều hơn khí CO2 có trong thành phần không khí sẽ góp phần chống BĐKH. Sáng
kiến giữ rừng không bị mất, không bị suy thoái gỗ và duy trì tăng trưởng bể chứa carbon rừng để
chống BĐKH có tên gọi là REDD+ được Việt Nam rất hưởng ứng. Theo đánh giá của nhiều công
trình nghiên cứu, Việt Nam có tiềm năng lớn để thực hiện REDD+, đặc biệt là kết quả phục hồi
rừng trong hơn 3 thập kỷ qua. Việc nghiên cứu xây dựng chính sách chi trả DVMTR đối với hấp
thụ và lưu giữa carbon của rừng sẽ đưa tổng tiền DVMTR hàng năm có thể lên tới 4.000 tỷ
đồng/năm để quản lý bảo vệ trên 7 triệu ha rừng, chiếm 50% diện tích rừng của cả nước. Đây là
nguồn tài chính bền vững là tiềm năng lớn cho phát triển lâm nghiệp.
2.4.3. Một số vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết
- Các nghiên cứu liên quan đến các quyền sở hữu sản phẩm trên đất rừng phòng hộ và quyền
hưởng dụng rừng tự nhiên chưa nhiều. Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu về sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện các chính sách về quyền sở hữu, sử dụng rừng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cộng đồng dân cư
tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
- Rừng giao cho cộng đồng dân cư phần lớn là các khu rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế thấp.
Vì vậy cần có các nghiên cứu về cơ chế chính sách nhằm nâng cao giá trị kinh tế của rừng, nhất
là các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt thông qua triển khai các hình thức nông lâm kết hợp, trồng
lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, tăng khoán bảo vệ rừng...
- Năng suất rừng trồng tuy đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn đang thấp so với các nước trong
khu vực, sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, cần thiết có
những nghiên cứu chứng minh được hiệu quả trồng rừng gỗ lớn, thiết kế quy hoạch trồng rừng
gỗ lớn phù hợp với từng địa phương. Đặc biệt, chưa có những nghiên cứu về cơ chế chính sách
hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn.
- Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khá phát triển, tuy nhiên thị trường trong nước
vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, cần tập trung các nghiên cứu cho phát triển thị trường nội địa gỗ và sản
phẩm gỗ nhằm thúc đẩy thương mại lâm sản của Việt Nam.
- Nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, cơ chế huy động nguồn tài
chính cho phát triển lâm nghiệp chưa đầy đủ, chưa khai thác đầy đủ dịch vụ môi trường rừng để
94
tạo nguồn tài chính cho BV&PTR. Vì vậy, cần có những nghiên cứu về cơ chế chính sách nhằm
chuyển đổi kinh tế rừng từ khai thác sang đầu tư và nâng cao giá trị các sản phẩm, dịch vụ từ
rừng; Nghiên cứu, lượng hóa các giá trị và chức năng sinh thái của rừng làm cơ sở cho các mục
tiêu bảo vệ, phát triển rừng và phát triển bền vững nền kinh tế; nghiên cứu cơ chế thu hút vốn
đầu tư của toàn xã hội, gia tăng giá trị, giảm khai thác tài nguyên, gắn liền với tăng trưởng xanh;
Cần nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi, thuận tiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay
vốn đầu tư trồng rừng sản xuất; xây dựng chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ
lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh.
- Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất lâm nghiệp, do đó vấn đề này cần có
những nghiên cứu đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu nhằm đưa ra được các giải pháp
thích hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu.
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2030
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế - kỹ thuật và cơ chế, chính sách để quản lý bền vững rừng tự
nhiên ở Việt Nam trong điều kiện dừng khai thác rừng tự nhiên. Các giải pháp huy động nguồn tài
chính và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế để bảo vệ rừng tự nhiên.
- Cơ chế/chính sách đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong lâm nghiệp (từ
tạo rừng cho tới chế biến, thị trường, xuất khẩu). Nghiên cứu thúc đẩy các hình thức tổ chức mới
trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.
- Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong sản xuất lâm nghiệp.
- Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách về lâm nghiệp cộng đồng.
- Đề xuất các mô hình quản lý và phát triển rừng có hiệu quả, gắn với cơ chế quản lý tài chính
bền vững (bảo vệ rừng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê dịch vụ
môi trường rừng, thuê đất lâm nghiệp...).
- Nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ quốc tế để làm cơ sở
định hướng sản xuất trong nước. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền
vững, nhu cầu sử dụng gỗ lớn trong chế biến lâm sản và quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế
biến. Cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý
rừng bền vững và đảm bảo yêu cầu gỗ hợp pháp.
- Tiếp tục nghiên cứu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng: Hấp thụ và lưu giữ carbon
của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền
vững, tăng trưởng xanh; Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống
tự nhiên.
- Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp, hệ thống quản lý rừng và tổ chức sản xuất về
lâm nghiệp, hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật ngành lâm nghiệp... đặc biệt là thể chế,
cơ chế tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp với vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù theo
định hướng Luật Lâm nghiệp 2017 (làm rõ phần cơ chế quản lý cơ sở chế biến, thương mại
lâm sản).
IV. KẾT LUẬN
Lâm nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2020 hướng tới phát triển bền
vững trong giai đoạn phát triển của đất nước. Trong giai đoạn này, phát triển Lâm nghiệp được
thực hiện theo các bộ luật, các chương trình và chiến lược phát triển lâm nghiệp lớn, bao gồm: 03
95
bộ luật quan trọng, đó là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) năm 1991, Luật BV&PTR
năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017, đã từng bước điều chỉnh ngành lâm nghiệp theo hướng là
ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại
lâm sản (Luật Lâm nghiệp, 2017); Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020; 04
chương trình, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, đó là Chương trình Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc,
rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước (1992-1997), Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010),
Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020, Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững
giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng thực
hiện các công ước quốc tế và ký kết các văn kiện thương mại tự do có liên quan đến lâm nghiệp;
trong đó việc tham gia Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và
thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có vai trò chiến lược quan trọng trong phát triển rừng và
thương mại lâm sản.
Những thành tựu nổi bật của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 1986 - 2020 đã đạt được
trên nhiều lĩnh vực của ngành, ghi những dấu ấn đậm nét trong sự phát triển nền kinh tế đất
nước; trong đó, lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp trong thời kỳ đổi mới này có vai trò
quan trọng và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành. Tại mỗi giai đoạn phát triển
trong các thời kỳ, các nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp đã cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn làm cơ sở đề xuất các chiến lược, chính sách và chương trình phát triển theo các lĩnh vực
như: Giao đất giao rừng, Lâm nghiệp xã hội, phục hồi và phát triển vốn rừng, chính sách
hưởng lợi, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp
lâm nghiệp, cơ chế chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, tái cơ cấu ngành lâm
nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị, thị trường lâm sản, các nghiên cứu về quản lý rừng bền
vững và biến đổi khí hậu...
Mặc dù các nghiên cứu về kinh tế chính sách lâm nghiệp đã góp phần mang lại thành quả to
lớn cho sự phát triển của ngành; để đạt được mục tiêu và định hướng của ngành trong giai đoạn
tới, các lĩnh vực nghiên cứu cần bao quát toàn diện và cung cấp luận cứ khoa học phù hợp với
bối cảnh phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Các định hướng nghiên cứu về kinh tế
lâm nghiệp đến năm 2030 cần tập trung vào 08 vấn đề như sau:
1. Cơ chế, chính sách để quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Việt Nam;
2. Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong lâm nghiệp;
3. Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong sản xuất lâm nghiệp;
4. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách về lâm nghiệp cộng đồng;
5. Mô hình quản lý và phát triển rừng có hiệu quả, gắn với cơ chế quản lý tài chính bền vững;
6. Dự báo xu hướng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ quốc tế để làm cơ sở định
hướng sản xuất trong nước;
7. Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt đối với dịch vụ Carbon rừng; và
8. Hệ thống quản lý rừng và tổ chức sản xuất về lâm nghiệp, hệ thống các định mức kinh tế
kỹ thuật ngành lâm nghiệp.
Đặc biệt, kết quả tổng kết những thành tích đóng góp của nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp
cho thấy, kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước làm nền tảng cơ sở lý luận phục vụ xây dựng
và ban hành chính sách lâm nghiệp của giai đoạn sau. Do đó, nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp có
tính dài hạn, ảnh hưởng và tác động lâu dài nên rất cần có sự quan tâm đầu tư dài hạn và vượt
trước thời gian.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1996. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Khoa học Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới,
Tập 5- Lâm nghiệp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn những năm đầu thế kỷ XXI.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019. Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018.
5. Bùi Thị Minh Nguyệt, 2018. Chính sách cho thuê môi trường rừng: Kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn áp
dụng ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và công nghệ chuyên ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2013-2018.
6. Đại học Lâm nghiệp, 2019. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ 2015-2019.
7. Đặng Kim Vui, 2017. “Đánh giá hiệu quả, tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào
dân tộc thiểu số”.
8. Đỗ Văn Bản và cộng sự, 2018. “Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của
các mô hình rừng trồng keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ,
Trung Bộ và Đông Nam Bộ”.
9. Hoàng Liên Sơn và cộng sự, 2017. Thực trạng và giải pháp phát triển Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ
rừng trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
10. Hoàng Liên Sơn, 2019. “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ
rừng trồng”.
11. Nguyễn Ngọc Lung và Hoàng Liên Sơn, 2018. Chương: Giảm phát thải khí nhà kính nhờ không mất rừng và
không suy thoái rừng. Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật. Số ISBN 978-604-57-3778-1.
12. Nguyễn Gia Kiêm, Hoàng Liên Sơn, 2017. Liên kết theo chuỗi giá trị dòng sản phẩm đồ gỗ ngoại thất: Nghiên
cứu trường hợp tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Số 2, trang 3-10.
13. Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN ngày 01 tháng 7 năm 2008 Phê duyệt chiến lược nghiên cứu Lâm nghiệp Việt
Nam đến năm 2020.
14. Tek Narayan Marasenia, Hoang Lien Son, Geo Cockfield, Hung Vu Duy, Tran Dai Nghia, 2017. Comparing the
financial returns from acacia plantations with different plantation densities and rotation ages in Vietnam. Forest
Policy and Economics 83 (80-87).
15. Trần Thanh Cao và cộng sự, 2012. “Phân tích ngành hàng gỗ rừng trồng nhằm đề xuất giải pháp phát triển trồng
rừng sản xuất”.
16. Vũ Tấn Phương và cộng sự, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và
dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yêu ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường
rừng (RCFEE).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_nghien_cuu_kinh_te_chinh_sach_lam_nghiep_sau_35_nam.pdf