Kết quả nghiên cứu ban đầu giải phẫu cấp máu vạt da cân mạch xuyên đùi trước trong

Mở đầu: Giải phẫu cấp máu của vạt trước trong đùi hiện nay còn gây tranh cãi. Nghiên cứu này nhằm

mục tiêu xác định các mẫu mạch xuyên cho vạt và giải phẫu cấp máu của vạt đùi trước trong.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả bằng việc phẫu tích trên thi hài được xử lý bằng formalin tại

khoa Giải Phẫu Trường ĐH YD TP HCM. Ba mươi đùi được phẫu tích (trên 6 xác nữ và 9 xác nam).Vị trí,

đường đi, nguyên ủy của các mạch xuyên được xác định, đồng thời chiều dài, đường kính của chúng được đo

đạc.

pdf5 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu ban đầu giải phẫu cấp máu vạt da cân mạch xuyên đùi trước trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ  339 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU GIẢI PHẪU CẤP MÁU   VẠT DA CÂN MẠCH XUYÊN ĐÙI TRƯỚC TRONG   Trần Thị Nga*, Nguyễn Anh Tuấn**, Hồ Nguyễn Anh Tuấn***, Nguyễn Mạnh Đôn***, Vũ Hữu Thịnh**,  Trần Ngọc Lĩnh**  TÓM TẮT  Mở đầu: Giải phẫu cấp máu của vạt trước trong đùi hiện nay còn gây tranh cãi. Nghiên cứu này nhằm  mục tiêu xác định các mẫu mạch xuyên cho vạt và giải phẫu cấp máu của vạt đùi trước trong.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả bằng việc phẫu tích trên thi hài được xử lý bằng formalin tại  khoa Giải Phẫu Trường ĐH YD TP HCM. Ba mươi đùi được phẫu tích (trên 6 xác nữ và 9 xác nam).Vị trí,  đường đi, nguyên ủy của các mạch xuyên được xác định, đồng thời chiều dài, đường kính của chúng được đo  đạc.  Kết quả: Theo dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này, các nhánh xuyên cho vạt trước trong đùi chủ  yếu tập trung ở 1/3 giữa đùi (47,7%). Phần lớn các mạch xuyên cơ – da (76,1%), có nguyên ủy từ ĐM đùi  nông (80,7%). Chiều dài cuống mạch trung bình 6,82cm, đường kính cuống mạch trung bình 1,81 mm.  Kết luận: (1) Đặc điểm giải phẫu cấp máu của vạt đùi trước trong rất thay đổi (nguyên ủy, đường đi, vị trí  nhánh xuyên). Nguyên ủy nhánh xuyên tách ra từ các ĐM vùng đùi trước: ĐMĐ, ĐM ĐN, ĐM MĐN, vòng  nối trên gối. Vị trí NX: mỗi đùi có ít nhất 2 NX cho vùng đùi trước trong, trong đó ít nhất 1 NX ở vùng 1/3  giữa đùi. Các NX nhiều nhất ở vùng 1/3 giữa đùi. Đường đi: xuyên vách hoặc xuyên cơ‐ da. Xuyên vách hay  gặp ở vùng 1/3 trên đùi. (2) Khả năng sử dụng trên LS: Luôn có ít nhất một mạch xuyên đủ lớn và đủ dài để  thiết kế một vạt tự do.  Từ khóa: vạt mạch xuyên da cân, vạt đùi trước trong, vạt mạch xuyên đùi trong  ABSTRACT  FASCIO‐CUTANOUS ANTEROMEDIALTHIGH PERFORATOR FLAP:   AN ANATOMICAL STUDY IN FIRST STEP  Tran Thi Nga, Nguyen Anh Tuan, Ho Nguyen Anh Tuan, Nguyen Manh Don, Vu Huu Thinh,   Tran Ngoc Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 339 ‐ 343  Introduction: The vascular anatomy of the anteromedial thigh flap has not been well defined. The purpose of  this study was to determine the perforator patterns and vascular anatomy of the flap.  Patients and methods: An anatomic cadaver study was perfomed at the Department of Anatomy, Ho Chi  Minh  City Medicine  and  Pharmacy University.  Thirty  cadaver  limbs  (6  female  and  9 male). We  take  the  measurements of location, course and origin, length and diameter of the perforator.  Results: According the data found in our study, these perforators can predominantly be found in the middle  third  of  the  anteromedial  thigh  region  (47.7%). Most  perforators  are musculocutanous  (76.1%),  supplied  by  superficial femoral artery (80.7%). The avearage of length pedicle is 6.82 cm,and the average of diameter pedicle is  1.81 mm.  Conclusion:  (1)  Vascular  anatomy  of  the  anteromedial  thigh  flap  is  variable  (regarding  origin,  course,  * Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y Dược TP HCM  * Khoa – Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y Dược TP HCM  *** Bộ môn Giải phẫu, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch  Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Thị Nga ĐT: 0908894568 Email: ngachir@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 340 location of  the perforators). • Sources of perforators are  from  femoral artery, superficial  femoral artery,  lateral  circumflex  femoris  artery  or genicular  anastomosis.• Location  of perforators:  there  always  exists  at  least  two  perforators in each thigh, at least one perforator of which is located at the middle one‐third of the medial thigh.•  Course of perforators: go through musculocutanous or septocutanous. The septocutanous perforator  is often  in  the upper  one‐third  of  the medial  thigh.  (2) Clinical  application  capabilities:  there  always  exists  at  least  one  perforator which is large and long enough to create a free flap.  Keyword: perforator based fasciocutaneous flap, anteromedial thigh flap, medial thigh perforator‐based flaps  ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều các vạt  mạch xuyên được phát hiện và sử dụng  thông  dụng trong lâm sàng như vạt DIEP, ALT, TAP  Vạt AMT  là  vạt  da‐cân  dựa  trên mạch  xuyên  vùng đùi trước trong, được Song và cộng sự mô  tả lần đầu tiên vào năm 1984(8). Tuy nhiên từ đó  tới nay, các báo cáo về vạt AMT  (vạt đùi  trước  trong) rất ít và cho kết quả không thống nhất về  giải phẫu cấp máu.  Ban đầu Song mô tả vạt AMT được cấp máu  bởi  nhánh  xuyên  tách  ra  từ một  nhánh mạch  máu không tên xuất phát từ các động mạch mũ  đùi  ngoài(8).  Theo  Koshima  và  cs,  các  mạch  xuyên cấp máu cho vạt AMT tách ra từ cácđộng  mạchcơ  cấp máu  cho  cơ may  và  cơ  thon,  các  nhánh cơ này đi ra trực tiếp từ động mạch đùi(3).  Ao và cs lại cho rằng nhánh mạch cấp máu cho  vạt AMT  có  thể  tách  ra  từ bất kỳ vị  trí nào  từ  động  mạch  đùi,  động  mạch  mũ  đùi  ngoài,  nhánh  xuống  trong  hoặc  ngoài  của  mũ  đùi  ngoài, nhánh không tên, hay từ một nhánh động  mạchnhỏ đi vào cơ cấp máu cho cơ thẳng đùi(1).  Theo nghiên cứu của Shimizu, các nhánh xuyên  da cho vạt AMT không hằng định, chỉ xuất hiện  ở  46%  các  trường  hợp(6).  Ngược  lại,  Thomas  Schoeller lại cho rằng có một cuống mạch hằng  định  đi vào vạt AMT ngay  tại vị  trí giao nhau  giữa bờ  trong  cơ  thẳng  đùi và  cơ may(6). Theo  báo cáo của Chung‐Ho Feng và cs (2009): mạch  xuyên của vạt đùi trong hằng định, xuất phát từ  động mạch đùi nông(2).  Để  làm  rõ  ràng giải phẫu  cấp máu  của vạt  đùi trước trong, chúng tôi thực hiện đề tài “Bước  đầu nghiên cứu giải phẫu cấp máu của vạt mạch  xuyên da cân đùi trước trong” với mục tiêu:  ‐ Mô tả đặc điểm giải phẫu cấp máu của vạt  đùi trước trong.  ‐ Nhận xét khả năng sử dụng trên lâm sàng  của vạt đùi trước trong.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng  Nghiên  cứu  được  thực  hiện  tại  khoa  Giải  phẫu Trường  Đại  học Y Dược TP HCM  trong  thời  gian  từ  1/10/2010  đến  1/12/2012.  Mẫu  nghiên cứu gồm 30  tiêu bản đùi của 15 xác đã  được xử lý formol (6 nữ, 9 nam).  Phương pháp  Kẻ  đường  thẳng  nối  điểm  giữa dây  chằng  bẹn đến điểm giữa xương bánh chè. Đường kẻ  này chia vùng đùi  trước  làm 2 phần: đùi  trước  ngoài và đùi  trước  trong. Vùng đùi  trong được  giới  hạn  bởi:  phía  trên  bởi  nếp  lằn  bẹn,  phía  dưới bởi đường ngang cách bờ trên xương bánh  chè ba khoát ngón tay, phía ngoài bởi đường kẻ  nói  trên,  phía  trong  bởi  đường  nối  từ  ngành  dưới mu đến lồi cầu trong xương đùi.  Vạt nhánh xuyên đùi trước trong là vạt dựa  trên  nhánh  xuyên  nằm  trong  vùng  đùi  trước  trong. Như vậy ranh giới của vạt có thể nằm lấn  sang vùng đùi trước ngoài nhưng nhánh xuyên  cho vạt phải nằm  trong giới hạn của vùng  đùi  trước trong.  Từ đường rạch da  trên đường chuẩn, phẫu  tích qua lớp cân sâu. Bóc tách từ ngoài vào trong  tìm  các mạch  xuyên  đi  vào  da.  Lần  theo  các  nhánh xuyên, bộc  lộ nhánh xuyên cho  đến  tận  cuống mạch chính, nơi tách ra mạch xuyên. Ghi  nhận các  thông  số về: nguyên  ủy mạch xuyên,  đường  kính  (ĐK) mạch  xuyên  tại  nguyên  ủy,  chiều dài cuống mạch,  liên quan đường đi của  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ  341 mạch xuyên và của cuống mạch chính.  Các  số  liệu  thuthập  được  được  xử  lý,  tính  toán theo công thức như sau:  P=K/n*100.  Trong đó K là số đạt hiệu quả nghiên cứu.  n: tổng số nghiên cứu.  Tính  số  trung  bình  (X)  và  độ  lệch  chuẩn  (SD).  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Phân bố các nhánh xuyên  Kết  quả  khảo  sát  của  chúng  tôi  cho  thấy  có109 nhánh xuyên cho vạt AMT được tìm thấy  trên 30  tiêu bản  đùi. 100%  các  tiêu bản  đều  có  nhánh xuyên cho vạt AMT. Số nhánh xuyên cho  vạt AMT ở mỗi đùi trung bình là: 3,6±1,2 (nhánh  xuyên). Nhiều nhất  là  6 nhánh,  thấp nhất  là  2  nhánh xuyên.  Theo kết quả nghiên  cứu về vạt AMT  trên  xác của tác giả P. Hupkens(3) thực hiện trên 9 xác,  số nhánh xuyên  trung bình ở vùng  trước  trong  đùi  là 11,3±2,9  (nhánh xuyên). Kết quả này cao  hơn  nhiều  so  với  kết  quả  của  chúng  tôi.  Tuy  nhiên  giới  hạn  vùng  đùi  trước  trong  trong  nghiên  cứu  của P.Hupkens  là vùng nằm  trong  đường  nối  gai  chậu  trước  trên  đến  điểm  giữa  xương bánh  chè, do vậy vùng nghiên  cứu  của  P.Hupkens  rộng  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  chúng tôi.  Theo  tác  giả  Chung‐Ho  Feng(2),  luôn  có  1  mạch xuyên hằng  định  ở xung quanh  điểm C.  Điểm C là điểm giao nhau của 2 đường A và B,  trong đó A là đường kẻ nối gai chậu trước trên  và lồi cầu trong xương đùi, B là đường nối điểm  giữa dây chằng bẹn  tới điểm giữa xương bánh  chè. Tác giả thiết kế vạt đùi trong dựa trên mạch  xuyên ở xung quanh điểm C này. Theo  tác giả,  vạt đùi trong là vạt dựa trên nhánh xuyên vách  hoặc xuyên cơ‐da tách ra từ ĐM đùi nông. Tuy  nhiên tác giả không nói rõ nếu mạch xuyên nằm  ở nửa ngoài đường A và B thì có gọi là vạt đùi  trong hay không.  Hình 1: Thiết kế vạt AMT theo tác giả Chung‐Ho  Feng(3)  Cách  chia  vùng  đùi  trong  nghiên  cứu  của  chúng tôi gần giống với của tác giả Peirong Yu(9).  Tác  giả  dùng  đường  rạch  nằm  trong  và  song  song với đường AP (là đường nối gai chậu trước  trên  tới  bờ  trên  ngoài  xương  bánh  chè),  cách  đường này 1‐2 cm. Ở vùng giữa đùi, đường này  gần  trùng với đường nối điểm giữa dây chằng  bẹn và điểm giữa xương bánh chè.  Tác giả Peirong Yu khảo sát trên 100 mẫu và  báo cáo rằng có 21  trường hợp không có mạch  xuyên cho vùng đùi trước trong. Tuy nhiên, đây  là  khảo  sát  trên  lâm  sàng  qua  đường  rạch  1/3  giữa đùi và siêu âm handdoppler nên khó có thể  khảo sát được toàn bộ vùng đùi.  Bảng 1: Phân bố các nhánh xuyên  Vị trí nhánh xuyên Tần suất (%) Số lượng (Tỷ lệ%) Max –Min 1/3 trên 15 (50%) 17 (15,6%) 2 – 0 1/3 giữa 30 (100%) 52 (47,7%) 4 – 1 1/3 dưới 26 (86,7%) 40 (36,7%) 2 – 0 Trên mỗi  đùi  luôn  có  ít  nhất một  nhánh  xuyên. Các nhánh xuyên tập trung ở vùng 1/3  giữa đùi (47,7%). Nhánh xuyên xuất hiện ở 1/3  giữa  đùi  trong  100%  các  trường  hợp  được  khảo sát.   Theo  tác giả P.Hupkens  thì  trên mỗi phần  ba  đùi  có  ít  nhất  2  nhánh  xuyên(3).Tuy  nhiên  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 342 như trên đã trình bày, giới hạn vùng đùi trước  trong  trong NC của P.Hupkens  rộng hơn  của  chúng tôi.  Nguyên  ủy,  đường  đi,  liên  quan  của  các  nhánh xuyên  Nguyên ủy, đường đi của nhánh xuyên  Phần lớn các trường hợp, nhánh xuyên có  nguồn gốc  từĐM  ĐN  (80,7%), hay gặp nhất  là  ĐMĐN  tách  ra  các  nhánh  nuôi  cơ  rộng  trong, các mạch máu này nối với nhau trong  cơ rồi từ đó cho các nhánh xuyên cơ‐da vùng  đùi trước trong.  Chỉ có 3  trường hợp mạch xuyên xuất phát  từ ĐMĐ,  trong  đó  có  2  trường hợp  các nhánh  xuyên  phân  bố  ở  vùng  1/3  trên  đùi,  1  trường  hợp  cho  nhánh  xuyên  ở  1/3  giữa  đùi.  Có  6  trường hợp mạch xuyên  tách  ra  từ ĐM MĐN.  Một trường hợp ngay sau khi tách ra từ ĐMĐS,  ĐMMĐN  cho nhánh  xuyên  ra  vùng  đùi  trước  trong.  Một  trường  hợp  nhánh  xuống  của  ĐMMĐN  cho  nhánh  ra  vùng  đùi  trước  trong,  sau đó mới đi tiếp để cấp máu cho vạt đùi trước  ngoài. Bốn trường hợp còn lại nhánh xuống của  ĐM MĐN cho nhánh xuyên cấp máu vạt ALT,  sau đó mới xuyên cân vùng đùi trước trong.  Hình 2: Mạch xuyên tách từ ĐMMĐN  Kết quả nói  trên khá mâu  thuẫn với mô  tả  ban đầu về giải phẫu cấp máu cho vạt AMT. Ban  đầu Song mô tả vạt AMT được cấp máu bởi một  nhánh  không  tên  tách  ra  từ  nhánh  xuống  của  ĐM MĐN sau khi đã cho nhánh xuyên cho vạt  đùi  trước ngoài  (vạt ALT)(8). Trong 30  tiêu bản  của  chúng  tôi,  chỉ  có  4  tiêu  bản  có  đặc  điểm  giống mô tả kinh điển này.  Bảng 2: Nguyên ủy các nhánh xuyên  Nguyên ủy Tỷ lệ ĐM ĐMĐ: 3 ĐM ĐN: 88 ĐM ĐS: 0 ĐM MĐN: 6 Khác (vòng nối quanh gối): 12 Tổng số: 109 2,8% 80,7% 0% 5,5% 11,0% 100% Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  chỉ  có  4trường hợp  trong số 30  tiêu bản đùi  (13,3%),  nhánh  xuống  của  ĐM  MĐN  tách  ra  nhánh  xuyên cho vạt ALT, sau đó đi tiếp cấp máu cho  vạt AMT. Chiếm 80,7% các trường hợp nhánh  xuyên cho vạt AMT  tách  ra  từ ĐM  đùi nông.  Các  nhánh  xuyên  tách  ra  từ  ĐM  gối  xuống  chiếm tỷ lệ 11,0%.  Báo  cáo  của  tác  giả  Chi‐Cheng  Liang(5)  sử  dụng 17 vạt AMT  tự do  trên  lâm  sàng,  thấy 8  trường hợp AMT được nuôi bởi nhánh của ĐM  ĐN, 4 trường hợp từ ĐM không tên không xác  định được nguyên ủy, 3 trường hợp từ ĐMĐ và  2 trường hợp từ ĐM MĐN.   Ao và cs(1) cũng cho rằng, các nhánh xuyên  da cho vạt AMT có  thể  tách ra  từ bất kỳ mạch  máu  nào:  ĐMĐ,  ĐMMĐN,  nhánh  trong  hoặc  ngoài của nhánh xuống hay từ ĐM cơ thẳng đùi.  Liên quan của nhánh xuyên  Các nhánh xuyên cơ‐da chiếm 76,1%, nhánh  xuyên vách chỉ có 23,9%.  Vùng 1/3 trên đùi trước trong, nhánh xuyên  vách hay gặp hơn so với xuyên cơ –da, tuy nhiên  ở vùng 1/3 giữa và 1/3 dưới đùi, nhánh xuyên cơ  – da chiếm ưu thế.  Bảng 3: Phân bố nhánh xuyên cơ‐da và xuyên vách  theo từng vùng  Nhánh xuyên cơ –da 1/3 trên: 6 1/3 giữa: 41 1/3 dưới: 36 Tổng số: 83 7,2% 49,4% 43,4% 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ  343 Xuyên vách 1/3 trên: 11 1/3 giữa: 11 1/3 dưới: 4 Tổng số: 26 42,3% 42,3% 15,4% 100% Chiều dài nhánh xuyên  Các mạch xuyên có chiều dài từ 2 đến 20 cm,  trung bình 6,82± 3,43 (cm).  Theo nghiên cứu  của P.Hupkens:  chiều dài  mạch xuyên trung bình: 10,1±4,4 (cm).  Trong nghiên cứu của chúng tôi thì chiều dài  mạch xuyên rất dao động. Những mạch xuyên  ngắn  thường  ở vùng  1/3  trên  đùi,  tách  ra  trực  tiếp  từ ĐM ĐN. Tuy nhiên những mạch xuyên  này lại có đường kính lớn trên 1,5mm.  Theo quan  điểm  của Yu, nhánh  xuyên  cho  vạt  ALT  có  2  nguồn,  từ  ĐM  xuyên  cơ  rộng  trong(các nhánh này  có  thể  lần  tới  ĐM MĐN)  các nhánh tách ra từ ĐMĐ. Các mạch xuyên có  nguồn  gốc  từ  ĐM MĐN  dài  7  đến  15cm,  có  đường kính tương đương với nhánh xuyên của  vạt ALT. Còn các mạch xuyên  tách ra  từ ĐMĐ  thường ngắn,  3‐5  cm  và  có  đường  kính nhỏ  1  đến 1,5 mm(9).  Như vậy kết quả của chúng tôi không tương  đồng với kết quả của tác giả Yu. Tuy tác giả có  cỡ mẫu lớn nhưng đây là khảo sát tên lâm sàng  nên có thể bỏ qua một số vùng.   ĐK mạch xuyên  Đường kính mạch xuyên phân bố từ 0,8 đến  3,5mm, trung bình 1,81±0,49 (mm).  Kết quả gần giống kết quả của P. Hupkens(3).  Đường  kính  trung  bình  của  mạch  xuyên  là  1,8±0,9 (mm).  KẾT LUẬN  1 ‐ Đặc điểm giải phẫu cấp máu của vạt đùi  trước  trong rất  thay đổi  (nguyên ủy, đường đi,  vị trí nhánh xuyên).   ‐ Nguyên ủy nhánh xuyên tách ra từ các ĐM  trong  vùng  đùi  trước:  ĐMĐ,  ĐM  ĐN,  ĐM  MĐN, ĐM Gối xuống  ‐ Vị  trí NX: mỗi  đùi  có  ít  nhất  2 NX  cho  vùng đùi trước trong, trong đó ít nhất 1 NX ở  vùng 1/3 giữa đùi. Các NX nhiều nhất ở vùng  1/3 giữa đùi.  ‐ Đường đi: xuyên vách hoặc xuyên cơ‐ da.  Xuyên vách hay gặp ở vùng 1/3 trên đùi.   2  ‐ Khả  năng  sử  dụng  trên  LS: Luôn  có  ít  nhất một mạch xuyên đủ lớn và đủ dài để thiết  kế một vạt tự do.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ao M, Uno K, Maeta M, Nakagawa  F,  Saito  R, Nagase  Y  (1999).  De‐epithelialised  anterior  (anterolateral  and  anteromedial)  thigh  flaps  for dead space  filling and contour  correction  in  head  and  neck  reconstruction.  Br  J  Plast  Surg;52:261267.  2. Feng CH, Yang JY, Chuang SS, Huang CY, Hsiao YC, Lai CY  (2010). Free medial thigh perforator flap for reconstruction of  the  dynamic  and  static  complex  burn  scar  contracture.  Burns.36(4):565‐71.  3. Hupkens  P,  et  al  (2010).  Anteromedial  thigh  flaps:  an  anatomical study  to  localize and classify anteromedial  thigh  perforators. Microsurgery; 30(1): 43–9.  4. Koshima  I,  Hosoda M,  Inagawa  K, Moriguchi  T,  Orita  Y  (1996).  Free  medial  thigh  perforator‐based  flaps:  New  definition  of  the  pedicle  vessels  and  versatile  application.  Annals of Plastic surgery, Vol 37, No 5: 507‐515.  5. Liang CC, Jeng SF, Yang JC, Chen YC, Hsieh CH (2013). Use  of  Anteromedial  Thigh  Flaps  as  an  Alternative  to  Anterolateral  Thigh  Flaps  for  Reconstruction  of Head  and  Neck Defects in Cancer Patients. Ann Plast Surg. 71(4):375‐9.  6. Schoeller T, et al (2004). Free anteromedial thigh flap: clinical  application and review of literature. Microsurgery, 24(1): 43‐8.  7. Shimizu  T,  Fisher  DR,  Carmichael  SW,  Bite  U  (1997).  An  anatomic com‐parison of septocutaneous  free  flaps  from  the  thigh region. Ann Plast Surg, 38(6):604–610.  8. Song YG, Chen GZ, Song YL (1984). The free thigh flap: a new  free  flap  concept  based  on  the  septocutaneous  artery.  Br  J  Plast Surg, 37(2):149–59.  9. Yu P, Selber J (2011). Perforator patterns of the anteromedial  thigh flap. Plast. Reconstr. Surg, 128(3): 151‐157.  Ngày nhận bài báo: 14/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf339_1_3359.pdf
Tài liệu liên quan