Mục tiêu nghiên cứu: Carcinôm dạ dày giai đoạn tiến xa là một dạng bệnh ung thư thường gặp và kết quả
điều trị còn hạn chế. Phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật, hóa trị hoặc chỉ chăm sóc nội khoa đơn thuần.Có
nhiều phác đồ được áp dụng để điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả hóa trị bằng phác đồ EOX trong bệnh ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và
xác định các yếu tố tiên lượng bệnh trên 47 trường hợp này
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu – can thiệp, Đối tượng nghiên cứu gồm 47 bệnh
nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa nhập và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, từ
01/01/2011 đến 31/12/2012, điều trị bằng phác đồ EOX (Farmorubicin 50mg/m2, Oxaliplatin 130 mg/m2,
Capecitabine 625 mg/m2).
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết quả hoá trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu
này đều là hồi cứu và có sai lầm khi chọn lựa
bệnh nhân. Có sự khác biệt trong các nhóm điều
trị về kích thước u, chỉ số hoạt động cơ thể, các
yếu tố tiên lượng khác,và các yếu tố này
thường tốt hơn trong nhóm cắt dạ dày so với nối
tắt hoặc không phẫu thuật được.
Như vậy, cắt dạ dày nên được chỉ định nếu
bệnh nhân không có các yêu tố nguy cơ. Đối với
cắt dạ dày, phẫu thuật nên lựa chọn là cắt bán
phần. Theo nhiều tác giả, việc cắt bán phần (với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 596
ý nghĩa điều trị triệu chứng giảm tống khối tế bào
ung thư) có lợi hơn cắt toàn bộ, đồng thời giảm
được các biến chứng do cắt dạ dày toàn bộ
mang lại như biến chứng nguy hiểm xì dò
miệng nối (8,11). Theo Ouchi (17), nếu không có
những biến chứng bắt buộc như tắc ruột hoặc
chảy máu tiêu hóa, cắt dạ dày toàn phân cũng
như nối tắt không nên là chọn lựa trên những
bệnh nhân có di căn phúc mạc. Trong khi đó, cắt
dạ dày bán phần lại có nhiều lợi ích hơn về chất
lượng sống hơn (≥ 85% số bệnh nhân có thời
gian điều trị không nằm viện hơn 3 tháng). Tuy
nhiên, theo Kotan(9), khi buộc phải cắt dạ dày
toàn bộ(u lớn, u ở tâm vị), cắt dạ dày cũng nên
được chỉ định, với biến chứng (33‐48%) và tử
vong 4% do xì rò miệng nối.
Điều trị hoá trị
Đánh giá đáp ứng
Theo y văn, hóa trị với phác đồ đơn chất có
tỷ lệ đáp ứng thấp. Hóa trị kết hợp thuốc cho tỷ
lệ đáp ứng cao nhưng có nhiều độc tính và chi
phí cao. Cisplatin được sử dụng nhiều nhất
trong các phối hợp thuốc và cho tỷ lệ đáp ứng
cao. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ của 5‐FU trong điều
trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa là 20%,
trong khi đó các phác đồ hóa trị kết hợp thuốc tỷ
lệ này khoảng 10% ‐ 50%. Theo nghiên cứu
REAL‐2 cho thấy,điều trị bằng sự kết hợp thuốc
Oxaliplatin + Epirubicin + capecitabine cho tỷ lệ
đáp ứng toàn bộ là 47,9%.
Nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá đáp ứng
được thực hiện sau 4 chu kỳ hóa trị, tỷ lệ bệnh
nhân đáp ứng hoàn toàn chỉ chiếm 6,4% trường
hợp, đáp ứng 1 phần cao nhất (46,8%), bệnh ổn
định 17% và gần 1/3 các trường hợp (29,8%) có
bệnh tiến triển. Như vậy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là
46,8% + 6,4% = 53,2%. Kết quả về tỷ lệ đáp ứng
toàn bộ trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương nghiên cứu REAL‐2
Trung vị thời gian đến khi bệnh tiến triển
Theo nghiên cứu JCOG khi phối hợp 2 loại
thuốc cisplatin và 5 FU, trung vị thời gian đến
khi bệnh tiến triển là 7,3 tháng. Nghiên cứu
REAL‐2 khi két hợp 3 loại thuốc cisplatin, 5FU
và Epirubicin, trung vị thời gian đến khi bệnh
tiến triển là 6,2tháng.
Trong nghiên cứu chúng tôi, trung vị thời
gian tiến triển bệnh là 9 tháng, 43% bệnh nhân
không tiến triển bệnh sau 1 năm, và khoảng 25%
bệnh nhân sẽ không tiến triển bệnh sau 2 năm.
Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu JCOG và nghiên cứu REAL‐2, có thể do đối
tương bệnh nhân của chung tôi có ECOG ≤ 2, và
có sự khác biệt về chỉ số hoạt động cơ thể trong
các nhóm nghiên cứu.
Trung vị thời gian sống còn toàn bộ
Trong 2 nghiên cứu JCOG và REAL‐2 có
trung vị thời gian sống còn toàn bộ lần lượt là
3,9 và 9,9 tháng. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, trung vị thời gian sống còn toàn bộ là 10
tháng. Bệnh nhân sống được sau 1 năm là 47%.
Ước vọng sống còn sau 2 năm là 26%.
Dung nạp của phác đồ hoá trị
Độc tính huyết học độ 3 đến độ 4 trên kết
quả xét nghiệm Hb (4,2%) và NEU (8,5%). Độc
tính tiêu hóa độ 3 biểu hiện với nôn ói cao gấp 3
lần tiêu chảy (25,5% so với 8,5%). Độc tính tiêu
hóa độ 4 chỉ biểu hiện ở triệu chứng nôn ói với
tỷ lệ thấp 2,1%.
Độc tính ngoài tiêu hóa độ 3 biểu hiện ở
triệu chứng rụng tóc (14,9%), thần kinh (14,9%)
và hội chứng bàn tay bàn chân (6,4%). Độc tính
ngoài tiêu hóa độ 4 chỉ biểu hiện với rụng tóc
với tỷ lệ khá cao 23,4%. Như vậy độc tính độ 3
và 4 về huyết học, về tiêu hóa, về thần kinh
trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp, và
bệnh nhân dung nạp được.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 47 bệnh nhân ung thư
dạdày giai đoạn tiến xađược điều trị phẫu thuật
tạm thời kết hợp hóa trị tại Bệnh viện Đại Học Y
Dược TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận:
Tỷ lệ đáp ứng chung đối với hóa trị hoàn
toàn chỉ chiếm tỷ lệ thấp, đáp ứng 1 phần chiếm
tỷ lệ cao nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 597
Độc tính do thuốc độ 3 và 4 về huyết học, về
tiêu hóa, về thần kinh ở mức độ thấp, và bệnh
nhân dung nạp được thuốc, không có trường
hợp tử vong do hóa trị.
Thời gian trung bình sống thêm là 10 tháng,
với tiên lượng sống thêm 1 năm là 47%, và ước
vọng sống sau 2 năm là 36%. Thời gian trung vị
đến khi bệnh tiến triện bệnh là 9 tháng. bệnh
nhân không tiến triển bệnh sau 1 năm là 43%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boddie AW Jr, McMurtrey MJ, Giacco GG, et al.”Palliative
total gastrectomy and esophago‐gastrectomy. A
reevaluation”, Cancer, pp.51‐1195
2. Bozzetti F, Bonfanti G, Audisio RA, et al. (1987),”Prognosis of
patients after palliative surgical procedures for carcinoma of
the stomach”, Surg Gynecol Obstet 164, pp. 151‐153.
3. Chau I, Andy R. Norman, David Cunningham, Justin
S.Waters, Jacqui Oates, and Paul J. Ross (2004),”Multivariate
Prognostic Factor Analysis in Locally Advanced and
Metastalic Esophago‐Gastric Cancer – Pooled Analysis From
Three Multicenter, Randomized, Controlled Trials Using
Individual Patient Data”, J Clinic Oncol No 12‐Vol 22, pp.
2395‐2403.
4. Đặng Nguyên Khôi (2000),”Ung thư dạ dày: chẩn đoán và
điều trị”, luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Dent DM, Werner ID, Novis B et al. (1979),”Prospective
randomized trial of combined oncological therapy for gastric
carcinoma”, Cancer 44, pp. 385‐391.
6. Diệp Bảo Tuấn, Bùi Chí Viết, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Bá
Trung, Phó Đức Mẫn (2005),”Ung thư dạ dày: Chẩn đoán và
điều trị”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Số đặc biệt chuyên
đề Ung bướu học, Phụ bản số 4, tập 9, tr. 341‐347.
7. Đỗ Đình Công (2003),”Nguyên nhân chẩn đoán muộn trong
ung thư biểu mô tuyến dạ dày”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, số đặc biệt chuyên đề Ung bướu học, Phụ bản số 1, tập
7, tr. 6‐9.
8. Hartgrink HH, Putter H, Klein KE, Bonenkamp JJ, van de
Velde CJ. (2002),”Value of palliative resection in gastric
cancer”, Br J Surg 89:1438‐1443
9. Kim JG. et al (2007),”Prognostic factors for survival of patient
with advanced gastric cancer treated with cisplatin‐based
chemotherapy”, Cancer Chemo Pharmecol 63, pp. 111‐117.
10. Klaassen DJ, Maclntyre JM, Carton GE, Engstrom PF, Moertel
CG. (1985),”Treatment of locally unresectable cancer of the
stomach and pancreas: a randomized comparison of 5‐
fluorouracil alone with radiation plus concurrent and
mintenance 5‐fluorouracil‐ an Eastern Cooperative Oncology
Group study”, J Clin Oncol 3, pp. 373‐378.
11. Kotan C., Kisli E., Sunmez R., Cikman O., Arslan M.,
Arslanturk H., Soylemez O., Baser M. (2005),”Noncurative
Total Gastrectomy and Oesophago‐gastrectomy in the
treatment of advanced gastric carcinoma in a Country with
high incidence”, Acta Chir Belg 105, pp. 519‐522.
12. Lee SS et al (2007),”Combination with Capecitabine and
Cisplatin as the first line treatment in advanced gastric cancer:
Experience of 223 patients with prognostic factor analysis”,
Jpn J Clin Oncol 37, pp. 30‐37.
13. Maguire A, Porta M, Sanz‐Anquela JM, Ruano I, Malats N,
Ponol JL. (1996),”Sex as prognostic factor in gastric cancer”,
Eur J Cancer 32A, pp. 1303‐1309.
14. Meijer, S, DeBakker, O, Hoitsma, H. (1983),”Palliative
resection in gastric cancer”, J Surg Oncol, pp. 23‐77.
15. Nguyễn Văn Bằng và cộng sự (2005),”Nghiên cứu ung thư dạ
dày sau phẫu thuật cắt dạ dày tại bệnh viện Trung ương Huế
2002‐2005”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số đặc
biệt chuyên đề ung bướu học, Phụ bản số 4, tập 9, tr. 310‐314.
16. Ohtsu A, Yoshida S, Saijo N (2006),”Disparities in gastric
cancer chemotherapy between the East and West”, J Clin
Oncol 24 (14): 2188‐2196.
17. Ouchi K, Sugawara T, Ono H, et al. (1998),”Therapeutic
significance of palliative operations for gastric cancer for
survival and quality of life”, J Surg Oncol 69, pp. 41‐44.
18. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P. (2005),”Global cancer
statistics, 2002”, CA Cancer J Clin 55, pp. 74‐108
19. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Mạnh Quốc,
Nguyễn Chấn Hùng (2001),”Một số đặc điểm dịch tễ học
bệnh ung thư dạ dày ở Việt Nam”, Hội thảo lần 2‐Trung tâm
Hợp tác Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới về Ung thư dạ
dày, Hà Nội, tr. 1‐6
20. Verdecchia A, Mariotto A, Gatta G, Bustamante‐Teixeira MT,
Ajiki W. (2003),”Comparison of stomach cancer incidence and
survival in four continents”, Eur J Cancer 39, pp. 1603‐1609.
Ngày nhận bài báo: 16/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 589_0346.pdf