Mục tiêu: Chúng tôi giới thiệu bệnh lý tật cong dương vật ở lỗ tiểu thấp, cách xử trí và kết quả điều trị của
dị tật này nhưng vẫn bảo tồn được sàn niệu đạo giúp triển khai kỹ thuật Snodgrass trong việc tạo hình niệu đạo.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ 3/2012- 3/2015 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có 278 bệnh nhân
lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau được làm thẳng dương vật vẫn bảo tồn sàn niệu đạo và được phẫu thuật tạo hình
niệu đạo theo kỹ thuật Snodgrass; trong khi đó có 81 bệnh nhân lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau được làm thẳng
dương vật với kỹ thuật cắt sàn niệu đạo và được làm phẫu thuật thì 1. Tất cả các bệnh nhân lỗ tiểu thấp thể giữa
và thể sau trước mổ và sau khi làm test cương đều được đánh giá mức độ cong dương vật. Kỹ thuật làm thẳng
dương vật ở nhóm phẫu thuật Snodgrass là kỹ thuật Nesbit có kèm theo hay không kỹ thuật Mollard; kỹ thuật
làm thẳng dương vật ở nhóm phẫu thuật thì 1 là cắt sàn niệu đạo có kèm theo hay không kỹ thuật mở bao trắng
mặt bụng dương vật với mảnh ghép bì hoặc kỹ thuật Nesbit. Tuổi phẫu thuật từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi, trung
bình 5,8 tuổi; Đây là một nghiên cứu tiền cứu mô tả.
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết quả điều trị cong dương vật để triển khai kỹ thuật snodgrass ở lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dương vật và
bảo tồn niệu đạo nguyên thủy, kết quả thể
hiện tốt trong các nghiên cứu của các tác giả
Baskin(3), Hollowell(15) vừa giữ sàn niệu đạo
vừa khâu gấp mặt lưng dương vật. Tuy nhiên
như Baskin và Duckett (1994) đã từng nhận
xét trong các trường hợp cong dương vật nhẹ
và trung bình nhỏ hơn 30 độ thì khâu gấp vật
hang theo kỹ thuật Nesbit thường cho kết quả
tuyệt vời và trong thực tế lâm sàng lúc phẫu
thuật nếu như cong dương vật không làm
thẳng được với ngón tay thì đây là một dấu
chỉ điểm không nên sử dụng kỹ thuật Nesbit.
11 bệnh nhân tái phát trong nghiên cứu
của chúng tôi đều ở mức độ nhẹ nhỏ hơn 15
độ trong đó 2 bệnh nhân được phẫu thuật lại
làm thẳng dương vật kết hợp vá rò tiểu, 3
bệnh nhân phẫu thuật lại kết hợp chỉnh
chuyển vị dương vật bìu và 6 bệnh nhân còn
lại theo dõi. Các bệnh nhân được phẫu thuật
lại vẫn áp dụng kỹ thuật Nesbit và đều cho kết
quả tốt. Điều này cũng thể hiện trong nghiên
cứu của tác giả Selcuk (2006)(20) đã báo cáo
điều trị thành công 25 trường hợp cong dương
vật tái phát với kỹ thuật Nesbit trong thời gian
theo dõi trung bình 22 tháng cho kết quả tốt.
Về theo dõi kết quả lâu dài khi sử dụng kỹ
thuật Nesbit, tác giả Chertin (2004)(7) đã kết
luận trên 83 bệnh nhân bị cong dương vật trên
lỗ tiểu thấp với thời gian theo dõi trung bình
10 năm cho kết quả tốt về mặt thẩm mỹ cũng
như chức năng.
So sánh tỉ lệ biến chứng của nhóm chỉ làm
Nesbit và nhóm kết hợp kỹ thuật Nesbit và kỹ
thuật Mollard chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tái phát
cong dương vật ở nhóm có kỹ thuật Mollard là
thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê, 0% (0/27)
so với 12,9% (11/85) (p<0,05). Theo chúng tôi, nếu
sau khi degloving da thân dương vật xuống và
bóc tách mô xơ hai bên sàn niệu đạo nếu còn
cong < 30 độ sẽ tiến hành khâu gấp mặt lưng với
kỹ thuật Nesbit so với nhóm di động sàn niệu
đạo có kèm kỹ thuật Nesbit thì nhóm di động
sàn niệu đạo có ưu thế là các mô xơ được loại trừ
hoàn toàn từ lỗ sáo đến đoạn niệu đạo lành, đây
chính là lí do giải thích tại sao tỉ lệ biến chứng
nhóm kỹ thuật Nesbit và Mollard thấp hơn.
Kỹ thuật Mollard tách sàn niệu đạo ra khỏi
vật hang trong điều trị cong dương vật nặng
lớn hơn 30 độ, giải pháp này giúp giải quyết
được tình trạng cong dương vật nhưng vẫn
giữ lại sàn niệu đạo giúp việc thực hiện phẫu
thuật tạo hình niệu đạo về sau.Ưu điểm của
phương pháp này là giúp loại bỏ triệt để các
mô xơ hai bên sàn niệu đạo cũng như vật xốp
thiểu sản gây co rút, bên cạnh đó khuynh
hướng điều trị miệng niệu đạo đóng thấp sử
dụng sàn niệu đạo ngày càng chiếm ưu thế, do
đó nhiều tác giả cố gắng tìm mọi cách làm
thẳng dương vật mà vẫn bảo tồn được sàn
niệu đạo mà kỹ thuật Mollar đáp ứng được.
Tác giả Snodgrass trong nghiên cứu của
mình(21) đã đưa ra kết luận về việc tách sàn
niệu đạo để điều trị cong dương vật là không
làm tăng thêm biến chứng của việc tạo hình
niệu đạo theo kiểu Snodgrass.
Trong nghiên cứu của chúng tôi
nhómphẫu thuật thì 1 có 81 bệnh nhân được
cắt sàn niệu đạo (trong đó 3 trường hợp sử
dụng kèm kỹ thuật mảnh ghép bì, 5 trường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 62
hợp kèm kỹ thuật Nesbit) có 2 trường hợp tái
phát cong mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ 2,4% (2/81)
(cả 2 trường hợp tái phát đều ở nhóm chỉ cắt
sàn niệu đạo). Cả 2 trường hợp tái phát đều
được giải quyết bằng kỹ thật Nebit ở phẫu
thuật thì 2.Nếu nhìn vào tỉ lệ tái phát 2,4%
chúng tôi nhận thấy dường như cắt sàn niệu
đạo là giải pháp cho tỉ lệ tái phát thấp, nhất là
khi kết hợp kỹ thuật mở bao trắng với mảnh
ghép bì hoặc kỹ thuật Nesbit thì hầu như
không có trường hợp nào tái phát. So sánh tỉ lệ
tái phát cong dương vật của nhóm bảo tồn sàn
niệu đạo 9,8% (11/112) cao hơn nhóm cắt sàn
niệu đạo 2,4% (2/81) (p<0,05). Ưu điểm khác
của cắt sàn niệu đạo là làm dài bên ngắn khác
với kỹ thuật Nesbit là làm ngắn bên dài nên
tránh làm ngắn dương vật, nhất là trong
những trường hợp cong nặng. Theo nghiên
cứu của tác giả Braga (2008) kết luận phương
pháp này tỉ lệ tái phát thấp hơn so với kỹ
thuật Nesbit(6). Tuy nhiên theo chúng tôi yếu
điểm của kỹ thuật can thiệp vào vùng bụng
dương vật và cắt sàn niệu đạo làm thì một là
mất sàn niệu đạo, không triển khai được các
kỹ thuật tạo hình niệu đạo với các ưu thế của
sàn niệu đạo nguyên thủy, bên cạnh đó bệnh
nhân phải chịu nhiều thì phẫu thuật trong khi
đó khuynh hướng phẫu thuật một thì đang
chiếm ưu thế.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bảo tồn sàn niệu đạo để triển khai kỹ
thuật Snodgrass sau điều trị cong dương vật
vẫn ở lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau chiếm tỉ
lệ 77,4% (278/359). Tỉ lệ cong dương vật tái
phát ở nhóm bảo tồn sàn niệu đạo để triển
khai kỹ thuật Snodgrass 9,8% (11/112) cao hơn
nhóm cắt sàn niệu đạo 2,4% (2/81) (p<0,05).
Tuy nhiên nếu bảo tồn sàn niệu đạo với sự kết
hợp kỹ thuật Nesbit và kỹ thuật Mollard 0%
(0/27) thì tỉ lệ tái phát thấp hơn so với chỉ sử
dụng kỹ thuật Nesbit đơn thuần 12,9%(11/85)
(p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alan JW (2012), Campbell-Walsh Urology, Hypospadias,
Chapter 130, pp. 3503-3527.
2. Arnold GC (2012), Pediatric Surgery, Hypospadias, Chapter
121, pp. 1531-1553
3. Baskin LS, Duckett JW, Synder M (1994), Changing concepts of
hypospadias curvature lead to more onlay island flap
procedures. J Urol., 151:pp. 191 -6.
4. Baskin LS, Erol A, Li YW. (1998), Anatomical studies of
hypospadias. J Urol., 160:pp. 1108.
5. Baskin LS, Duckett JW. (1994), Dorsal tunica albuginea
plication for hypospadias curvature. J Urol., 151:pp. 1668-1671.
6. Braga LH, Khoury AE, Farhat WA (2008), Ventral pnile
lengthening versus dorsal plication for severe ventral curvature
in children with proximal hypospadias. J Urol., 180, pp. 1743-
1748.
7. Chertin B, Farkas A (2004), Dorsal tunica albuginea plication to
correct congenital and acquired penile curvature: a long term
follow up. BJU Int, 93:pp. 379.
8. Cook A, Khoury AE (2005), A multicenter evaluation of
technical preferences for primary hypospadias repair. J Urol
174 :pp. 2354-7.
9. Devine CJ, Horton CE (1975), Use of dermal graft to correct
chordee, J Urol., 113:pp. 56.
10. Duckett JW (1995),The current hype in hypospadiology.Br J
Urol.76:pp. 1-7.
11. Gershbaum MD, Hanna MK (2002), A case for two stage repair
of perineoscrotal hypospadias with severe chordee. J Urol.,
168:pp. 1727.
12. Gittes RF, McLaughlin AP. (1974), Injection technique to induce
penile erection. J Urol., 4:pp. 473.
13. Glenister TW. (1954), The origin and fate of the urethral plate in
man. J Anat., 88:pp. 413.
14. Hollowell JG, Keating MA, Snyder HM, Duckett JW. (1990),
Preservation of the urethral plate in hypospadias repair. J
Urol.,143:pp. 98.
15. Hollowell JG, Keating MA, Snyder HM, Duckett JW. (1990),
Preservation of the urethral plate in hypospadias repair. J
Urol,143:pp. 98.
16. Kaplan GW, Lamm DL. (1975), Embryogenesis of chordee.J
Urol.,114:769
17. Mollard P, Castagnola C (1994), Hypospadias: the release of the
chordee without dividing the urethral plate and onlay island
flap. J Urol,152:pp. 1238-1240.
18. Nesbit RM. (1965), Congenital curvature of the phallus: report
of three cases with description of corrective operation. J Urol,
93:pp.230.
19. Pierre M (2004), Current concept on hypospadiology.BJU
Int.93:pp. 26-34.
20. Selcuk Y, Erol G (2006), Midline dorsal plication to repair
recurrent chordee at reoperation for hypospadias surgery
complication. J Urol, 175: pp. 600-703.
21. Snodgrass W, Nicol B (2011), Tubularized incised plate
proximal hypospadias repair: continued evolution and
extended applications. J P Urol 7:pp. 2-9.
22. Snodgrass W, Patterson K, Plaire JC et al. (2000), Histology of
the urethral plate: implications for hypospadias repair. J Urol.,
164:pp. 988.
23. Snodgrass W. (1994), Tubularized incised plate urethroplasty
for distal hypospadias. J Urol. 151:pp. 464-465.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 63
24. Tekgul S, Riedmiller H, Dogan HS, Hoebeke P, Kocvara R,
Nijman R, Radmayr C, Stein R (2013), Guidelines on Pediatric
Urology. ESPU and EAU
25. Wiener JS. (1997), Comparison of onlay and tubularized island
flaps of inner preputial skin for the repair of proximal
hypospadias. J Urol ; 158 :1172-4.
Ngày nhận bài báo: 24/08/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/08/2015
Ngày bài báo được đăng: 01/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55_63_8776.pdf