Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học hiv/sti (ibbs) tại Việt Nam 2005 – 2006

Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm cuối của thập kỷ 90 cho

thấy khả năng lan truyền mạnh của dịch HIV, với các mức độ khác nhau trong nhiều nhóm quần thể nguy cơ,

nhất là ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ, An Giang. Mặc dù dịch

HIV ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn “dịch tập trung”, tác động chủ yếu tới những quần thể có nguy

cơ cao như người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và khách hàng của họ, và những người có hành vi tình

dục không an toàn với nhóm quần thể có nguy cơ cao, tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy dịch

HIV đã lây truyền trong các nhóm quần thể nguy cơ thấp và có khả năng thay đổi nhanh với những diễn biến

phức tạp. Kết quả nghiên cứu “Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 2005 – 2010” do Bộ Y tế và Tổ

chức Sức khoẻ gia đình Quốc tế, với sự hỗ trợ của USAID, tiến hành năm 2004 cho thấy ước tính có 263.470

người nhiễm HIV vào năm 2005 và dự báo đến năm 2010 sẽ có 311.500 người nhiễm ở Việt Nam.

Hệ thống giám sát HIV/AIDS quốc gia được thiết lập từ năm 1994 đã cung cấp kịp thời những thông tin cập

nhật phục vụ công tác hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS. Ước tính và

dự báo HIV/AIDS 2005-2010 đã được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng và triển khai Chiến lược phòng

chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV hoàn toàn có

thể được cảnh báo sớm nhờ giám sát hành vi của mỗi cá nhân và sự thay đổi hành vi của họ là một trong

những yếu tố quyết định diễn biến dịch HIV. Do vậy, bên cạnh hệ thống giám sát huyết thanh học HIV,

từ năm 2000, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện các điều tra giám sát hành vi liên quan tới lây nhiễm HIV/AIDS

nhằm bổ sung thông tin cho công tác phòng chống HIV/AIDS.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR),

năm 2005-2006 Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tế Trung Ương đã tiến hành điều tra giám sát kết hợp hành vi và

các chỉ số sinh học tại 7 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và An

Giang. Đây là một điều tra có hệ thống trên quy mô cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao lây

nhiễm HIV cao nhất (người nghiện chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới) nhằm

cung cấp các chỉ số về hành vi, cũng như tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình

dục. Những kết quả chính từ cuộc điều tra được tổng hợp trong báo cáo “Kết quả chương trình giám sát kết

hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam”.

Bộ Y tế trân trọng giới thiệu báo cáo này với các cơ quan tham gia phòng chống AIDS tại Việt Nam và các bạn

đồng nghiệp, tin tưởng rằng báo cáo này sẽ cung cấp được những thông tin có giá trị cho việc xây dựng các can

thiệp dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS hiệu quả và giúp theo dõi, đánh giá chương trình trong thời gian tới.

Nhân dịp xuất bản báo cáo, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự hợp tác của cơ quan phòng chống AIDS các địa

phương trên địa bàn nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp tham gia chương trình. Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ

trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa

Kỳ (CDC) và Tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI) trong việc thực hiện chương trình này

pdf82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học hiv/sti (ibbs) tại Việt Nam 2005 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM • 2006 06 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) Số 1 Yersin, Hà Nội Tel: (84-4) 972 1005 Fax: (84-4) 821 0541 Email: tuan-nihe@hn.vnn.vn FHI/Việt Nam Tầng 3, số 1 Bà Triệu, Hà Nội Tel: (84-4) 934 8560 Fax: (84-4) 934 8550 Email: fhivn@fhi.org.vn Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 – 2006 BỘ Y TẾ Cơ quan tham gia Chương trình Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (nihE) Nguyễn Trần Hiển Nguyễn Anh Tuấn Bùi Đức Thắng tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (Fhi) Stephen J. Mills Nguyễn Duy Tùng Trần Vũ Hoàng Nguyễn Đức Dương Cục Phòng Chống hiV/aiDS Việt nam (VaaC) Nguyễn Thanh Long Phan Thị Thu Huơng trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật hoa Kỳ (CDC) Mitchell Wolfe Lê Nguyễn Linh-Vy Ray L Ransom Cơ quan phát triển quôc tế hoa Kỳ (uSaiD) Nguyễn Minh Thắng PhÂn tÍCh SỐ LiỆu VÀ ChuẨn BỊ BÁO CÁO Trần Vũ Hoàng Nguyễn Anh Tuấn Stephen J. Mills Nguyễn Duy Tùng Bùi Đức Thắng Nguyễn Thanh Hà Lê Thị Cẩm Thuý Nguyễn Lê Hải Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ, giám sát viên, điều tra viên, kỹ thuật viên xét nghiệm của Uỷ ban phòng phống AIDS, Trung Tâm phòng chống AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình thu thập số liệu. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn ông Richard Pierce về những đóng góp trong quá trình hiệu chỉnh bản tiếng Anh của báo cáo. Trân trọng cảm ơn Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hợ trợ tài chính và kỹ thuật cho nghiên cứu từ nguồn kinh phí của Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho chương trình phòng chống AIDS (PEPFAR). Nhà xuất bản Y học VIETNAMESE AND AMERICANS IN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS7JFjO74%55e 2 0 0 5 – 2 0 0 6 Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học hiV/Sti (iBBS) tại Việt nam Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 mụC LụC Danh mụC tỪ ViẾt tẮt vi LỜi giỚi thiỆu 1 tóm tẮt nghiên Cứu 2 tổng quan 5 mụC tiêu 6 Phương PhÁP 7 1. Địa điểm nghiên cứu và quần thể nghiên cứu 7 2. Cỡ mẫu 8 3. Phương pháp chọn mẫu 9 4. Các chỉ số nghiên cứu 11 5. Thu thập số liệu 11 6. Quy trình xét nghiệm 14 7. Quản lý và phân tích số liệu 15 8. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu 15 KẾt quẢ 17 1. Đặc điểm các nhóm quần thể nghiên cứu 17 2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI trong các nhóm quần thể nghiên cứu 19 2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV 19 2.2. Tỷ lệ hiện nhiễm STI 21 3. Hành vi nguy cơ của các nhóm quần thể nghiên cứu 23 3.1. Người nghiện chích ma túy 23 3.2. Phụ nữ mại dâm 27 3.3. Nam quan hệ tình dục đồng giới 32 4. Tiếp cận với các chương trình can thiệp 38 hẠn ChẾ CỦa nghiên Cứu 43 KẾt LuẬn VÀ KhuYẾn nghỊ 45 Phụ LụC 48 Phụ lục I: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm người NCMT 48 Phụ lục II: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm phụ nữ MDĐP 55 Phụ lục III: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm phụ nữ MDNH 61 Phụ lục IV: Phân tích mô tả các chỉ số hành vi và sinh học nhóm MSM 67 tÀi LiỆu tham KhẢO 74 Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 i aiDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải BCS Bao cao su BKt Bơm Kim Tiêm BttX Bạn tình thường xuyên BtKtX Bạn tình không thường xuyên ĐtgShV Điều tra giám sát hành vi Fhi Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế hiV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người iBBS Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI LĐtBXh Lao động thương binh và xã hội marP Quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV mDĐP Mại dâm đường phố mDn Mại dâm nam mDnh Mại dâm tại tụ điểm nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giải trí mSm Nam QHTD đồng giới nCmt Nghiện chích ma túy PEPFar Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống AIDS PnmD Phụ nữ mại dâm qhtD Quan hệ tình dục rDS Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát Sti Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tP hCm Thành phố Hồ Chí Minh ungaSS Khoá họp đặc biệt về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc uS CDC Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ uSaiD Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ VCt Tư vấn xét nghiệm tự nguyện Viện VSDttư Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) Danh mụC tỪ ViẾt tẮt Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm cuối của thập kỷ 90 cho thấy khả năng lan truyền mạnh của dịch HIV, với các mức độ khác nhau trong nhiều nhóm quần thể nguy cơ, nhất là ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ, An Giang. Mặc dù dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn “dịch tập trung”, tác động chủ yếu tới những quần thể có nguy cơ cao như người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và khách hàng của họ, và những người có hành vi tình dục không an toàn với nhóm quần thể có nguy cơ cao, tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy dịch HIV đã lây truyền trong các nhóm quần thể nguy cơ thấp và có khả năng thay đổi nhanh với những diễn biến phức tạp. Kết quả nghiên cứu “Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 2005 – 2010” do Bộ Y tế và Tổ chức Sức khoẻ gia đình Quốc tế, với sự hỗ trợ của USAID, tiến hành năm 2004 cho thấy ước tính có 263.470 người nhiễm HIV vào năm 2005 và dự báo đến năm 2010 sẽ có 311.500 người nhiễm ở Việt Nam. Hệ thống giám sát HIV/AIDS quốc gia được thiết lập từ năm 1994 đã cung cấp kịp thời những thông tin cập nhật phục vụ công tác hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS. Ước tính và dự báo HIV/AIDS 2005-2010 đã được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng và triển khai Chiến lược phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV hoàn toàn có thể được cảnh báo sớm nhờ giám sát hành vi của mỗi cá nhân và sự thay đổi hành vi của họ là một trong những yếu tố quyết định diễn biến dịch HIV. Do vậy, bên cạnh hệ thống giám sát huyết thanh học HIV, từ năm 2000, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện các điều tra giám sát hành vi liên quan tới lây nhiễm HIV/AIDS nhằm bổ sung thông tin cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), năm 2005-2006 Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tế Trung Ương đã tiến hành điều tra giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học tại 7 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và An Giang. Đây là một điều tra có hệ thống trên quy mô cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV cao nhất (người nghiện chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới) nhằm cung cấp các chỉ số về hành vi, cũng như tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Những kết quả chính từ cuộc điều tra được tổng hợp trong báo cáo “Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam”. Bộ Y tế trân trọng giới thiệu báo cáo này với các cơ quan tham gia phòng chống AIDS tại Việt Nam và các bạn đồng nghiệp, tin tưởng rằng báo cáo này sẽ cung cấp được những thông tin có giá trị cho việc xây dựng các can thiệp dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS hiệu quả và giúp theo dõi, đánh giá chương trình trong thời gian tới. Nhân dịp xuất bản báo cáo, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự hợp tác của cơ quan phòng chống AIDS các địa phương trên địa bàn nghiên cứu, các cán bộ trực tiếp tham gia chương trình. Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI) trong việc thực hiện chương trình này. LỜi giỚi thiỆu Thứ trưởng Bộ Y tế PGS. TS. Trịnh Quân Huấn Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006  tóm tẮt nghiên Cứu Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) được triển khai tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, An Giang và Cần Thơ từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006. Mẫu nghiên cứu được thu thập tại cộng đồng nhằm ước lượng tỷ lệ hiện nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), các hành vi nguy cơ và mức độ tiếp cận các chương trình can thiệp trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV (MARP). Các nhóm quần thể này bao gồm phụ nữ mại dâm (PNMD), người nghiện chích ma tuý (NCMT) và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Phương pháp chọn mẫu chùm và chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS) đã được sử dụng nhằm lựa chọn 3.547 PNMD, 2.032 NCMT tại 7 tỉnh và 790 MSM tại Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh thông tin về hành vi nguy cơ được thu thập thông qua phỏng vấn cá nhân, mẫu bệnh phẩm máu, nước tiểu và mẫu ngoáy hậu môn cũng được thu thập nhằm xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STI. những phát hiện chính Người nghiện chích ma tuý: HIV đang lây nhiễm nhanh trong những người NCMT trẻ và mới tiêm chích Những người NCMT là quần thể có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất so với những quần thể khác, mặc dù có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong những người NCMT cao nhất tại Hải Phòng (66%) và Quảng Ninh (59%), thấp nhất tại An Giang (13%) và Đà Nẵng (2%). Kết quả nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu của sự lây truyền HIV nhanh chóng trong quần thể những người NCMT trẻ tuổi và mới tiêm chích. Ví dụ, tại TP HCM, khoảng một nửa (48%) những người NCMT dưới 25 tuổi và khoảng 1/4 người NCMT có thời gian tiêm chích dưới một năm. Tuy nhiên, HIV lan truyền rất nhanh trong cả hai nhóm trên, với tỷ lệ hiện nhiễm tương ứng là 33% và 28%. Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT trẻ và mới tiêm chích tương đương với với tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT lớn tuổi và có thời gian tiêm chích ma tuý dài hơn cũng được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố khác. Dựa trên số liệu hành vi tự báo cáo, tỷ lệ dùng chung BKT dường như có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên vẫn ở mức độ cao. Từ 12% đến 33% người NCMT báo cáo có dùng chung BKT trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra. Tỷ lệ dùng chung BKT rất cao tại Đà Nẵng và các tỉnh phía nam với 1/3 hoặc nhiều hơn người NCMT báo cáo có dùng chung BKT. Khi dùng chung BKT, người NCMT thường dùng chung BKT với nhiều người, do đó họ có nguy cơ nhiễm HIV rất cao. Tại TP HCM, số liệu cho thấy người NCMT trẻ và mới tiêm chích có hành vi không an toàn rất sớm, ngay sau khi họ bắt đầu tiêm chích, và do đó tỷ lệ hiện nhiễm được dự báo sẽ tăng cao hơn mức 34%, là kết quả của điều tra này. Người NCMT cũng đồng thời có các hành vi tình dục không an toàn. Khoảng 1/2 người NCMT báo cáo có QHTD trong vòng một năm trước cuộc điều tra. Tuỳ thuộc vào từng tỉnh, khoảng từ 20%- 40% người NCMT báo cáo có QHTD với PNMD và từ 28% đến 60% có QHTD với BTTX trong 12 tháng trước cuộc điều tra. Tỷ lệ sử dụng BCS thấp khi người NCMT có QHTD, đặc biệt trong nhóm những người đã Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 nhiễm HIV. Khoảng từ 1/5 đến 1/2 người NCMT đã nhiễm HIV tại Hà Nội, TP HCM và An Giang không dùng BCS thường xuyên với vợ, bạn gái của họ. Phụ nữ mại dâm: nhiễm HIV liên quan chặt chẽ với tiền sử tiêm chích ma tuý Hơn 10% PNMD đã nhiễm HIV tại 5 trên 7 tỉnh, thành phố trong địa bàn nghiên cứu và tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MDĐP cao hơn tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MDNH. Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất được ghi nhận trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ (29%) và Hà Nội (23%). Nhiễm HIV trong nhóm PNMD có liên quan chặt chẽ tới hành vi tiêm chích ma tuý và những PNMD đã từng tiêm chích ma tuý dường như có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những PNMD không tiêm chích ma tuý từ 3,5 tới 31 lần. Ví dụ, trong nhóm MDĐP tại Hải Phòng, chỉ khoảng 3% những PNMD không có tiền sử tiêm chích ma tuý nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD đã từng tiêm chích ma tuý là 55%. Tỷ lệ hiện nhiễm STI thay đổi tuỳ thuộc vào từng tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm chlamydia cao nhất trong nhóm MDĐP tại Hà Nội (17%), MDNH tại TP HCM (14%) và dưới 10% trong nhóm MDNH tại Hà Nội, MDĐP tại TP HCM. Tỷ lệ hiện nhiễm lậu thấp hơn, trong khoảng từ 0,3% đến 2,7% tại Hà Nội và TP HCM. Giang mai phổ biến hơn tại các tỉnh phía nam, đặc biệt tại TP HCM với 9% MDĐP và 7% MDNH hiện nhiễm. Tỷ lệ sử dụng BCS tự báo cáo lần QHTD gần nhất với khách hàng rất cao và mặc dù kết quả này tương tự như các nghiên cứu định lượng khác, song có thể bị ảnh hưởng bởi sai số báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD sử dụng BCS thường xuyên với khách trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra thấp hơn rất nhiều, thay đổi từ 36% trong nhóm MDNH tại Quảng Ninh tới 89% trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ. Nhiều PNMD đã từng tiêm chích ma tuý, với tỷ lệ cao nhất trong nhóm MDĐP tại Hà Nội và Cần Thơ (17%). Như đã đề cập ở phần trên, có mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi tiêm chích ma tuý ở mức độ từng cá nhân cũng như ở mức độ quần thể: tỉnh, thành phố có tỷ lệ PNMD tiêm chích ma tuý cao hơn, thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này tại tỉnh thành phố đó cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hành vi dùng chung BKT rất phổ biến trong nhóm PNMD, với tỷ lệ sử dụng chung BKT cao hơn nhóm nam NMCT tại nhiều tỉnh, thành phố. Nam quan hệ tình dục đồng giới: tỷ lệ nhiễm STI cao và nhiều hình thái hành vi nguy cơ Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tại TP HCM là 5% và tại Hà Nội là 9%, tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hiện nhiễm STI khá cao. Ví dụ, trung bình trong số 10 MSM tại Hà Nội, có trên một người nhiễm lậu trực tràng (tỷ lệ là 12%), và 8% MSM tại Hà Nội nhiễm chlamydia trực tràng. 22% MSM tại Hà Nội và 16% MSM tại TP HCM mắc ít nhất một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. MSM có nhiều bạn tình, với 44% MSM tại Hà Nội và 70% MSM tại TP HCM có 2 bạn tình hoặc nhiều hơn trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra. Tình dục mại dâm cũng phổ biến trong nhóm quần thể này với 22% MSM tại Hà Nội và 41% MSM tại TP HCM báo cáo có QHTD nhận tiền trong 1 tháng trước cuộc điều tra. Tỷ lệ MSM có QHTD hậu môn, hành vi có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm MSM, rất cao: đa số những lần QHTD với bạn tình nam là QHTD hậu môn. Khi QHTD có nhận tiền, 82% MSM tại Hà Nội và 85% MSM tại TP HCM có QHTD hậu môn. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD hậu môn rất thấp, xấp xỉ 1/3 (29% tại Hà Nội và 37% tại TP HCM) báo cáo sử dụng BCS thường xuyên với BTTX. 33% MSM tại Hà Nội và 51% MSM tại TP HCM báo cáo sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD có nhận tiền. Trung bình khoảng 4 trong số 10 MSM được hỏi cho biết có QHTD với bạn tình nữ trong vòng 1 năm trước cuộc điều tra, và khoảng 15% MSM có QHTD với PNMD. Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006  Tỷ lệ MSM đã từng tiêm chích ma tuý tại Hà Nội cao hơn TP HCM (9% so với 4%). Tiêm chích ma tuý cũng liên quan chặt chẽ với nhiễm HIV. Ví dụ, tại TP HCM, khoảng 1/3 (26%) những MSM đã từng tiêm chích ma tuý đã nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MSM chưa từng tiêm chích là 5%. Độ bao phủ của các chương trình can thiệp: Nhiều người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy độ bao phủ của các chương trình can thiệp đang được mở rộng, tuy nhiên vẫn cần được tăng cường trong thời gian tới. Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả cao nhất trong nhóm người NCMT tại Hải Phòng (40%), MDNH và người NCMT tại Hà Nội, với tỷ lệ tương ứng là 39% và 34%. Tại TP HCM, với sự mở rộng của mạng lưới tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT) trong những năm gần đây, trung bình có khoảng 1/5 số người thuộc tất cả các nhóm quần thể nguy cơ cao cho biết họ đã từng xét nghiệm và biết kết quả. Tuy nhiên, khoảng 3/4 những người đã nhiễm HIV trong nghiên cứu này không biết về tình trạng nhiễm của họ. Ví dụ, 90% MSM đã nhiễm tại Hà Nội, 84% người NCMT đã nhiễm HIV tại Cần Thơ, 75% MDĐP và 85% MDNH đã nhiễm HIV tại An Giang không biết là họ đã nhiễm HIV. Tiếp cận với các chương trình can thiệp cộng đồng trong nhóm NCMT thay đổi từ 18% tại Hà Nội tới 59% tại TP HCM, trong khi tỷ lệ này trong nhóm PNMD thay đổi trong khoảng 34% tại Hà Nội tới 81% tại Cần Thơ. 60% MSM tại TP HCM và 53% MSM tại Hà Nội đã từng nhận được thông tin giáo dục về những hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Tỷ lệ PNMD nhận được BCS trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra tương đương tỷ lệ PNMD tiếp cận được với các chương trình can thiệp cộng đồng. Tỷ lệ nhận được BKT sạch thấp hơn, với khoảng từ 56% tới 97% người NCMT tại các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu báo cáo đã từng nhận được BKT trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra. Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 Nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy các quần thể có nguy cơ cao nhất nhiễm HIV ở Việt Nam là những người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và bạn tình của của những người này. Số liệu giám sát trọng điểm cho thấy sự phát triển nhanh chóng của dịch HIV tại TP HCM trong giai đoạn 1998 - 2001, khởi đầu trong nhóm nam NCMT trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình dục, sau đó lan truyền sang mạng luới tình dục mại dâm và sẽ lan truyền sang cộng đồng dân cư bình thường nếu như không có những can thiệp hiệu quả. Tại nhiều thời điểm và tại một số khu vực, hệ thống giám sát trọng điểm chủ yếu tiến hành trong các trung tâm giáo dục dạy nghề, trung tâm 05-06 hoặc tại các bệnh viện, phòng khám. Do đó, nguồn số liệu trên có thể không phản ánh diễn biến và chiều hướng nhiễm HIV, STI cũng như chiều hướng hành vi nguy cơ trên thực tế, như kết quả từ mẫu nghiên cứu đại diện được thu thập trong các nhóm quần thể nguy cơ cao tại cộng đồng. Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học, với những kết quả được trình bày trong báo cáo này, được thiết kế nhằm bổ sung những nguồn thông tin thiếu hụt trên. Nghiên cứu này bao gồm số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV, STI và hành vi nguy cơ trong nhóm NCMT, PNMD, MSM tại các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của dịch HIV, ở khu vực phía Bắc là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, ở khu vực phía Nam là TP HCM, Cần Thơ, An Giang và thành phố Đà Nẵng ở khu vực miền Trung. tổng quan Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006  giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học nhằm: • Đo lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác (giang mai, lậu, chlamydia) trong các nhóm NCMT, PNMD và MSM . • Đo lường các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và thực hành hành vi dự phòng trong các nhóm quần thể nghiên cứu. • Ước lượng độ bao phủ và tiếp cận các can thiệp dự phòng • Cung cấp các thông tin quan trọng giúp vận động và xây dựng chính sách. mụC tiêu Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 1. Địa điểm nghiên cứu và quần thể nghiên cứu 1.1. Địa điểm nghiên cứu: Bảy tỉnh và thành phố đã được chọn vào nghiên cứu gồm có Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, TP HCM, Cần Thơ, An Giang và Đà Nẵng. Sáu trong số 7 tỉnh/thành phố này (trừ Đà Nẵng), là địa bàn trọng điểm trong Kế hoạch viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho cho phòng chống AIDS (PEPFAR). Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học được tiến hành trên 3 nhóm quần thể có nguy cơ cao nhất: Người NCMT (tại tất cả các tỉnh), PNMD bao gồm MDĐP và MDNH (tại tất cả các tỉnh), và MSM (tại Hà Nội và TP HCM). Phương PhÁP Bảng : Khu ực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu Tỉnh/thành phố Quận huyện (khu vực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu) Vị trí các trung tâm nghiên cứu Hà nội Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy Đống Đa Hải Phòng Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An Lê Chân Quảng Ninh Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả1 Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả Đà Nẵng Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiều Hải Châu TP. Hồ Chí Minh Quận 1, 3, 8 và Bình Thạnh Quận 1 và Quận 8 Cần Thơ Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy Ninh Kiều An Giang Long Xuyên, Châu Đốc Long Xuyên, Châu Đốc Tùy thuộc vào tình hình địa phương, tại mỗi tỉnh và thành phố, các quận huyện được chọn nghiên cứu đều được coi là các “điểm nóng”, nơi có nhiều người có thể tuyển chọn tham gia nghiên cứu. Các “điểm nóng” do nhóm nghiên cứu và các cán bộ địa phương đề xuất sau đợt đánh giá trước điều tra ở 7 tỉnh, thành phố. Cụ thể về địa bàn nghiên cứu tại mỗi tỉnh, thành phố được trình bày trong bảng 1. Đối với nhóm NCMT, phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS), theo như mô tả dưới đây, được áp dụng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ. Do đó, địa điểm tuyển chọn người NCMT tham gia nghiên cứu ở những thành phố này có thể không chỉ giới hạn tại các quận huyện liệt kê trong bảng trên. Nhóm MSM chỉ được nghiên cứu tại Hà Nội và TP HCM với phương pháp chọn mẫu RDS, do đó địa bàn nghiên cứu của nhóm ngày tại hai thành phố cũng không giới hạn về địa lý. 1 Ở tỉnh Quảng Ninh: toàn bộ nhóm NCMT được chọn mẫu ở Cẩm Phả. Toàn bộ nhóm PNMD được chọn mẫu ở Hòn Gai và Bãi Cháy. Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006  1.2. quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn tuyển chọn: Nhóm nghiện chích ma túy (NCMT): Người NCMT trong nghiên cứu này là nam giới, 18 tuổi trở lên, hiện đang nghiện chích ma túy (tiêu chí này được xác định bằng hành vi tiêm chích ma túy trong vòng một tháng trước cuộc điều tra), tiếp cận được tại các tụ điểm được chọn (ở Hải Phòng, Quảng Ninh và An Giang) vào thời điểm nghiên cứu, và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD): PNMD được tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn sau: nữ giới ở độ tuổi 18 trở lên, có QHTD để kiếm tiền ít nhất là một lần trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra, làm việc trên đường phố (MDĐP) hoặc các tụ điểm như quán karaoke, các điểm massage (MDNH). Ở một vài tỉnh, mặc dù PNMD được xác định ở các cơ sở dịch vụ giải trí, song dựa vào đặc điểm và hình thức làm việc của họ, những người này được coi như những phụ nữ thuộc nhóm MDĐP. Ví dụ, tại Hải Phòng, một số PNMD hoạt động trong nhà hàng vẫn được xem là PNMD đường phố do họ phải di chuyển từ đường phố vào trong các tụ điểm, nhằm tránh các chiến dịch truy quét trên đường phố. Nhóm nam QHTD đồng giới (MSM): Nhóm MSM được chọn tham gia nghiên cứu dưạ trên các tiêu chuẩn: nam giới ở độ tuổi 15 trở lên, có QHTD với nam giới ít nhất là một lần trong vòng 12 tháng qua, và tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu của từng nhóm quần thể nghiên cứu được tính toán để có thể phát hiện sự khác biệt 15% giữa 2 vòng điều tra về các hành vi như thường xuyên dùng BCS và dùng chung BKT. Nếu thực sự có thay đổi trong tỷ lệ PNMD thường xuyên dùng BCS ở mức 15%, với 300 PNMD được chọn cho mỗi vòng, nghiên cứu có thể chứng minh được sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê. Cỡ mẫu thu thập được trình bày trong bảng 2. Bảng : Cỡ mẫu nghiên cứu được thu thập. Tỉnh /thành phố NCMT MDĐP MDNH MSM Hà Nội 296 275 224 397 Hải Phòng 301 279 274 Quảng Ninh 266 161 185 Đà Nẵng 274 175 313 TP. Hồ Chí Minh 296 298 302 393 Cần Thơ 299 162 300 An Giang 300 238 361 Tổng cộng 2.032 1.588 1.959 790 Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam, 2005 - 2006 3. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong nghiên cứu IBBS được thể hiện trong bảng 3: Bảng : Phương pháp chọn mẫu. NCMT MDĐP MDNH MSM Hà Nội * √ √ * Hải Phòng √ √ √ Quảng Ninh x x √ Đà Nẵng * x x TP HCM * x √ * Cần Thơ * x x An Giang x x x Chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS)* Chọn mẫu chùm√ Chọn toàn bộx 3.1. Chọn mẫu chùm hai giai đoạn: Hai giai đoạn chọn mẫu bao gồm: • Giai đoạn I: xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm. • Giai đoạn II: lựa chọn các cá nhân tham gia nghiên cứu. giai đoạn i: Xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm. Bản đồ các tụ điểm từng nhóm quần thể, nơi các cá thể có thể tiếp cận được nhằm tuyển chọn họ tham gia nghiên cứu, được xây dựng ở từng tỉnh, thành phố. Quá trình lập bản đồ kéo dài trong khoảng 2 tuần cho mỗi nhóm quần thể tại các khu vực được chọn (Xem bảng 1: Khu vực tuyển chọn người tham gia nghiên cứu). Trước khi triển khai lập bản đồ các nhóm đối tượng nghiên cứu, một khóa tập huấn 3 ngày được tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố. Khóa tập huấn cung cấp các phương pháp giúp xác định được thành viên của các nhóm quần thể, cách tiếp cận họ, ước lượng và ghi nhận kích cỡ quần thể tại mỗi tụ điểm. Kỹ năng phỏng vấn cũng được cung cấp trong khóa tập huấn này. Cán bộ tham gia quá trình lập bản đồ do các cơ quan chức năng về phòng chống AIDS tuyến tỉnh lựa chọn, bao gồm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvietnamibbs2006vnhv-pdf-1.PDF
Tài liệu liên quan