Kết quả áp dụng vi phẫu thuật trên bệnh nhân vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng vi phẫu thuật trong điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân vô sinh nam do giãn

tĩnh mạch tinh đồng ý thực hiện vi phẫu thuật điều trị tại khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2011 đến

31/5/2011.

Kết quả: Có 216 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với thời gian theo dõi trung bình là 27,91 ± 1,28

tháng. Tinh dịch đồ có sự cải thiện rõ rệt sau 6 tháng và tỉ lệ có thai tự nhiên là 46,29%. Biến chứng sau

phẫu thuật thấp.

Kết luận: Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn đem lại hiệu quả trong điều trị vô sinh nam có cùng nguyên

nhân.

pdf3 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kết quả áp dụng vi phẫu thuật trên bệnh nhân vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 402 KẾT QUẢ ÁP DỤNG VI PHẪU THUẬT TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH DO GIÃN TĨNH MẠCH THỪNG TINH Mai Bá Tiến Dũng*, Dương Quang Huy*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng vi phẫu thuật trong điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Tất cả những bệnh nhân vô sinh nam do giãn tĩnh mạch tinh đồng ý thực hiện vi phẫu thuật điều trị tại khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2011 đến 31/5/2011. Kết quả: Có 216 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với thời gian theo dõi trung bình là 27,91 ± 1,28 tháng. Tinh dịch đồ có sự cải thiện rõ rệt sau 6 tháng và tỉ lệ có thai tự nhiên là 46,29%. Biến chứng sau phẫu thuật thấp. Kết luận: Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn đem lại hiệu quả trong điều trị vô sinh nam có cùng nguyên nhân. Từ khóa: vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh, vô sinh và mang thai. ABSTRACT RESULTS OF MICROSURGICAL VARICOCELECTOMY FOR INFERTILE PATIENTS Mai Ba Tien Dung, Duong Quang Huy, Nguyen Phuc Cam Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 402 - 404 Objective: Evaluating the efficacy of microsurgery in treatment for male infertility due to varicocele. Patients and Methods: A prospective study. All infertile male with varicocele admitted at deparment of Andrology, Binh Dan hospital from Jan 1st 2011 to May 31th 2011. Results: 216 patients participated in this study with the average follow-up time is 27.91 ± 1.28 months. Semen analysis improves significantly after 6 months and the nateral pregnancy rate is 46.29%. Complication of this procedure is very rare. Conclusion: microsurgical varicocelectomy for the treatment of male infertilitydue to varicocele is effective. Keywords: microsurgical varicocelectomy, infertility and pregnancy. ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở nam giới(4) mặc dù có nhiều kĩ thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được mô tả trong y văn, nhưng vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn ngã bẹn và dưới bẹn được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh(3). Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân đã áp dụng kỹ thuật này từ năm 2008(5) cũng như có những báo cáo theo dõi ngắn hạn kết quả của kỹ thuật trên. Nhằm đánh giá kết quả áp dụng vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn trên bệnh nhân vô sinh nam do cùng nguyên nhân với quy mô lớn hơn chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân vô sinh nam do giãn tĩnh mạch * Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TpHCM **Khoa Niệu B - BV Bình Dân Tác giả liên lạc: ThS.BS. Mai Bá Tiến Dũng ĐT: 0913809110 Email: maibatiendung@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 403 thừng tinh được áp dụng kĩ thuật vi phẫu tại khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân từ 01/01/2011 đến 31/05/2011. Phương pháp thu thập số liệu Kết quả tinh dịch đồ sau phẫu thuật và phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn sẵn. Các bước tiến hành -Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thỏa: Bệnh nhân vô sinh nam có giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng và siêu âm doppler bẹn bìu. Có tinh dịch đồ thấp hơn giá trị tham khảo. Bệnh nhân tái khám đều đặn và có đủ xét nghiệm tinh dịch đồ sau phẫu thuật mỗi 3 tháng. -Tiến hành vi phẫu thuật cột tinh mạch tinh giãn vi phẫu ngả bẹn bìu 2 bên. -Ghi nhận đầy đủ thông tin chăm sóc sau phẫu thuật và hẹn bệnh nhân thử tinh dịch đồ mỗi 3 tháng sau phẫu thuật. -Phỏng vấn bệnh nhân trên bản câu hỏi soạn sẵn. -Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật thông qua các tiêu chí: + Sự thay đổi của tinh dịch đồ trước và sau phẫu thuật. + Tỉ lệ có thai tự nhiên + Biến chứng và di chứng của phẫu thuật. Dùng phép kiểm T để kiểm định giả thuyết thống kê. KẾT QUẢ Có tất cả 216 bệnh nhân vô sinh nam do giãn tĩnh mạch thừng tinh tham gia vào mẫu nghiên cứu với thời gian theo dõi trung bình là 27,91 ± 1,28 tháng. Tuổi trung bình của người chồng là 33,48 ± 4,97 (23 – 51) và của người vợ là 30,40 ± 4,32 (21 – 46). Thời gian mong con trung bình là 2,86 ± 2,01 (1 – 10) năm. Có 35 trường hợp thất bại với bơm tinh trùng vào buồng tử cung (16,2%) và 22 trường hợp thất bại với thụ tinh trong ống nghiệm (10,2%) trước khi tham gia điều trị phẫu thuật. Mật độ tinh trùng (x106/ml) trước và sau phẫu thuật. Trước mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Sau mổ 9 tháng Mật độ trung bình 22,11 21,59 26,22 29,89 Sai số chuẩn 18,29 15,99 16,83 16,99 Phép kiểm tra [t]=0,91< tα/2=1,97 [t]=7,6> tα/2=1,97 [t]=13,74> tα/2=1,97 Kết luận Không khác biệt Khác biệt có ý nghĩa Khác biệt có ý nghĩa Tỉ lệ cải thiện mật độ tinh trùng cộng dồn sau 3, 6 và 9 tháng lần lượt là 120/216 (55,56%), 185/216 (85,64%) và 196/216 (90,74%). Độ di động (%) của tinh trùng Trước mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Sau mổ 9 tháng Di động A 1,64 ± 2,25 1,63 ± 1,70 2,26 ± 1,77 3,03 ± 1,89 Di động B 9,62 ± 5,78 8,86 ± 4,45 10,5 ± 4,44 12,23 ± 4,25 Kết luận Phép kiểm tra Không khác biệt Khác biệt có ý nghĩa Khác biệt có ý nghĩa Tỉ lệ sống và hình dạng bình thường (%) Trước mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Sau mổ 9 tháng Tỉ lệ sống 35,6 ± 11,69 34,56 ± 10,1 35,93 ± 8,87 37,93 ± 8,06 Hình dạng bình thường 4,33 ± 1,70 3,42 ± 1,47 3,42 ± 1,19 3,36 ± 1,13 Kết luận Phép kiểm tra Không khác biệt Không khác biệt Không khác biệt Tỉ lệ có thai tự nhiên là 100/216 (46,29%) và thời gian có thai trung bình sau phẫu thuật là 8,98 ± 5,87 tháng. Không có trường hợp nào ghi nhận có biến chứng nặng như tụ máu, tràn dịch sau mổ và chỉ có 24/216 (11,1%) ghi nhận có cảm giác ngứa hay đau nhẹ vết mổ. Không có trường hợp nào teo tinh hoàn sau mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận có 1 trường hợp trên 216 bệnh nhân cho biết có xuất tinh sớm hơn sau mổ và không có trường hợp nào bị rối loạn cương sau đó. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 404 BIỆN LUẬN Theo Noord Zaastra(6) thì khả năng sinh sản ở cả nam và nữ cao nhất ở độ tuổi 24, sau độ tuổi này thì tỉ lệ có thai giảm dần theo tuổi của cả hai giới. Qua đó cho thấy việc khám và điều trị vô sinh của các bệnh nhân trong nghiên cứu là chậm trễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dịch đồ cải thiện có ý nghĩa thống kê sau 6 tháng trên các thông số về mật độ và độ di động của tinh trùng và tiếp tục cải thiện sau đó. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Pryor(8) và Nguyễn Thành Như(5) trước đây. Phân tích sâu hơn, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cải thiện tinh dịch đồ về mật độ rõ rệt ở các nhóm OAT nặng (<3x106/ml) và OAT trung bình (3-10x106/ml) ngay từ tháng thứ 3 sau phẫu thuật. Về tỉ lệ có thai tự nhiên sau phẫu thuật, Nguyễn Thành Như(5) báo cáo là 32,04% sau 6 tháng. Goldstein(2) cũng ghi nhận tỉ lệ có thai tự nhiên là 43% sau mổ 1 năm và 69% sau mổ 2 năm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 22,68% sau 6 tháng, 43,05% sau 1 năm và 46,29% sau 2 năm. Kết quả này không xét đến các yếu tố vô sinh khác ở nam giới, tuổi và yếu tố vô sinh từ vợ do đó tỉ lệ thành công sau phẫu thuật là rất đáng khích lệ. Tỉ lệ này tương đương và thậm chí cao hơn so với kết quả của tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) (37,5-39,2%)(4). Biến chứng và di chứng sau phẫu thuật hiếm và có thể chấp nhận được. Chính vì các là lý do trên mà Hội niệu khoa Hoa Kỳ(1) đã khuyến cáo phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh là lựa chọn đầu tiên ở các cặp vợ chồng hiếm muộn có nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh. KẾT LUẬN Tỉ lệ cải thiện mật độ tinh trùng cộng dồn sau 3, 6 và 9 tháng lần lượt là 55,56%, 85,64% và 90,74%. Tỉ lệ có thai tự nhiên là 46,29% và thời gian có thai trung bình sau phẫu thuật là 8,98 ± 5,87 tháng. Không có trường hợp nào ghi nhận có biến chứng nặng như tụ máu, tràn dịch sau mổ. Với các kết quả lâu dài trên vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn cho thấy đây là một kĩ thuật hiệu quả và nên được áp dụng rộng rải ở bệnh nhân vô sinh do cùng nguyên nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AUA and ASRM. Report on varicocele and infertility. April, 2001. 2. Goldstein M: (2002) Surgical management of male infertility and other scrotal disorder. In Walsh PC et al Eds, Campbell’s Urology, W.B Saunders : 1532-1587. 3. Mehta A, Goldstein M. (2013) Microsurgical varicocelectomy: a review. Asian J Androl. Jan; 15(1):56-60. 4. Nagler HM, Martinis FG. (1997) Varicocele. Infertility in the male. St. Louis: Mosby Year Book;. p.336–59. 5. Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng (2010). Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngã bẹn bìu: hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Y học thành phố Hồ Chí Minh; số 2, phụ bản tập 14:43-47. 6. Noord-Zaadstra BM, Looman CW, Alsbach H (1991). Delaying childbearing: Effect of age on fecundity and outcome of pregnancy. BMJ; 302:1361-1365. 7. Palermo GD, Neri QV, Takeuchi T, Hong SJ, Rosenwaks Z. (2009) Textbook of Assisted ReproductiveTechnologies 2009, 3rd edition, p171-p180. 8. Pryor JL, Howards SS. (1987) Varicocele. Urol Clin North Am 1987;14:499 Ngày nhận bài báo: 10/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf402_404_4672.pdf
Tài liệu liên quan