Hiện nay, tài liệu nội sinh của thư viện (luận văn, luận án, kết quả
nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình ) các trường đại học đã hầu hết
ở dạng số và được quản trị để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu – đào
tạo. Tuy nhiên, đây là những hệ thống thư viện số nội sinh độc lập, chưa
được kết nối, tổ chức, quản trị theo một mô hình mạng lưới hệ thống
thư viện số nội sinh thống nhất, tìm kiếm thống nhất theo mô hình một
cổng thông tin thống nhất (một lệnh tìm kiếm cho ra kết quả tin từ tất
cả các thư viện số theo chủ đề, từ khoá), bạn đọc vẫn phải thủ công vào
từng thư viện để tìm kiếm khiến quá trình tìm tin gặp nhiều khó khăn và
mất nhiều thời gian. Do vậy, xây dựng và phát triển một hệ thống thư
viện số nội sinh dùng chung, kết nối toàn bộ các thư viện số dữ liệu lớn
(BigData) tạo ra cổng thông tin tri thức thư viện số nội sinh thống nhất,
tìm kiếm và sử dụng tài nguyên số thống nhất được tổ chức và quản trị
theo công nghệ thư viện số 4.0 tiên tiến theo tiêu chuẩn thế giới, bạn đọc
có thể truy cập và sử dụng trên máy tính, thiết bị di động, smartphone
giúp thúc đẩy văn hoá đọc cũng như thúc đẩy nghiên cứu – đào tạo,
sáng tạo tri thức. Đây cũng là sáng kiến tiêu biểu, rất có giá trị đối với
OER Việt Nam 2019
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết nối dùng chung tài nguyên số nội sinh VNU-LIC và HUST: Sáng kiến OER tiên phong trong khối các thư viện đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT NỐI DÙNG CHUNG TÀI NGUYÊN SỐ NỘI SINH
VNU-LIC VÀ HUST: SÁNG KIẾN OER TIÊN PHONG
TRONG KHỐI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TS. Nguyễn Hoàng Sơn1, ThS. Lê Bá Lâm1,
ThS. Hoàng Văn Dưỡng1
1. GIỚI THIỆU
Hiện nay, tài liệu nội sinh của thư viện (luận văn, luận án, kết quả
nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình) các trường đại học đã hầu hết
ở dạng số và được quản trị để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu – đào
tạo. Tuy nhiên, đây là những hệ thống thư viện số nội sinh độc lập, chưa
được kết nối, tổ chức, quản trị theo một mô hình mạng lưới hệ thống
thư viện số nội sinh thống nhất, tìm kiếm thống nhất theo mô hình một
cổng thông tin thống nhất (một lệnh tìm kiếm cho ra kết quả tin từ tất
cả các thư viện số theo chủ đề, từ khoá), bạn đọc vẫn phải thủ công vào
từng thư viện để tìm kiếm khiến quá trình tìm tin gặp nhiều khó khăn và
mất nhiều thời gian. Do vậy, xây dựng và phát triển một hệ thống thư
viện số nội sinh dùng chung, kết nối toàn bộ các thư viện số dữ liệu lớn
(BigData) tạo ra cổng thông tin tri thức thư viện số nội sinh thống nhất,
tìm kiếm và sử dụng tài nguyên số thống nhất được tổ chức và quản trị
theo công nghệ thư viện số 4.0 tiên tiến theo tiêu chuẩn thế giới, bạn đọc
có thể truy cập và sử dụng trên máy tính, thiết bị di động, smartphone
giúp thúc đẩy văn hoá đọc cũng như thúc đẩy nghiên cứu – đào tạo,
sáng tạo tri thức. Đây cũng là sáng kiến tiêu biểu, rất có giá trị đối với
OER Việt Nam 2019.
1 Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
558 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Trên nền tảng sáng kiến đó, 28 thư viện đại học Việt Nam đã ký vào
bản ghi nhớ tham gia tại Đại học Quy Nhơn 10/2017 và đề xuất Trung
tâm Thông tin – Thư Viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU - LIC)
làm đầu mối triển khai và Liên hiệp các thư viện đại học phía Bắc
(NALA) làm chủ trì. Tiếp đó, vào năm 2018, một dự án thử nghiệm đã
kết nối tài nguyên nội sinh của 2 thư viện: VNU-LIC và HUST (Thư
viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội) [1]. Bài viết dưới đây
sẽ trình bày mô hình kết nối, lợi ích kết nối, cách thức triển khai và
demo kết nối của VNU-LIC và HUST để các thư viện đại học Việt Nam
tham khảo, tham gia kết nối.
2. MÔ HÌNH KẾT NỐI DÙNG CHUNG TÀI NGUYÊN SỐ NỘI SINH
Sau khi xem xét các vấn đề kỹ thuật của các phần mềm hiện có
tại Việt Nam, nghiên cứu tiền khả thi hệ thống tìm kiếm, khai thác tài
nguyên thông tin tập trung với một cơ sở dữ liệu số lớn tài nguyên thông
tin phục vụ học tập và nghiên cứu số hóa lên tới hàng triệu bản ghi của
các trường đại học, được quản lý bởi hệ thống hạ tầng công nghệ thông
tin hiện đại với hệ thống máy chủ cấu hình mạnh, đường truyền Internet
tốc độ cao và phần mềm hiện đại tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi mạnh
dạn đề xuất mô hình kết nối như sau:
Hình 1: Mô hình hệ thống kết nối tài nguyên nội sinh thư viện số đại học [2]
559PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
3. Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN THƯ VIỆN SỐ NỘI SINH ĐẠI HỌC DÙNG CHUNG
Sáng kiến này kết nối, liên thông hệ thống dữ liệu tài nguyên nội
sinh số rời rạc của các trường đại học thành một cơ sở dữ liệu học thuật
mang tầm cỡ quốc gia, giúp người học của các trường, học viện, đơn vị
nói riêng và người dùng tin phổ thông nói chung dễ dàng khai thác tài
nguyên thông tin, tiết kiệm, rút ngắn thời gian tìm kiếm tài liệu phục vụ
học tập và nghiên cứu; đồng thời là một kênh thông tin, nguồn dữ liệu
quý báu bổ trợ cho Đề án quốc gia Hệ Tri thức Việt số hóa đang được
triển khai. Ngoài ra, sáng kiến nếu được triển khai còn có ý nghĩa và
lợi ích:
• Là “Mục lục liên hợp thư viện số” đầu tiên của Việt Nam.
• Chia sẻ, kết nối, tăng cường nguồn lực thông tin số giữa các thư
viện của các trường đại học, cao đẳng.
• Tăng cường vai trò, vị thế cho các thư viện và các trường đại học,
cao đẳng trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như khu vực và quốc tế.
• Quảng bá kết quả đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học
• Cung cấp cho các nhà lãnh đạo, quản lý bức tranh cơ cấu và kết
quả đào tạo các ngành/ chuyên ngành.
• Hỗ trợ, tăng cường cho công tác xếp hạng đại học của các trường
và các thư viện.
• Đây là một hình thức bổ sung tài liệu qua liên hợp Consotium nên
giúp các thư viện tiết kiệm một khoản kinh phí lớn, một vấn đề đối với
kinh phí bổ sung hạn hẹp của các thư viện đại học Việt Nam.
• Là một nguồn dữ liệu khoa học lớn để Dự án quốc gia “Hệ tri
thức Việt số hóa” của Chính phủ.
• Giúp bạn đọc các trường đại học dễ dàng tìm kiếm, khai thác
tối đa hệ tri thức số và sử dụng tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy và
nghiên cứu hiệu quả.
• Giúp hạn chế đạo văn trong công tác đào tạo và nghiên cứu.
• Giúp các trường đại học kiểm định chất lượng.
• Là một kênh Marketing cho các thư viện
560 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
4. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI
• Một đơn vị có uy tín, hạ tầng công nghệ tốt và nhân lực đảm bảo
làm đầu mối kết nối, xử lý và quản trị, có sẵn phần mềm tìm kiếm thông
minh như: URD2, EDS
• Các thành viên tham gia có hạ tầng công nghệ đáp ứng như: có
sẵn nền tảng thư viện số chuẩn kết nối sáng kiến lưu trữ mở OAI/PMH
(Ví dụ: Phần mềm tiêu chuẩn mã nguồn mở như DSPACE).
• Các thành viên tham gia tự nguyện và đóng góp dữ liệu thư mục
(siêu dữ liệu), kinh phí duy trì hàng năm
5. KẾT QUẢ DỰ ÁN THỬ NGHIỆM KẾT NỐI DÙNG CHUNG TÀI NGUYÊN SỐ NỘI SINH
VNU-LIC VÀ HUST
Dự án tiên phong kết nối dùng chung tài nguyên số nội sinh VNU-
LIC và HUST đã kết nối thành công 2 thư viện số nội sinh 2 trường.
Hình 2: Giao diện tìm kiếm thống nhất VNU-LIC và HUST [1]
561PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Ví dụ: kết quả tìm kiếm với từ khóa “máy tính” cho ra kết quả là
1.091 tài liệu bao gồm 931 tài liệu của VNU-LIC và 160 tài liệu của
HUST trong giai đoạn 2011-2019 gồm 802 luận án – luận văn, 244 sách,
45 bài báo
Trên cơ sở phần mềm tìm kiếm thông minh URD2 sẵn có của VNU-
LIC, toàn bộ siêu dữ liệu được trích xuất từ kho tài nguyên nội sinh của
HUST và VNU – LIC đã được nhập vào hệ thống URD2, cấu hình, tùy
biến để cho ra sản phẩm kết nối đầu tiên như trên. Hệ thống này chỉ lưu
trữ siêu dữ liệu từ 2 thư viện trên, kết quả tìm kiếm đều lấy ra từ nguồn
lưu trữ này, việc truy cập vào nguồn tin gốc để xem trực tuyến hay tải
toàn văn vẫn theo chính sách sử dụng của mỗi thư viện. Có thể nói, việc
kết nối và chỉ chỗ tới nguồn tin trên cùng 1 giao diện tìm kiếm duy nhất
như trên là bước tiến thử nghiệm vô cùng quan trọng để các thư viện
đại học khác cùng tham gia, đóng góp siêu dữ liệu và kinh phí duy trì
và phát triển hệ thống để hướng tới 1 mạng kết nối thống nhất toàn thể
các tài nguyên nội sinh của các thư viện Việt Nam, là nguồn dữ liệu lớn
rất quý giá đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ, kết nối
tri thức và thúc đẩy sáng tạo của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao diện tìm kiếm thống nhất VNU-LIC và HUST.
edu.vn/primo_library/libweb/action/search.do?vid=demo.
2. Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng (2018). Xây dựng
thư viện số đại học dùng chung thông qua công cụ tìm kiếm thông minh
Primo và phần mềm quản trị tài liệu số nội sinh Dspace. Thư viện thông
minh 4.0: Công nghệ - dữ liệu – con người. ĐHQGHN. Tr. 492-523.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_noi_dung_chung_tai_nguyen_so_noi_sinh_vnu_lic_va_hust_sa.pdf