Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý,
bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
phát triển toàn diện đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương chính sách kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng - an ninh bảo vệ biên giới quốc gia; đồng thời, luôn xác định xây dựng
biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng là quan
điểm xuyên suốt. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số
11 và số 12- 2010) sẽ lần lượt đăng chùm bài của đồng tác giả Quốc Toản -
Mạnh Dũng; trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kết hợp phát triển Kinh tế - Xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG
CƯỜNG QUỐC PHÒNG - AN NINH,
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA
QUỐC TOẢN - MẠNH DŨNG
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý,
bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
phát triển toàn diện đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương chính sách kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng - an ninh bảo vệ biên giới quốc gia; đồng thời, luôn xác định xây dựng
biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng là quan
điểm xuyên suốt. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số
11 và số 12- 2010) sẽ lần lượt đăng chùm bài của đồng tác giả Quốc Toản -
Mạnh Dũng; trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
I
MÔ HÌNH KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI
TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN CÁC ĐỊA BÀN
CHIẾN LƯỢC BIÊN GIỚI
Biên giới quốc gia là nơi “ phên dậu” thiêng liêng của đất nước, cùng với
đất liền tạo ra môi trưòng sinh tồn và phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được xác định bằng
điều ước quốc tế đã ký kết (hoặc gia nhập) và do pháp luật Việt Nam quy định,
bao gồm cả trên đất liền, biển đảo, vùng trời và dưới lòng đất. Nước ta có đường
biên giới đất liền dài 4.516 km, tiếp giáp với 3 nước láng giềng (Trung Quốc,
Lào, Căm-pu-chia); có bờ biển dài khoảng 3.260 km, vùng biển rộng trên 1triệu
km² với hơn 3.000 đảo, quần đảo (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa), tiếp giáp với 8 quốc gia trong khu vực Biển Đông1; 44 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương với 227 huyện (101 huyện miền núi, 126 huyện ven
biển) gồm 1.028 xã (408 xã miền núi, 620 xã ven biển) có biên giới quốc gia,
khu vực biên giới (KVBG).
1 Gồm: Trung Quốc, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Brunây,
Phi-lip-pin.
2
Với quan điểm hợp tác xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định
lâu dài với các nước láng giềng, Việt Nam đã đàm phán, ký kết song phương
nhiều văn kiện pháp lý về biên giới, như: Nghị định thư về phân giới cắm mốc;
các hiệp định và hiệp ước hoạch định biên giới đất liền, Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc, các hiệp ước hoạch định biên giới
quốc gia Việt Nam – Lào và Việt Nam – Căm-pu-chia, các hiệp định phân định
biển Việt Nam – In-đô-nê-xi-a, Việt Nam – Ma-lay-xi-aQua đó, thể hiện thiện
chí và quyết tâm của Việt Nam sẵn snàg đàm phán giải quyết mọi tranh chấp về
biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng trên cơ
sở tôn trọng độc lập,chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp và
thực tiễn quốc tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương
lĩnh 91) chỉ rõ: “Nhiệm vụ của quốc phòng – an ninh (QP-AN) là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN,
sự ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân,
làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phản động phá
hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”2; đồng thời, cũng xác định quan
điểm, phương châm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ): “Sự ổn định
và phát triển mọi mặt đời sống xã hội là nền tảng của QP-AN. Phát triển kinh tế-
xã hội (KT –XH) đi đôi với tăng cường tiềm lực QP-AN. Kết hợp chặt chẽ kinh
tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong các kế hoạch phát triển KT-XH”3. Để
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, quan điểm, phương châm BVTQ trong thời kỳ
mới, việc kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN bảo vệ biên giới
quốc gia, KVBG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ
quyền của quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện
đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại. Đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên
của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trước hết là của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân
KVBG và các lực lượng vũ trang; trong đó, Quân đội nhân dân là lực lượng
nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo (Bộ đội Biên
phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự , an toàn xã hội KVBG theo quy định của
pháp luật; Quân chủng Hải quân. Cảnh sát biển là lực lượng nòng cốt quản lý,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo).
2 ĐCSVN- Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51 (1991), nxb CTQG, H.2007, tr.142.
3 ĐCSVN- Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51 (1991), nxb CTQG, H.2007, tr.143.
3
Cùng với việc ban hành nhiều nghị quyết chỉ thị, hệ thống văn bản pháp
luật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với củng cố,
tăng cường tiềm lực QP-AN trên các địa bàn chiến lược, KVBG. Đặc biệt, từ khi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/QĐ-TTg, ngày 31-7-1998 về
“Phê duyệt Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới”, đã tạo bước chuyển biến toàn diện cả về KT-XH
và QP-AN trên các địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, ven biển. Cũng tại
Quyết định này, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng “Xây dựng các vùng kinh tế
mới ở những nơi có điều kiện, đỡ đầu, đón nhận 100.000 hộ dân đến lập nghiệp
ở những vùng đất còn hoang hoá ở biên giới, hải đảo”; đồng thời ban hành
Quyết định số 277/QĐ-TTg và Quyết định số 43/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án
tổng thể quân đội tham gia phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu,
vùng xa gắn với xây dựng các Khu KT-QP là “Phát triển KT – XH các Vùng dự
án, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, kết hợp bảo đảm QP-AN ở địa bàn chiến lược, biên giới, trên cơ sở bố
trí lại dân cư theo quy hoạch của sản xuất và mục tiêu lâu dài của QP-AN, hình
thành các cụm làng, xã biên giới, tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc
phòng toàn dân BVTQ”. Như vậy, có thể nói, Khu KT-QP là mô hình đặc trưng
về kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN trên các địa bàn chiến
lược, vùng sâu, vùng xa, KVBG.
Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao
động sản xuất, Quân đội nhân dân được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm
vụ xây dựng Khu KT- QP trên các địa bàn chiến lược, biên giới. Đây là một
vinh dự to lớn, nhưng cũng là trọng trách nặng nề, khó khăn của cán bộ chiến sĩ
quân đội trong thời kỳ mới. Trên cơ sở Đề án tổng thể của Chính phủ phê duyệt,
Bộ quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
ngành và các địa phương trong Vùng dự án tiến hành điều tra, khảo sát lập quy
hoạch chi tiết và phân kỳ kế hoạch xây dựng các khu KT-QP; thành lập các
Đoàn KT-QP làm lực lượng nòng cốt xây dựng Khu KT-QP. Dự án Khu KT-QP
mang tính tổng hợp, thuộc nhiều ngành, lĩnh vực; triển khai trên phạm vi rộng,
địa hình phức tạp, chủ yếu là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, KVBG; khí hậu khắc
nghiệt; giao thông đi lại khó khăn; kinh tế, văn hoá, xã hội chậm phát triển, mật
độ dân cư thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất cả nước (khoảng 25%, có
nơi lên đến 90% theo tiêu chuẩn nghèo mới của quốc gia); một số khu vực còn
bị nhiễm bom, mìn sót lại sau chiến tranh; một số địa bàn tình hình an ninh
4
diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định; là trọng điểm chống phá
bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch với nhiều âm
mưu, thủ đoạn tinh vi, nhất là việc chúng lợi dụng vấn đề “ dân tộc, tôn giáo,
dana chủ, nhân quyền” để xúi giục, kích động đồng bào các dân tộc thiểu số làm
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, trách nhiệm trên “mặt trận mới”-
xây dựng Khu KT-QP, hơn 12 năm qua, các đơn vị quân đội, trực tiếp là các
Đoàn KT-QP đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chủ động khắc phục mọi khó
khăn, gian khổ, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các địa
phươg triển khai xây dựng khu 22 Khu KT-QP trên các địa bàn chiến lược, tại
những vị trí xung yếu dọc tuyến biên giới đất liền thuộc địa giới của 20 tỉnh, từ
Bình Liêu - Quảng Hà – Móng Cái (Quảng Ninh) đến Dào San –Sì Lờ Lầu (Lai
Châu) ở phía Bắc chạy suốt dãy Trường Sơn ở phía Tây đến Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Tây Nam Bộ (Tân Hồng -Đồng Tháp). Các Khu KT – QP đã và đang
trở thành những điểm sáng về kinh tế, văn hoá xã hội, dân cư. QP – AN nơi
“phên dậu” của đất nước.
Về KT-XH. Các Khu KT – QP đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng
tương đối đồng bộ; trong đó, mở mới hơn 1.085 km đường giao thông chạy dọc,
ngang trong Vùng dự án, nối liền với Đường tuần tra biên giới; xây dựng 37
bệnh xá kết hợp quân - dân y với diện tích 20.135 m²; 104 lớp học và 29 nhà trẻ
mẫu giáo với diện tích 32.787 m²; 36 công trình cấp điện sinh hoạt; 142 công
trình cấp nước sạch; 22.303 m² trại chăn nuôi; 29,7 ha trại cây giống; 6 trạm
thuỷ điện; 30 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản; hơn 1.000 m² nhà chợ và 133
công trình thuỷ lợi nhỏ; xây dựng 242.183 m² doanh trại cho quân đội; cùng
với nhiều khối lượng các công trình đang thực hiện chuyển tiếp. Trong phát
triển sản xuất các Khu KT – QP cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Các Khu KT – QP trực tiếp tổ chức sản xuất trên địa bàn Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ đã tổ chức khai hoang, ươm trồng được hơn 42.000 ha cây công nghiệp,
chủ yếu là cao su, cà phê. điều cao sản, phần lớn đã cho thu hoạch (năm 2009 lợi
nhuận khu vực này đạt trên 160 tỷ đồng) và hơn 13.000 ha cây nguyên liệu giấy
đang phát triển tốt. Các Khu KT – QP không tổ chức sản xuất tập trung mà (từ
Bắc đèo Hải Vân trở ra) đã giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng
ruộng lúa nước, xây dựng đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, tổ chức khuyến
nông, khuyến lâm, giúp dân phát triển sản xuất; xây dựng mô hình phát triển
tròng trọt chăn nuôi; tổ chức cơ sở chế biến nông sản và hoạt động dịch vụ cung
ứng cây, con giống, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Qúa
5
trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất được các Đoàn KT –
QP gắn chặt với công tác quy hoạch, bố trí lại các điểm, cụm dân cư và ổn định
đời sống đồng bào các dân tộc trên vành đai biên giới; coi đây là một nội dung
vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Đến nay, các Khu KT – QP đã hình thành hệ thống
thôn, bản định cư trên vành đai biên giới (có 121 bản định cư mơi); đỡ đầu, đón
nhận trên 85.000 hộ dân của các địa phương và đồng bào các dân tộc di cư tự do
vào lập nghiệp trong các Vùng dự án (trong đó, đỡ đầu, ổn định tại chỗ, giúp dân
xoá đối giảm nghèo, tạo việc làm cho 62.000 hộ dân ổn định cuộc sống và tạo
việc làm thường xuyên; đón nhận, sắp xếp 25.325 hộ dân đến ổn định cuộc
sống). Tại các bản di dân định cư mới đã xây dựng được Nhà văn hoá để bảo tồn
và phát triển văn hoá dân tộc, xây dựng lớp học tại bản cho trẻ em đến tuổi được
đi học tại nơi sinh sống. Trong mỗi Khu KT – QP có từ 1-3 bệnh xá quân – dân
y kết hợp để chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thu hút hầu hết đồng bào các
dân tộc đến khám và chữa bệnh, thay vì đi cúng thầy mo như trước đây; ngoài ra,
cán bộ quân y còn xuống tận các thôn, bản khám bệnh và phát thuốc cho dân. Là
lực lượng trực tiếp tổ chức sản xuất, phát triển văn hoá, xã hội tại các thôn, bản,
các đơn vị của Đoàn KT – QP cũng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận
động quần chúng chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng và
các đơn vị đứng chana trên địa bàn tham gia củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở
ngày càng vững mạnh (tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quần
chúng), tạo nền tảng vững chắc cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu Vùng dự án.
Trên lĩnh vực QP – AN. Nhờ kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc
phòng, quốc phòng với kinh tế trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, dân cư, đã tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng, tăng cường
tiềm lực, thế trận QP – AN bảo vệ biên giới, KVBG. Cùng với đó, các Đoàn KT
– QP đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được cấp trên giao;
thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn,
sẵn sàng chiến đấu cao, xử lý có hiệu quả các tình huống về QP – AN xảy ra;
phát huy tốt vai trò của lực lượng nòng cốt trong phòng chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm hoạ; tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ, dự bị động viên ngày
càng vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an
ninh nhân dân bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, KVBG.
Thực tiễn cho thấy, các Khu KT – QP đã và đang phát huy hiệu quả
toàn diện cả về KT – XH, QP – AN và cả đối ngoại trên các địa bàn chiến
lược biên giới. Quá trình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng
6
trong Khu KT – QP đã góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu chung
về phát triển KT – XH của từng địa phương và cả nước, nhất là về bố trí lại dân
cư và ổn định đời sống đồng bào các dân tộc, xoá đói giảm nghèo, khuyến nông,
khuyến lâm, phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc được
hưởng lợi từ các chương trình quốc gia về y tế, văn hoá, nước sạch, vệ sinh môi
trường, các công trình thuỷ lợiCác Đoàn KT – QP thực sự là chỗ dựa tin cậy
cho nhân dân yên tâm làm ăn sinh sống trên vành đai biên giới; lòng tin của
đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, “thế trân lòng dân”
nơi biên cương của Tổ quốc được tanưg cường,đã tạo nền tảng cho xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, gắn với an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân ngày
càng vững mạnh, góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng
đứng chân trên địa bàn bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, KVBG,
xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài với các nước láng giềng,
trước hết là các nước có chung đường biên giới. Mô hình Khu KT – QP cần
được mở rộng trên biên giới đất liền và triển khai xây dựng trên biển đảo.
(Kỳ sau: II. Phát triển mô hình Khu kinh tế - quốc phòng trên biển đảo -
những vấn đề đặt ra).
TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN SỐ 11/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phattrienkinhtexahoi_1548.pdf