Thông tin kế toán là thông tin hết sức cần thiết và quan trọng đối với các
nhà quản lý. Bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải dựa vào thông tin của kế toán để
điều hành, kiểm soát và ra các quyết định đúng đắn.
Kế toán tài chính là phân hệ thông tin thuộc hệ thống thông tin kế toán,
thực hiện chức năng cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức
thực hiện tốt kế toán tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp
mà còn là mối quan tâm của các cơ quan soạn thảo, ban hành chế độ kế toán, của
các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp.
Nhằm cung cấp tài liệu cho các nhân viên kế toán doanh nghiệp cũng như
các sinh viên ngành Kế toán hệ đào tạo từ xa của Khoa Kinh tế - Trường Đại học
Vinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và ứng dụng kế toán tài chính, tập thể
giáo viên Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn
giáo trình "Kế toán tài chính I".
140 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán tài chính I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm, hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
b.Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công
trình xây lắp, số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành
sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách
hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải
trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
6. Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, xác định số dự
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số
dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
- Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số
dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế
phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711- Thu nhập khác.
7. Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải
bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn
hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711- Thu nhập khác.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
2.5. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài số 1: Tại doanh nghiệp A có các tài liệu sau:
2. Chi thêm 200.000.000 bằng TGNH đầu tư thêm vào công ty Y ( Công
ty A đang nắm giữ 18% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn đầu
tư dài hạn hiện tại là 800.000.000)
3. Chi thêm 500.000.000 qua ngân hàng để đầu tư thêm vào công ty Z (
Công ty A đang nắm giữ 42% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn
đầu tư dài hạn hiện tại là 2.000.000.000)
4. Công ty Y thông báo về số cổ tức được chia là 150.000.000.
5. Mua 20 cổ phiếu của công ty H với mục đích tham gia vào hoạt động
quản trị doanh nghiệp, giá mua 750.000đ/CP, chưa thanh toán. Chi phí
môi giới 1.000.000 thanh toán bằng tiền mặt
6. Mua tín phiếu kho bạc bằng tiền mặt, kỳ hạn 2 năm, lãi suất
0.5%/tháng. Mệnh giá 20.000.000. Lãi thanh toán 1 lần ngay khi mua.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
Bài số 2: Tài liệu tại doanh nghiệp A
SDĐK TK 222 (góp với Công ty M): 280.000.000
1. Tập hợp các Phiếu xuất kho vật tư để góp vốn liên doanh với Công ty
B: giá xuất kho: 130.000.000; giá đánh giá: 133.000.000.
2. Doanh nghiệp góp vốn liên doanh bằng 1 TSCĐ theo giá đánh giá
270.000.000, tài sản có nguyên giá 300.000.000, HMLK 20.000.000
3. Nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia 40.000.000
4. Nhận lại vốn góp liên doanh (góp vốn với công ty M) bằng TSCĐ hữu
hình theo nguyên giá được thỏa thuận 170.000.000, tiền mặt 10.000.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
- TK 139: 40.000.000 (công ty K)
Trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 31/12/N tồn kho 17.000kg VL X, đơn giá ghi sổ kế toán
5.000đ/kg, dự kiến giá trị thuần có thể thực hiện sang năm N+1 là 4.500
đ/kg.
2. Xuất 200kg VL A dùng cho sản xuất sản phẩm, giá thực tế xuất kho
10.000.000
- Cuối tháng 12, giá trị vật liệu A tồn kho có khả năng giảm giá 20% so
với giá ghi sổ, kế toán xác định số dự phòng cần lập.
3. Xuất bán chịu cho công ty A 50 sản phẩm. Giá bán ( đã có thuế GTGT
10%) 6.300.000đ/sản phẩm. Công ty A chấp nhận thanh toán
4. Trong năm, xoá khoản nợ cho công ty K 40.000.000
5. Thu hồi số nợ khó đòi đã xoá sổ trước đây ở khách hàng C bằng vật
liệu chính trị giá 135.000.000. Được biết tổng số nợ xoá sổ cho con nợ C
trước đây là 200.000.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
- Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư về vốn ra bên ngoài doanh nghiệp
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Đầu tư tài chính bao gồm: đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư chứng khoán
ngắn hạn, góp vốn liên doanh ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khá và đầu tư tài chính
dài hạn: đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, đầu
tư dài hạn khác.
tư chứng khoản, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó
đòi...
- Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương
pháp hạch toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính
dài hạn và các khoản dự phòng.
KẾ TOÁN VẬT TƯ
Chương 3 gồm bảy nội dung:
3.1. Nhiệm vụ kế toán vật tư
3.2. Phân loại và đánh giá vật tư
3.3. Kế toán chi tiết vật tư
3.4. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường
xuyên
3.5. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ
3.6. Kiểm kê, đánh giá lại và xử lý kết quả kiểm kê vật tư
3.7. Bài tập vận dụng
Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về
khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá vật tư (nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ) trong doanh nghiệp. Đồng thời trong chương 3, học viên có
thể tìm hiểu về phương pháp hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp vật
tư.
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý vật tư
- Nhiệm vụ kế toán vật tư
- Phân loại vật tư
- Đánh giá vật tư (tính giá nhập kho và giá xuất kho vật tư)
- Kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song, sổ đối
chiếu luân chuyển và sổ số dư
- Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán biến động tăng
giảm vật tư)
- Kế toán kiểm kê, đánh giá lại và xử lý kết quả kiểm kê vật tư
(vật tư thừa, thiếu, đánh giá lại vật tư và xử lý kết quả kiểm kê)
- Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng
3.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VẬT TƯ
3.1.1. Đặc điểm vật tư
Vật tư trong doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ. Đó là các tài sản dự trữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu: là đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá và là
một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp, nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất
thuộc nhóm hàng tồn kho. Nguyên vật liệu có đặc điểm: tham gia vào một
chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá
trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
Nguyên vật liệu là loại tài sản thường xuyên biến động. Để đáp
ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu sử
kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm có ý nghĩa quan trọng.
- Công cụ dụng cụ: là tư liệu lao động, dụng cụ và các đồ dùng không đủ
tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để ghi nhận là tài sản
cố định (theo quy định hiện hành những tư liệu lao động có giá trị <10
triệu đồng, thời gian sử dụng <= 1 năm). Bởi vậy, công cụ dụng cụ mang
đầy đủ đặc điểm như TSCĐ hữu hình (tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng). Đồng thời công cụ dụng
cụ mang đặc điểm giống nguyên vật liệu: một số loại công cụ dụng cụ có
giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, do đó cần thiết phải dự trữ cho quá
trình sản xuất kinh doanh, công cụ dụng cụ được xếp vào tài sản lưu
động.
3.1.2. Yêu cầu quản lý vật tư
Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
kinh doanh, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua,
dự trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu.
- Khâu thu mua: để có được vật tư hàng hoá đáp ứng kịp thời quá
trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì nguồn chủ yếu là thu
mua. Do đó, ở khâu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất
lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu mua và cả tiến độ về
thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khâu bảo quản dự trữ: doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho hàng,
bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được định mức dự
trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại vật tư hàng hoá để giảm bớt hư hỏng,
hao hụt mất mát đảm bảo an toán, giữ được chất lượng của vật tư, hàng
3.1.3. Nhiệm vụ kế toán vật tư
Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, kế toán vật tư cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân
chuyển của vật tư, hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn
trị giá vốn (giá thành) thực tế của vật tư, nhằm cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý
doanh nghiệp.
- Tổ chức đánh giá, phân loại vật tư phù hợp với các nguyên tắc,
yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh
nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật
tư, kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất và kế hoạch bán hàng.
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn
kho, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân
tích hoạt động kinh doanh.
3.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ VẬT TƯ
3.2.1. Phân loại vật tư
Trong các doanh nghiệp, vật tư bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội
dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hóa học và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì
vậy, để quản lý chặt chẽ từng loại, từng thứ vật tư phục cụ công tác quản trị doanh
nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại vật tư.
a. Phân loại nguyên vật liệu
nghiệp may mặc Trong nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành
phẩm mua ngoài. Đó là các chi tiết, bộ phận của sản phẩm mà doanh
nghiệp mua của các đơn vị khác để tiếp tục chế biến thành sản phẩm hàng
hóa của doanh nghiệp.
- Vật liệu phụ: Vật liệu phụ là đối tượng lao động chỉ có tác dụng phụ
trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nó làm tăng chất lượng
nguyên vật liệu chính và sản phẩm, phục vụ cho việc bảo quản, bao gói
sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất như các loại thuốc
nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn, gia vị, bao bì vật liệu đóng gói
- Nhiên liệu: Nhiên liệu cũng là vật liệu phụ nhưng có tính chất lý hóa đặc
biệt và có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu là loại
vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng cho quá trình sản xuất kinh
doanh. Chẳng hạn như xăng, dầu, than củi, hơi đốt
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, bộ phận dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương
tiện để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp.
- Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản xuất như
gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ.
* Căn cứ vào nguồn hình thành, vật liệu bao gồm:
- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài:
- Nguyên vật liệu tự chế:
* Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu chia thành:
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh:
- Loại phân bổ 100% (một lần): loại công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng
ngắn và có giá trị nhỏ.
- Loại phân bổ nhiều lần: loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử
dụng dài hơn và những công cụ dụng cụ chuyên dùng.
* Theo nội dung công cụ dụng cụ bao gồm:
- Lán trại tạm thời, đà giáo, cốp pha dùng trong XDCB, dụng cụ gá lắp
chuyên dùng cho sản xuất.
- Bao bì tính giá riêng dùng để đóng gói hàng hoá trong quá trình bảo
quản hàng hoá hoặc vận chuyển hàng hoá đi bán...
- Dụng cụ đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ.
- Quần áo bảo hộ lao động
- Cộng cụ, dụng cụ khác
* Theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi chép kế toán (theo mục đích sử
dụng), công cụ dụng cụ bao gồm:
- Công cụ, dụng cụ:
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê:
* Theo mục đích và nơi sử dụng, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh
- Công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý
- Công cụ, dụng cụ dùng cho các nhu cầu khác
Tủy theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá vốn thực tế của vật tư có sự
khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nhập kho do mua ngoài: cần phân biệt hai trường hợp
+ Nếu vật tư mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Giá thực
tế nhập
kho
=
Giá mua ghi
trên hoá đơn
(không bao
gồm thuế
GTGT)
+
Các loại thuế
không được
hoàn lại
(Thuế NK,
thuế TTĐB)
+
Chi phí thu
mua thực tế
(chi phí vận
chuyển bốc
dỡ....)
-
Khoản
chiết khấu
thương
mại, giảm
giá hàng
mua
+ Nếu vật tư mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp:
Giá thực
tế nhập
kho
=
Giá mua
ghi trên
hoá đơn
(bao gồm
thuế
GTGT)
+
Các loại thuế
không được
hoàn lại (Thuế
NK, thuế
TTĐB)
+
Chi phí thu
mua thực tế
(chi phí vận
chuyển bốc
dỡ....)
-
Khoản chiết
khấu
thương mại,
giảm giá
hàng mua
- Đối với vật tư mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị vật tư nhập
kho.
Đơn vị đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản. Khoản giảm
giá hàng mua do người bán giao hàng chậm được hưởng là 1% đã nhận
lại bằng tiền mặt. Hãy tính giá thực tế vật liệu trên.
* Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Giá thực tế vật liệu nhập kho
300.000.000 + 1.000.000 - 1% x 300.000.000 = 298.000.000đ
* Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Giá thực tế vật liệu nhập kho
330.000.000 + 1.100.000 - 1% x 330.000.000 = 327.800.000đ
- Nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho tính theo giá
thành sản xuất thực tế của vật tư tự gia công chế biến.
- Nhập do thuê ngoài gia công chế biến:
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá vật tư
xuất gia
công, chế
biến
+
Tiền thuê
gia công,
chế biến
+
Chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, hao hụt
trong định mức... khi
giao nhận
- Nhập vật tư do được cấp:
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá ghi trên
biên bản giao
nhận
+
Chi phí vận chuyển,
bốc dỡ khi nhận
- Nhập vật tư do nhận vốn góp liên doanh: Giá nhập kho là giá do hội
đồng định giá và xác định + các chi phí phát sinh khác khi tiếp nhận vật
tư.
Khi xuất kho vật tư để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, kế toán phải tính toán, xác định chính xác trị giá thực tế của vật tư
xuất cho các nhụ cầu khác nhau nhằm xác định chính xác chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tính toán trị giá thực tế
của vật tư xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Có 4 phương pháp tính giá xuất kho vật tư theo chuẩn mực kế
toán số 02 "Hàng tồn kho"
* Phương pháp giá đơn vị bình quân
Giá thực tế vật tư
xuất kho
=
Số lượng vật tư xuất
kho
x
Giá đơn vị bình
quân
Trong đó:
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
* Phương pháp nhập trước, xuất trước (fifo)
Theo phương pháp này, kế toán phải theo dõi đơn giá thực tế và
số lượng của từng lô vật tư nhập kho. sau đó khi xuất kho căn cứ vào số
lượng xuất tính ra giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế vật tư
xuất kho
=
Số lượng vật tư xuất
kho
x
Đơn giá thực tế lô vật
tư nhập trước
Khi nào xuất hết số lượng của lô vật tư nhập trước thì nhân với
* Phương pháp nhập sau, xuất trước (lifo)
Theo phương pháp này, kế toán phải theo dõi đơn giá thực tế và
số lượng của từng lô vật tư nhập kho. Sau đó khi xuất kho căn cứ vào số
lượng xuất tính ra giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế vật tư
xuất kho
=
Số lượng vật tư xuất
kho
x
Đơn giá thực tế lô vật
tư nhập sau cùng
Khi nào xuất hết số lượng của lô vật tư nhập sau cùng thì nhân
với đơn giá thực tế của lô vật tư nhập trước lô vật tư đó và lần lượt tính
toán như trên. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của
những lần nhập đầu tiên.
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát.
* Phương pháp giá thực tế đích danh (phương pháp trực tiếp, phương
pháp đặc điểm riêng)
Giá vật tư hàng hoá xuất kho theo phương pháp này được tính
trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính
lô vật tư xuất kho đó. Giá trị vật tư được xác định theo đơn chiếc hay từng
lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng trừ trường hợp
điều chỉnh. Xuất vật tư nào sẽ tính theo giá gốc của vật tư đó.
Phương pháp này thường áp dụng với vật tư đặc chủng, có giá trị
cao và có tính tách biệt.
Ví dụ: Cho tình hình về vật liệu X tháng 10/N
- Vật liệu tồn kho đầu tháng 200kg, đơn giá 3.000đ/kg
- Ngày 3/10: Nhập kho 500kg, đơn giá 3.280đ/kg
Yêu cầu: Xác định giá trị vật liệu X xuất kho trong tháng trong hai trường hợp kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
a. Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên
1. Phương pháp đơn giá bình quân
Giá đơn vị bình quân cả
kỳ
=
200 x 3.000 + 500 x 3.280+ 300 x 3.100
200 + 800
= 3.170đ/kg
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng
- Ngày 06: 400 x 3.170
- Ngày 15: 400 x 3.170
2. Phương pháp nhập trước xuất trước
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
- Ngày 06: 200 x 3.000 + 200 x 3.280
- Ngày 15: 300 x 3.280 + 100 x 3.100
3. Phương pháp nhập sau xuất trước
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
- Ngày 06: 400 x 3.280
- Ngày 15: 300 x 3.100 + 100 x 3.280
4. Phương pháp giá thực tế đích danh
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
- Ngày 06: Giả sử 400kg xuất kho ngày 06/10 có 300kg thuộc lần nhập ngày 03 và
100 x 3.000 + 300 x 3.100
b. Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Phương pháp đơn giá bình quân
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
(200 x 3.000) + (500 x 3.280 + 300 x 3.100) - (200 x 3.170)
2. Phương pháp nhập trước xuất trước
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
(200 x 3.000) + (500 x 3.280 + 300 x 3.100) - (200 x 3.100)
3. Phương pháp nhập sau xuất trước
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
(200 x 3.000) + (500 x 3.280 + 300 x 3.100) - (200 x 3.000)
4. Phương pháp giá thực tế đích danh
Giả sử 200kg tồn kho cuối kỳ xác định thuộc lần nhập ngày 03
Trị giá vật liệu xuất trong tháng
(200 x 3.000) + (500 x 3.280 + 300 x 3.100) - (200 x 3.280)
Ngoài giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình nhập, xuất vật tư
như trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động
của vật tư trong kỳ.
Giá hạch toán là giá được xác định trước ngay từ đầu kỳ kế toán và sử
dụng liên tục trong kỳ. Có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá
hạch toán cho kỳ này.
Giá hạch toán chỉ được sử dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn trong
hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật tư tồn và nhập trong kỳ
để xác định giá trị vật tư xuất trong kỳ.
Hệ số
giá
=
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật tư nhập nhập
trong kỳ
Giá hạch toán vật tư tồn đầu kỳ + Giá hạch toán vật tư nhập
trong kỳ
Giá thực tế vật tư
xuất trong kỳ
=
Giá hạch toán vật
tư xuất trong kỳ
x Hệ số giá
Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên (trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên). Giả sử doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán là 3.000đ/kg vật
liệu.
Hệ số giá =
200 x 3.000 + 500 x 3.280 + 300 x 3.100
200 x 3.000 + 800 x 3.000
= 1,057
Giá thực tế vật liệu xuất kho trong tháng
(400 + 400) x 3.000 x 1,057
Chỉ tiêu
Giá hạch toán Giá thực tế
Giá hạch
toán
Giá thực
tế
1. Tồn đầu tháng 600.000 600.000
2. Nhập trong tháng 2.400.000 2.570.000
3. Cộng tồn và nhập
trong tháng
3.000.000 3.170.000
4. Hệ số giá 1,057
5. Xuất trong tháng 2.400.000 2.536.800
6. Tồn cuối tháng 600.000 633.200
Lưu ý: Về phương pháp tính toán thì xác định giá thực tế vật tư theo hệ số giá là
một hình thức biến tướng của phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ.
3.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ
Việc hạch toán chi tiết vật tư phải được tiến hành đồng thời ở kho
và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. Các doanh nghiệp
phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa
chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật tư cho phù hợp nhằm
tăng cường công tác quản lý vật tư.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau
đây để kế toán chi tiết vật tư.
3.3.1. Phương pháp thẻ song song
* Nội dung
Phương pháp thẻ song song là phương pháp mà tại kho và tại bộ
phận kế toán vật tư đều cùng sử dụng thẻ để ghi sổ vật tư.
- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất tồn vật tư
về số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho
từng danh điểm vật tư. Cuối tháng, thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập
thÎ kho (Sæ kho)
Ngày lập thẻ:....................
Tờ số.................................
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: ..................................................................................
- Mã số: ................................................................................................................................
Số Ngày,
tháng
Số hiệu
chứng từ Diễn
giải
Ngày
nhập,
xuất
Số lượng
Ký
xác nhận
của kế
toán
TT Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Cộng
cuối kỳ
x x
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Thñ kho
(Ký, họ tên)
KÕ to¸n trëng
(Ký, họ tên)
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .....
Gi¸m ®èc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
- Ở phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh
điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tương
tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ,
khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân
viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu, ghi đơn giá hạch toán vào và
tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế
toán chi tiết vật tư, hàng hoá có liên quan. Cuối tháng, tiến hành cộng thẻ
và đối chiếu với thẻ kho.
sæ chi tiÕt vËt tu
N¨m......
Tµi kho¶n:............Tªn kho:..............
Tên, quy cách vật tư...........................................
§¬n vÞ
tÝnh:........................
Chøng tõ
DiÔn gi¶i
Tµi
kho¶n
®èi
øng
§¬n
gi¸
NhËp XuÊt Tån
Ghi
chó Sè
hiÖu
Ngµy,
th¸ng
Sè
lîng
Thµnh
tiÒn
Sè
lîng
Thµnh
tiÒn
Sè
lîng
Thµnh
tiiÒn
A B C D 1 2 3=1x2 4 5=(1x4) 6 7=(1x6) 8
Sè d
®Çu ky
Céng
th¸ng
x x
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngµy ..... th¸ng ..... n¨m .....
Ngêi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn)
Gi¸m ®èc
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán
phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập xuất
tồn kho (Bảng tổng hợp chi tiết) về mặt giá trị của từng loại vật tư, hàng
hoá. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán
tổng hợp.
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT TƯ
Tài khoản: ..
Tháng ..... năm.......
Tên, qui cách vật
tư
Số tiền
STT Tồn Nhập Xuất Tồn
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ
A B 1 2 3 4
Cộng
Ngêi lập
(Ký, họ tên)
Ngµy..... th¸ng.... n¨m .....
KÕ to¸n trëng
(Ký, họ tên)
* Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
* Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về
chỉ tiêu số lượng. Việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối
tháng, do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
* Điều kiện áp dụng: phương pháp này thích hợp ở các doanh nghiệp có ít
chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập xuất ít và trình độ
chuyên môn của nhân viên kế toán còn hạn chế.
3.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
* Nội dung
- ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất
tồn của từng loại vật tư về mặt số lượng giống phương pháp thẻ song
song.
tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng vật tư,
mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật tư
trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán
tổng hợp.
SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Năm
Danh
điểm
vật
tư
Tên
vật
tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0025_p1_3826.pdf