Kế toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản trị môi trường phục vụ cho phát triển bền vững khá phổ biến tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết tập trung trình bày khái quát một số quan điểm và vai trò của kế toán môi trường, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hành kế toán môi trường tại các tập đoàn Toyota, Toshiba và Wal-mart. Qua đó, làm cơ sở để định hình hướng hoàn thiện KTMT tại Việt Nam hiện nay
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kế toán môi trường và kinh nghiệm từ một số tập đoàn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI
Bùi Tố Quyên*, Nguyễn Thanh Thủy**1
TÓM TẮT: Kế toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản trị môi trường phục vụ cho phát triển bền vững
khá phổ biến tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết tập trung trình bày khái quát một số quan
điểm và vai trò của kế toán môi trường, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hành kế toán môi trường tại các
tập đoàn Toyota, Toshiba và Wal-mart. Qua đó, làm cơ sở để định hình hướng hoàn thiện KTMT tại Việt Nam
hiện nay.
Environmental accounting is broadly defined as a field of environmental management which aims to
sustainable development in many developed countries in the world. This paper mainly focuses on several
concepts and the importance of environmental accounting. On the other hand, it illustrates some practical
experience in environmental accounting practices at Toyota, Toshiba and Wal-mart, which providing a
basis of orientation for improving environmental accounting in Vietnam nowadays.
Từ khóa: Kế toán môi trường; Quản trị môi trường; Kế toán quản trị môi trường; Phát triển bền vững
1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG
1.1. Lịch sử hình thành và thực trạng tại một số quốc gia
Trên thế giới, nguồn gốc của kế toán môi trường (KTMT) đã bắt đầu được đề cập từ cuối thế kỷ 18,
khi các nhà kinh tế học và xã hội học nhận thức tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố quan trọng trong các
hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn lực chung của một quốc gia. Tuy nhiên, KTMT hiện đại bắt đầu xuất
hiện và phát triển từ sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972 nhưng
chỉ tập trung chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ quốc gia, tức là KTMT quốc gia.
Năm 1993, Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSD) ban hành hệ thống kế toán môi trường và
kinh tế (SEEA 1993), liên quan đến các chương trình nghị sự khác của Ngân hàng Thế giới, Chương trình
Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Cơ quan Thống
kê Liên minh Châu Âu (Eurostat). Sau nhiều lần sửa đổi nội dung, hiện nay hệ thống này tồn tại dưới dạng
khung hướng dẫn về kế toán môi trường SEEA-EEA 2013.
Tại Mỹ, năm 1992, Ủy ban Bảo vệ môi trường tiến hành dự án về KTMT với nhiệm vụ khuyến kích và
thúc đẩy DN nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường, mối quan hệ giữa chi phí môi trường và
các yếu tố về môi trường trong quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về KTMT được xây dựng trên cơ sở hệ
thống Luật chính sách về môi trường quốc gia như Luật làm sạch môi trường, Luật làm sạch nước, Luật về
các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley, Luật tái chế và rác thải, Luật các khoản nợ môi trường ... Ngoài
* Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam
** Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84966666619.
E-mail address: ntthuy.aof@gmail.com
879 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
ra, các doanh nghiệp tại Mỹ phải thực hiện thêm các quy định liên quan đến KTMT theo chương trình bảo
vệ môi trường của quốc gia (EPA), thực hiện báo cáo và công bố thông tin liên quan theo quy định của Ủy
ban chứng khoán (SEC) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB).
Tại Châu Âu, việc thực hành KTMT chưa có tính bắt buộc, có nghĩa là không thuộc phạm vi mang tính
chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, một số quốc gia như Anh, Pháp, Đan Mạch có quy định buộc doanh nghiệp
phải công bố báo cáo về môi trường. Gần đây, từ tháng 4 năm 2014, Ủy ban Châu Âu đưa ra quy định các
doanh nghiệp có quy mô lớn (trên 500 lao động) phải cung cấp thông tin bổ sung về các vấn đề xã hội và
môi trường liên quan đến chính sách, rủi ro, hệ quả.
Tại Nhật, các doanh nghiệp luôn thể hiện tính tích cực trong xây dựng và hoàn thiện KTMT doanh
nghiệp. Các quy định nền tảng xuất phát từ Khung hướng dẫn KTMT (Environmental Accounting Guidelines).
1.2. Khái niệm về kế toán môi trường
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTMT, tuy nhiên, thông thường, KTMT được tiếp cận trên ba
cấp độ: KTMT toàn cầu, KTMT quốc gia, và KTMT doanh nghiệp. Trong KTMT doanh nghiệp lại được
phân loại thành kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường.
Một số khái niệm cụ thể về KTMT được nhìn nhận trên cấp độ là một công cụ cung cấp thông tin và
quản trị tại doanh nghiệp. KTMT có thể được hiểu là một phần của công tác kế toán DN, có nhiệm vụ thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, môi trường của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra
quyết định kinh doanh.
Theo Magerholm Fet (1998), KTMT được sử dụng để tính toán và xác định ảnh hưởng môi trường từ
các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của KTMT là làm tăng lượng thông tin phù
hợp cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin (theo US EPA, 1995). KTMT bao gồm toàn
bộ các lĩnh vực của kế toán mà có thể bị tác động bởi những phản ứng của doanh nghiệp tới những vấn đề
môi trường (Gray, Bebbington, 2003).
Kế toán tài chính về môi trường cung cấp thông tin và báo cáo tài chính về các giao dịch, sự kiện liên
quan tới môi trường của doanh nghiệp có tác động hoặc có khả năng tác động tới kết quả hoạt động của
doanh nghiệp đó; đối tượng sử dụng báo cáo là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Trên thực tế, KTMT được nhìn nhận cụ thể hơn với góc độ gắn với kế toán quản trị doanh nghiệp. Năm
1998, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đưa ra khái niệm về kế toán quản trị môi trường là: “Việc quản trị hiệu
quả hoạt động kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua quá trình triển khai và phát triển các hệ thống và phương
pháp kế toán phù hợp gắn với môi trường. Khi quá trình này có thể bao gồm hoạt động báo cáo và kiểm toán tại
một số đơn vị, kế toán quản trị môi trường thường gắn với đánh giá chi phí vòng đời sản phẩm, kế toán xác định
chi phí sản xuất sản phẩm, xác định lợi nhuận, và lập kế hoạch chiến lược cho quản trị môi trường”
Năm 2001, Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD) nhấn mạnh vai trò của kế toán
quản trị môi trường trong việc cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định mang tính nội bộ doanh nghiệp.
Do vậy, đã định nghĩa kế toán quản trị môi trường là công việc nhận diện, thu thập, phân tích và sử dụng
hai loại thông tin phục vụ ra quyết định nội bộ, bao gồm: (1) – Thông tin cơ học (phi tiền tệ) về tình hình
sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và các loại nguyên vật liệu (bao gồm cả chất thải), và
(2) – Thông tin tiền tệ về chi phí, thu nhập và khả năng tiết kiệm liên quan đến môi trường. Khái niệm này
đã được hơn 30 quốc gia thừa nhận, đồng thời được Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC sử dụng trong tài liệu
hướng dẫn về Kế toán quản trị môi trường vào năm 2005.
880 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
1.3. Vai trò của kế toán môi trường
Trong nền kinh tế hiện đại với tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển buộc phải tìm đến những giải pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặt
khác, khách hàng cũng như các mối quan hệ khác của doanh nghiệp luôn đòi hỏi bức tranh về khả năng phát
triển bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, môi trường. Như vậy, việc nghiên cứu, vận
dụng và hoàn thiện KTMT trong doanh nghiệp đem đến một số lợi ích sau:
(i) Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Một trong số những chức năng của KTMT là nhận diện, quản trị, nghiên cứu và cắt giảm chi phí liên
quan đến môi trường trong doanh nghiệp. Ví dụ, KTMT thực hiện nghiên cứu, tìm ra các vật liệu thay thế
thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí; nghiên cứu hệ thống xử lý rác thải, tìm kiếm nguồn tái chế,
đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động chung toàn doanh nghiệp. Trên thực tế, DN khi chấp nhận bỏ chi
phí nghiên cứu kết hợp sản xuất với phát triển bền vững với môi trường thì có thể tạo ra những giá trị lớn
hơn trong tương lai.
(ii) Nâng cao lợi ích kinh tế qua việc thúc đẩy doanh số tiêu thụ
Một khảo sát toàn cầu được thực hiện vào năm 2008 đưa ra kết luận rằng sản xuất và tiếp thị các sản
phẩm bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội khác đều có thể đem đến lợi ích kinh tế to lớn. 51% người tiêu
dùng toàn cầu được khảo sát cho rằng việc doanh nghiệp hoàn thiện các chính sách về môi trường là cần thiết.
66% sẵn sàng lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường. Như vậy, rõ ràng rằng trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là một nhân tố ngày càng quan trọng tác động tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
(iii) Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp đi đầu trong chiến lược và kinh doanh các sản phẩm gắn với bảo vệ môi
trường luôn tạo nên sự khác biệt lớn trong nhận thức của người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm
môi trường ngày càng gia tăng và mỗi công dân toàn cầu đều ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Ngoài xây dựng hình ảnh và uy tín đối với khách hàng, doanh nghiệp với chính sách môi trường bền
vững có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên có năng lực cao hơn. Một khảo sát được thực hiện năm
2012 bởi UBM chỉ ra rằng 90% người được hỏi sẵn lòng làm việc cho các DN có chiến lược môi trường
bền vững và đồng ý rằng những giá trị phát triển bền vững là một nhân tố quan trọng để quyết định khi tìm
kiếm một nơi làm việc mới.
(iv) Củng cố và làm hài lòng các mối quan hệ
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức môi trường luôn quan tâm đến phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ
môi trường. Doanh nghiệp sẽ được nhiều ưu đãi từ những cơ quan nhà nước cũng như tổ chức môi trường
khi thực hiện tốt việc này.
2. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TỪ MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Tập đoàn Toyota, Nhật Bản
2.1.1. Chính sách cơ bản
Toyota thực hiện KTMT thông qua việc nhận diện và kiểm soát các loại chi phí môi trường. Chi phí môi
trường tại Toyota được xác định là các phí tổn phục vụ cho mục đích giảm thiểu tác động tới môi trường từ
các hoạt động của doanh nghiệp và các phí tổn liên quan khác. Kế toán của Toyota dựa trên việc phân loại chi
phí môi trường thành các khoản đầu tư cho môi trường (environmental investments) và chi phí phục hồi cải
tạo môi trường (maintenance costs). Ngoài ra, Toyota luôn công bố các thông tin định lượng khác liên quan
đến môi trường. Trên cơ sở đó, hệ thống KTMT của Toyota được ghi nhận là luôn có sự cải biến và hoàn thiện.
881 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
Dữ liệu về KTMT của Toyota được thu thập dựa trên các nhóm chỉ tiêu theo Hướng dẫn về Kế toán
môi trường 2005 của Bộ Môi trường Nhật Bản. Ngoài ra, Toyota xây dựng Hệ thống quản trị môi trường
dựa trên những nguyên tắc chung, Tầm nhìn toàn cầu của cả Tập đoàn, Chiến lược môi trường của Tập đoàn
đến năm 2050. Từ đó, các Kế hoạch hành động về môi trường được thiết lập định kỳ 5 năm một lần và được
cụ thể hóa thành các kế hoạch và chiến lược hàng năm.
Tính hiệu quả về môi trường tại Toyota được tính toán trên góc độ hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Một số hệ số/chỉ tiêu được sử dụng trong KTMT
- Hệ số hiệu quả tiết kiệm
Hiệu quả thực tế hay hiệu quả kinh tế bao gồm khoản tiết kiệm về chi phí năng lượng, tiết kiệm về
chi phí xử lý rác thải, và các khoản khác (ví dụ: thu nhập từ những giải pháp công nghệ liên quan đến môi
trường). Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả kinh tế dựa trên những phương pháp kế toán giả định bao gồm
vấn đề “cải thiện hình ảnh doanh nghiệp” hay “phòng tránh rủi ro” hiện nay chưa được tính toán do những
khó khăn trong việc thu thập dữ liệu.
- Hiệu quả đối với khách hàng
KTMT Toyota còn sử dụng những chỉ tiêu về môi trường gắn với hiệu quả cho người tiêu dùng từ năm
2001, trong đó tập trung vào những tác động thực tế được tính toán theo hiệu quả kinh tế. Ví dụ: hệ số tiết
kiệm nhiên liệu (gắn với các giải pháp về động cơ tiết kiệm nhiên liệu), hệ số xả thải CO2 ra môi trường,
hiệu quả trong vòng đời sản phẩm. Các hệ số này được xác định trên những ước tính gắn với giai đoạn sử
dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
- Hiệu quả của chính sách giảm thiểu tác động tới môi trường
Chỉ tiêu này được thể hiện qua hiệu quả từ những chương trình đầu tư vào môi trường được thực hiện
từ quá khứ tới thời điểm hiện tại. Những hiệu quả cụ thể được lập báo cáo trên các chỉ tiêu riêng biệt về
nghiên cứu phát triển, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, và hiệu quả từ tái chế.
- Hệ số hiệu quả môi trường
Đây là hệ số phản ánh khả năng giảm thiểu tác động tới môi trường thông qua chính sách cải tiến công
nghệ và hiệu quả kinh tế theo như Hướng dẫn về KTMT của Bộ Môi trường Nhật Bản. Bắt đầu từ năm
1990, Toyota xác định hệ số hiệu quả môi trường theo hệ số giữa doanh thu thuần trên tổng lượng xả thải
CO2 và lượng chất thải từ các nhà máy sản xuất.
2.1.3. Báo cáo và công bố thông tin
- Mẫu Báo cáo nội bộ của Toyota về chi phí môi trường được trích dẫn như sau:
Bảng 1. Báo cáo nội bộ chi phí môi trường – Toyota.
Phân
loại
Chỉ tiêu Chi tiết
Năm tài
khóa
Năm tài
khóa
Chi phí
phục
hồi cải
tạo môi
trường
Chi phí về đo lường, đánh giá
môi trường
Chi phí quy trình xử lý chất thải
Chi phí xử lý nước thải
Chi phí loại bỏ mùi và ô nhiễm không khí
Chi phí BVMT toàn cầu
Chi phí về nâng cao nhận thức
môi trường
Quảng cáo, PR,
Chi phí chuyên gia về môi trường Chi phí nhân sự
Chi phí hoàn nguyên môi trường
Chi phí thu hồi
CP khôi phục tài nguyên đất và nước
ngầm
Tổng chi phí phục hồi cải tạo môi trường
882 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
Các
khoản
đầu tư
cho môi
trường
Chi phí nghiên cứu và phát triển
Chi phí liên quan đến hoạt động tái chế
Chi phí khác (Khoản đóng góp cho xã hội, CP xin cấp chứng nhận ISO,
chi phí giáo dục và đào tạo,)
Đầu tư nhà
xưởng, thiết
bị (không
bao gồm CP
khấu hao
nhà xưởng,
thiết bị)
Đầu tư đổi mới
nhà xưởng, thiết bị
phục vụ BVMT
Phòng ngừa tình trạng nóng lên toàn
cầu
Quy trình xử lý rác thải
Phòng ngừa ô nhiễm,
CP khác cho hoạt động môi trường, bao gồm đầu tư cải tạo
nhà xưởng, thiết bị thông thường.
Tổng các khoản đầu tư cho môi trường
Tổng
- Mẫu Báo cáo công bố theo quy định của Bộ Môi trường Nhật Bản:
Bảng 2. Báo cáo chi phí môi trường theo quy định.
Phân loại
Toyota
Chi nhánh/ Nhà
máy
Giá trị
đầu tư
Chi phí
Giá trị
đầu tư
Chi
phí
(1) Chi phí các bộ phận
kinh doanh
- CP phòng ngừa ô nhiễm
- CP BVMT toàn cầu
- CP hoàn lưu tài nguyên
(2) Chi phí phát sinh trước/
sau quá trình sản xuất
Giá trị được phân bổ bởi các bộ phận sản
xuất có khả năng tái chế
(3) Chi phí cho các hoạt
động quản trị
CP quảng cáo về MT, công bố báo cáo MT,
chi phí về chuyên gia MT,
(4) Chi phí đầu tư và phát
triển
Chi phí R&D nhằm giảm thiểu những lo
ngại về MT
(5) Chi phí cho các hoạt
động xã hội
Đóng góp cho các tổ chức BVMT,
(6) Chi phí khắc phục hậu
quả MT
Chi phí khôi phục tài nguyên đất và nước
ngầm,
Tổng
2.2. Tập đoàn Toshiba, Nhật Bản
2.2.1. Chính sách cơ bản
Tại Toshiba, KTMT là một công cụ nhằm hỗ trợ quản trị môi trường tại doanh nghiệp. KTMT có
nhiệm vụ thu thập dữ liệu về chi phí và các các khoản đầu tư phục vụ chương trình BVMT, phân tích dữ
liệu thu thập được để đánh giá hiệu quả đầu tư, so sánh chi phí với lợi ích thu về để đưa ra quyết định quản
trị hợp lý.
Tương tự như Toyota, KTMT tập trung vào nhận diện, phân tích và quản trị chi phí môi trường, tính
toán dựa trên quy định theo Hướng dẫn về KTMT của Bộ Môi trường Nhật Bản 2005.
883 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
2.2.2. Một số chỉ tiêu được sử dụng trong KTMT
- Đánh giá lợi ích từ BVMT, KTMT Tập đoàn Toshiba dựa trên bốn chỉ tiêu cơ bản:
+ Lợi thế cạnh tranh
+ Phòng tránh rủi ro môi trường tiềm tàng
+ Lợi ích bên ngoài (lợi ích không được xác định cho doanh nghiệp hay người tiêu dùng sản phẩm)
+ Lợi ích nội tại (lợi ích cho doanh nghiệp hay người tiêu dùng sản phẩm)
- Lợi ích được xác định theo dữ liệu định lượng và định tính, dựa trên bốn nhóm sau:
+ Lợi ích cho người tiêu dùng: ví dụ giảm thiểu năng lượng tiêu hao khi sử dụng sản phẩm, lợi ích
trong cả vòng đời sản phẩm.
+ Lợi ích kinh tế thực: giảm năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất, giảm thiểu lượng xả thải.
+ Lợi ích kinh tế giả định: ước tính lượng giảm chất thải khí.
+ Lợi ích từ phòng tránh rủi ro tiềm tàng: lợi ích từ các chương trình đầu tư tác động tới cấu trúc môi
trường và những đo lường theo luật định.
- Phân tích thông tin chi phí môi trường thường được Toshiba chia nhỏ theo bộ phận kinh doanh, ví
dụ năm 2015-2016, bộ phận linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí môi trường (45%).
2.2.3. Báo cáo và công bố thông tin
Toshiba lập báo cáo về chi phí môi trường theo mẫu quy định của Bộ Môi trường Nhật Bản. Đồng
thời, hàng năm cung cấp thêm thông tin, số liệu tiền tệ và phi tiền tệ về lợi ích môi trường theo bốn nhóm
được phân loại.
2.3. Tập đoàn Walmart, Mỹ
Walmart là tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, ước tính hàng tuần, tập đoàn phục vụ tầm gần
200 triệu khách hàng (bao gồm cả lĩnh vực thương mại truyền thống và thương mại điện tử). Walmart thực
hiện KTMT nhằm phục vụ chiến lược hoạt động bền vững của tập đoàn, dựa trên mục tiêu:
- Hướng tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo
- Không tạo ra rác thải
- Kinh doanh các sản phẩm thân thiện, duy trì và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên.
Với mỗi chiến lược dài hạn, KTMT nghiên cứu và đặt ra các mục tiêu hành động cụ thể hơn. Ví dụ,
với chiến lược kinh doanh sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường, Walmart có mục tiêu sau:
- Loại bỏ hoàn toàn các nhân tố làm phát sinh sản phẩm lỗi
- Giảm chi phí đóng gói sản phẩm 5% trên quy mô toàn cầu
- Kinh doanh sản phẩm tiết kiệm năng lượng (Năm 2011 tập đoàn đã hướng tới mục tiêu các sản phẩm
tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn 25%).
Tới năm 2025, Walmart phấn đấu đạt mục tiêu không tạo ra rác thải. Từ năm 2005, tập đoàn bắt đầu
thực hiện chương trình hành động về giảm thiểu rác thải, xoay quanh những chủ đề sau: đo lường lượng
rác thải, giảm thiểu rác thải từ các mặt hàng kinh doanh không phải thực phẩm và hoạt động đóng gói sản
phẩm, và giảm thiểu lãng phí thực phẩm trong các hoạt động. Cụ thể:
(i) Đo lường lượng rác thải: KTMT phân tích và nhận diện các yếu tố làm phát sinh rác thải trong các
hoạt động kinh doanh, đây là được coi là nhân tố cốt lõi. Trong năm 2018, Walmart công bố các yếu tố cơ
884 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
sở gây phát sinh rác thải tại các bộ phận hoạt động của Tập đoàn ở Canada, Nhật, Anh, và Mỹ. Tập đoàn sử
dụng hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Báo cáo về chất thải và lãng phí thực phẩm (FLW Standard) được xây
dựng và phát triển bởi các đối tác bao gồm Viện Tài nguyên Thế giới, Tổ chức Nông lương LHQ.
(ii) Giải quyết vấn đề lãng phí và rác thải thực phẩm.
Về phạm vi toàn cầu, Walmart hướng tới mục tiêu giảm thiểu lãng phí và rác thải thực phẩm trong
một số lĩnh vực kinh doanh. KTMT có trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp, ví dụ: Đẩy mạnh hoạt động bán
hàng để hạn chế lãng phí thực phẩm, Chuyển tặng phần thực phẩm không kinh doanh hết cho một số cơ
sở từ thiện tại địa phương, Chuyển lượng thực phẩm hỏng thành thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón,
(iii) Giảm thiểu chi phí đóng gói hàng hóa và rác thải từ mặt hàng không phải thực phẩm.
Với những mặt hàng kinh doanh không phải thực phẩm, Walmart đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí từ
công đoạn đóng gói hàng hóa, thực hiện tái chế, tái sử dụng, chuyển tặng hàng tồn kho, cải thiện hoạt động
logistics.
Theo chuyên gia đảm nhiệm triển khai chiến lược hoạt động bền vững của tập đoàn, Walmart xây dựng
các chương trình quản trị có hiệu quả dựa trên nền tảng:
- Xác định số liệu, dữ liệu theo dõi và thu thập phải có tính hữu ích cho các nhà quản trị và nhân viên
thực hiện.
- Công tác thu thập dữ liệu phải đảm bảo tính khả thi và giảm thiểu tối đa áp lực cho nhân viên.
- Dữ liệu thu nhận được phải đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng tiêu chuẩn của các đối tượng sử dụng thông
tin trong quá trình ra quyết định.
3. KẾT LUẬN
Kế toán môi trường đã trải qua quá trình phát triển trong giai đoạn kinh tế hiện đại trên thế giới. Tại
một số quốc gia, khi nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với xã hội và môi trường thì KTMT đã trở thành một công cụ quản trị hữu ích. Thực tế cho thấy, các
doanh nghiệp và đặc biệt là các tập đoàn lớn luôn tập trung đầu tư, nghiên cứu và hoàn thiên hệ thống quản
trị môi trường và hệ thống KTMT doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thực hành KTMT còn khá
mới mẻ. Qua nghiên cứu nhận thấy, để KTMT trở thành công cụ quản trị phổ biến tại Việt Nam, trước hết
Cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành những khung quy định và văn bản hướng dẫn cụ thể; về phía các
doanh nghiệp, cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTMT, thực sự đầu tư nguồn lực, chiến lược dài
hạn và chương trình hành động cụ thể để KTMT phát huy được vai trò cả về tầm vi mô và vĩ mô trong phát
triển bền vững tại Việt Nam.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Journals:
Paul D. Hutchison (2000). University of North Texas, Environmental Accounting: Issues, Reporting, and Disclosure.
Journal of Applied Business Research, Jan. 2000.
Sandra Jankovic, Dubravka Krivacic (2014). Environmental accounting as perspective for hotel sustainability:
Literature review
Amie Vaccano (2009). How Wal-Mart Measures and Manages Its Social and Environmental Impact, truy cập từ
https://www.greenbiz.com
Alyssa Danigelis (2018). How Walmart plans to reach Zero-Waste by 2025
885 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
Jean Louis Weber (2018). Environmental Accounting, Framing Concepts in environmental science, quantitative
analysis and tools. Online publication on Jan. 2018.
Thành viên ACCA. Environmental management accounting. https://www.accaglobal.com/
Bài viết “Kế toán môi trường và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, 30/10/2016. Tạp chí Tài chính kỳ II tháng
9/2016, truy cập từ
trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep.
Các nguồn tham khảo khác:
Environmental accounting guidelines, Japan
Website: https://www.toshiba.co.jp/env/en/management/account.htm
Website: https://www.toyota-industries.com/csr/reports/items/p52e.pdf
Website: https://www.toyota.co.jp/en/environmental_rep/03/pdf/E_p1617.pdf
Website: https://dhtax.com.vn/ke-toan-moi-truong-la-gi/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_moi_truong_va_kinh_nghiem_tu_mot_so_tap_doan_tren_th.pdf