Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, thực trạng và giải pháp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, xu thế hội nhập quốc tế của hệ

thống kế toán kiểm toán Việt Nam là một tất yếu khách quan. Quá trình hội nhập sâu và toàn

diện này cũng đem lại nhiều thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng. Làm thế nào để các

doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ hội và có những giải pháp thực tiễn cho những

thách thức đặt ra của quá trình hội nhập, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và khu

vực luôn là mối quan tâm không chỉ các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm

của các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà nghiên cứu kinh tế. Bài viết tập trung phân tích

thực trạng quá trình hội nhập Kế toán Kiểm toán Việt Nam; trên cơ sở đánh giá những cơ hội

và thách thức cho kế toán, kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập, kiến nghị những giải

pháp liên quan đến khuôn khổ pháp lý về kế toán, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế

toán, kiểm toán và tổ chức quản lý Nhà nước về kế toán để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch

vụ kế toán, kiểm toán trong điều kiện phải đối mặt với nhiều thách thức trong môi trường kinh

tế tài chính biến động phức tạp của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣c kế toán. Do quá trình soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán đã kết thúc lần cuối vào năm 2005, cách đây hơn 10 năm thực hiện. Do điều kiện, bối cảnh nghiên cứu, soạn thảo Chế độ kế toán ở thời điểm đó có nhiều vấn đề chưa phù hợp với điệu kiện kinh tế xã hội hiện nay và những năm tới. Bản thân hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - cơ sở để chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành đã có nhiều thay đổi và bổ sung. Do vậy theo xu thế chung về hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động phúc tạp, để đáp ứng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam thì cần phải nâng cao hơn nữa mức độ hòa hợp giữa VAS và IFRS. Về thực thi các quy định pháp lý về kế toán kiểm toán của Việt Nam còn nhiều bất cập. Thực chất, hầu hết khuôn khổ pháp lý về kế toán mới được hình thành từ giai đoạn năm 2000-2015. Luật Kế toán sửa đổi ban hành vào năm 2015, có hiệu lực từ năm 2017; Luật kiểm toán nhà nước sửa đổi, ban hành năm 2015, có hiệu lực từ năm 2016 tức là để triển khai, chúng ta phải mất từ 1 đến 2 năm nữa, chưa tính thời gian Luật kế toán được thực thi một cách hiệu quả. Mặt khác, Các quy định liên quan tới thể chế hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán thường được ban hành theo tình hình thực tiễn, tính dự báo theo xu thế phát triển, hội nhập kinh tế tài chính còn thấp, dẫn đến tình trạng văn bản khi có hiệu lực thì đã không còn phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập sâu kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đối mặt với thách thức về kiện toàn và thực thi hệ thống quy định pháp lý 273 về kế toán kiểm toán. Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, Việt Nam hoàn toàn có thể thành công vượt qua thử thách này. Thứ hai, Thách thức gia tăng áp lực cạnh tranh từ dịch vụ kế toán nước ngoài Tự do hóa thị trường tài chính trong điều kiện năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém, làm cho vấn đề bất đối xứng về thông tin (rủi ro đạo đức) trên thị trường tài chính trở nên trầm trọng hơn, làm tăng khả năng tổn thương của hệ thống tài chính. Hơn nữa, theo một số khảo sát gần đây, chỉ 30% doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết đủ về AEC để lên kế hoạch kinh doanh, đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam) hầu như không biết gì về AEC. Đây là thách thức không nhỏ đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam do khả năng chống đỡ các cú sốc của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, thiếu chiến lược dài hạn. Sau khi mở cửa dịch vụ kế toán kiểm toán, các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với thử thách là sự gia nhập đông đảo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán nước ngoài – đây là các đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm lâu dài, quy mô và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao, thậm chí có thương hiệu lớn trên thế giới. Đến nay, 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về quy mô và doanh thu gồm có: Pricewaterhouse Coopers (PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y), KPMG đã thành lập các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, dự kiến không chỉ các công ty kiểm toán, ngân hàng, mà các tập đoàn, công ty bảo hiểm chứng khoán cũng sẽ mở rộng hoạt động ở Việt Nam khi AEC chính thức đi vào hoạt động. Sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp có sự lựa chọn đa dạng hóa hơn các dịch vụ kế toán. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh trạnh khốc liệt hơn, không chỉ với các đối thủ trong nước mà cả các đối thủ trong các nước AEC, các nước tham gia hiệp định TPP, Do vậy, nếu các dịch vụ kế toán Việt Nam không có sự chuyển hướng tích cực, nhanh chóng trong thời gian tới, thì sẽ dẫn đến nguy cơ không thể vượt qua thử thách này. Mặt khác, mở cửa thị trường là nội dung chủ yếu của TPP, tuy Việt Nam được chấp nhận mở cửa theo lộ trình đối với nhiều lĩnh vực, mặt hàng, nhưng các doanh nghiệp trong nước sẽ mất thị phần thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mua sắm chính phủ, phải chia sẻ lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến làm giảm việc làm, khả năng doanh nghiệp bị phá sản, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và nảy sinh các hệ lụy về chính trị, văn hóa và xã hội. Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp cũng đặt ra thử thách phải nâng cao chất lượng kế toán của các doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính, thông tin quản trị chất lượng cao, kịp thời, có tính dự báo chiến lược cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những đối tượng liên quan khi ra quyết định kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Thứ ba, Thách thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán Nghề kế toán yêu cầu một nhân viên kế toán phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng áp dụng công nghệ thông tin vào kế toán và phải có đạo đức nghề nghiệp. Kế toán và kiểm toán luôn được coi là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, có hàng vạn người làm nghề kế toán nhưng hầu hết là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đội ngũ kế toán viên - kiểm toán viên Việt Nam có chứng chỉ của các Hiệp hội kế toán kiểm toán quốc tế như: FIA/CAT, CIMA, ACA, ACCA, CPA Australia, chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số những người hành nghề trong khối ASEAN (gần 190.000 người). Trong khi 274 đó, tại các quốc gia khác trong khu vực ASEAN như: Singapore, Indonexia và Philippin có lực lượng đông đảo kế toán viên có chứng chỉ của các nghiệp hội kế toán quốc tế và đang hành nghề kế toán kiểm toán ở nước ngoài với chuyên môn đẳng cấp quốc tế và khả năng hòa nhập kiến thức văn hóa, phong tục tập quán đa quốc gia. Trước sự tự do dịch chuyển nguồn lao động từ các nước phát triển trong trong cộng đồng AEC để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán kiểm toán chất lượng cao đang bị thiếu hụt đáng kể tại Việt Nam, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán kiểm toán trở thành một thử thách tất yếu đối với Việt Nam. Thứ tư, Thách thức về tổ chức quản lý Nhà nước về kế toán kiểm toán Trong bối cảnh hội nhập kinh tế phức tạp, Đảng và Nhà nước vẫn chủ trương giữ vững đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này đặt ra thách thức mới đối với bộ máy quản lý chức năng Nhà nước nói chung và đối với Bộ Tài chính nói riêng là cần phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Nhà nước phải tăng cường hơn nữa vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán kiểm toán, và tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động kế toán kiểm toán đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương, từ đó đảm bảo đạt hiệu quả cao của công cụ quản lý kinh tế này. Mặt khác, việc quản lý hoạt động kế toán kiểm toán bằng pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia, đảm bảo tuân thủ các hiệp định thương mại đã ký kết, tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập kế toán kiểm toán trong khu vực và quốc tế 4. Kết luận và kiến nghị Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán, kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập, những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dịch vụ kế toán kiểm toán Việt Nam phải đối mặt, nhóm nghiên cứu đưa ra một số các kiến nghị như sau: Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán Thứ nhất, Hoàn thiện và đổi mới hệ thống chuẩn mực kế toán Kế toán Việt Nam cần có lộ trình cụ thể về việc hoàn thiện và bổ sung các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp còn thiếu so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên quan điểm kế thừa có chọn lọc nhưng phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần phải chú trọng tới nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức và nguyên tắc đồng bộ, duy nhất. Điều này sẽ góp phần đảm bảo thông tin kế toán dễ hiểu, minh bạch, tránh việc áp dụng nhiều phương án, gây khó khăn cho cả công tác kế toán và công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ hai, Xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng giá trị hợp lý Việt Nam có thuận lợi nhất định để áp dụng giá trị hợp lý như: hệ thống thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các loại thị trường khác đang phát triển mạnh mẽ góp phần cung cấp thông tin tham chiếu về các hoạt động tài chính kế toán. 275 Tuy nhiên, do việc đánh giá giá trị tài sản và hạch toán theo giá trị hợp lý có tính kỹ thuật cao, nên để đảm bảo tính phù hợp với điều kiện hiện hành của Việt Nam là có tài sản có thể đánh giá được theo giá trị hợp lý, có tài sản chưa có điều kiện đánh giá được, Việt Nam cần xây dựng cơ sở pháp lý hướng dẫn cụ thể đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán cũng như yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập. Việc áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý vào hệ thống kế toán Việt Nam cần thực hiện theo lộ trình cụ thể, cẩn trọng, tránh tình trạng vội vàng, không khả thi, không phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Thứ ba, xây dựng hệ thống quy định kế toán kiểm toán đảm bảo tính định hướng Trong dài hạn, hệ thống quy định kế toán cần phải được hoàn thiện, xây dựng trên quan điểm mang tính chất hướng dẫn thực hiện kế toán, giảm bớt các quy định cụ thể như chế độ kế toán hiện nay. Hệ thống quy định kế toán kiểm toán phải đảm bảo tính định hướng và dự báo cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, với bối cảnh toàn cầu biến động phức tạp. Hai là, phát triển nguồn nhân lực kế toán kiểm toán chất lượng cao Để đáp ứng được yêu cầu của kế toán kiểm toán trong thời kỳ hội nhập, nguồn nhân lực kế toán kiểm toán cần phải phát triển theo hướng chiều sâu. Để đảm bảo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có chất lượng cao cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, trong công tác đào tạo - Nhà nước, các ban ngành, các cơ sở đào tạo và Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán cần phải sớm nghiên cứu để hoạch định và hợp sức triển khai một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kế toán chuẩn, đảm bảo tính thống nhất, phải có sự kết hợp thống nhất giữa đào tạo và thực hành - Tổ chức đào tạo trong nước kết hợp với đào tạo ngoài nước, thực hiện liên kết đào tạo ở phạm vi khu vực và thế giới. - Nhà nước, các cơ sở đào tạo, các hội nghề nghiệp cùng các doanh nghiệp đến chính người lao động cần sớm triển khai và chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác một cách hiệu quả Thứ hai, đối với các hiệp hội hành nghề và cơ quan chức năng chủ quản - Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp để các kế toán viên hành nghề có điều kiện và môi trưởng rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp - Đổi mới mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề, phải thay đổi toàn bộ quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề, đồng thời, mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên. Nhà nước chỉ cần ban hành quy chế, quy trình tổ chức thi, tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện. 276 - Nhà nước ban hành cơ chế thích hợp để tuyển dụng các chuyên gia, người có kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán vào các cơ quan quản lý, giám sát hành nghề kế toán, kiểm toán; cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và cơ quan nghiên cứu. Ba là, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý Nhà nước về kế toán - Hoàn thiện quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động kế toán doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán và quản lý chặt chẽ đảm bảo tính tuân thủ nghiêm ngặt về hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. - Nhà nước xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời phát hiện, xử phạt các sai phạm của các nhà cung cấp dịch vụ kế toán - Xây dựng đề án củng cố về tổ chức bộ máy quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng nâng cao vị thế và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Kim Anh (2008), Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán-Thực trạng và giải pháp, LATS (trang 82-93) 2. Thùy Anh, Cận kế hội nhập khu vực về nghề nghiệp Kế toán kiểm toán, 3. Hugh A.Adams và Đỗ, T. L (2005), Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, NXB Chính trị quốc gia Việt Nam. 4. TS Phan Thanh Hải, Hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán của Việt Nam - Thực trạng và thách thức khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 5. Bộ Tài Chính (2009-2014), Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 đến năm 2014. 6. Đinh Thu Thủy (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán , kiểm toán Việt Nam, Tạp chí tài chính Việt Nam, 3(1), 20-25. 7. Nguyễn, T. T (2014), Những giải pháp hội nhậ p quốc tế trong lĩnh vực kế toán -kiểm toán ở Việt Nam , trích dẫn từ nguồn VACPA, cập nhật Thứ ba, 11 Tháng 2- 2014 12:47 8. Báo cáo hoạt động thường niên của VACPA 9. Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507 10. Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 11. Luật kế toán 2015, Luật kế toán 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_toan_kiem_toan_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap_thuc_trang.pdf