Kế toán kiểm toán - Kế toán vốn chủ sở hữu

Nhận biết các khoản thuộc vốn chủ sở hữu (VCSH).

 Phân biệt các loại vốn khác nhau trong VCSH.

 Tổ chức kế toán VCSH

 Nắm vững nguyên tắc phân phối lợi nhuận và thực

hiện việc phân phối theo quy định hiện hành.

 Nắm được nguồn hình thành và mục đích sử dụng

của từng loại vốn, quỹ trong doanh nghiệp.

 Cách thức trình bày thông tin về VCSH trên BCTC

pdf9 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Kế toán vốn chủ sở hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18-Jul-13 1 1 KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU CHƯƠNG 7 2 MỤC TIÊU  Nhận biết các khoản thuộc vốn chủ sở hữu (VCSH).  Phân biệt các loại vốn khác nhau trong VCSH.  Tổ chức kế toán VCSH  Nắm vững nguyên tắc phân phối lợi nhuận và thực hiện việc phân phối theo quy định hiện hành.  Nắm được nguồn hình thành và mục đích sử dụng của từng loại vốn, quỹ trong doanh nghiệp.  Cách thức trình bày thông tin về VCSH trên BCTC. 3 NỘI DUNG  Những vấn đề chung về vốn chủ sở hữu  Kế toán nguồn vốn kinh doanh  Kế toán các khoản điều chỉnh  Kế toán phân phối lợi nhuận  Kế toán các quỹ dự trữ  Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 4 18-Jul-13 1 2 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đóng góp vào doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu khi mới thành lập doanh nghiệp hoặc khi mở rộng doanh nghiệp. Vốn đựơc bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình họat động kinh doanh theo quyết định của các chủ sở hữu vốn hoặc của Hội đồng quản trị. Các khoản điều chỉnh: chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ của doanh nghiệp 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  Đối với doanh nghiệp Nhà nước  Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn  Đối với các công ty cổ phần Vốn chủ sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp: 7 KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH Vốn do được cấp từ ngân sách hoặc cấp trên cấp. Vốn do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi mới thành lập doanh nghiệp như: vốn nhận từ cổ đông, công ty mẹ, các bên góp vốn, các nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể; hoặc bổ sung vốn trong quá trình kinh doanh. Vốn do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng, biếu, viện trợ, không hoàn lại. Vốn do bổ sung từ lợi nhuận. 8 Nguyên tắc hạch toán - Nếu nhận góp vốn bằng tài sản phải phản ánh NVKD theo giá do các bên góp vốn thỏa thuận. - Chỉ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi DN hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu hoặc giải thể, hoặc bù lỗ KD. - Vốn góp bằng vàng, ngoại tệ phải quy ra đồng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động không được đánh giá lại số dư có của TK 411 có gốc ngoại tệ. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH 18-Jul-13 1 3 9 CHỨNG TỪ: Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp Biên bản góp vốn Trong quá trình hoạt động: Biên bản bàn giao Biên bản nhận vốn góp Các chứng từ có liên quan khác TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh” TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” TK 4118 “Vốn khác” KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH 10 Doanh nghiệp A nhận vốn kinh doanh do Ngân sách Nhà nước đầu tư giao vốn. Căn cứ vào văn bản cấp, biên bản bàn giao, giấy báo Có, gồm tiền gửi ngân hàng 100.000.000đ, vật liệu 50.000.000đ và TSCĐ hữu hình là 150.000.000đ. Hai năm sau, căn cứ vào quyết định, biên bản bàn giao tài sản hoàn trả vốn cho nhà nước là 80.000.000đ gồm tiền mặt là 50.000.000đ và nguyên vật liệu trị giá 30.000.000đ.  Phân tích các nghiệp vụ trên và định khoản. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH Ví dụ 7.1: 11 Bảng cân đối kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tại thời điểm nhận vốn góp Tại thời điểm hoàn trả vốn góp 12 Bút toán ghi nhận như sau: Tại thời điểm nhận góp vốn: Tại thời điểm hoàn trả vốn góp: 18-Jul-13 1 4 13  Công ty cổ phần Thái Sơn phát hành 2.000.000 cổ phiếu phổ thông có mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu với giá phát hành 15.000 đ/cổ phiếu, đã nhận giấy báo Có của NH. Ví dụ 7.2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH Bảng cân đối kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 14 Bút toán ghi nhận như sau: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH Ví dụ 7.2: 15  Thặng dư vốn cổ phần  Chênh lệch đánh giá lại tài sản  Chênh lệch tỷ giá hối đoái  Cổ phiếu quỹ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH 16 Chênh lệch đánh giá lại tài sản là khoản chênh lệch giữa giá gốc đã ghi trên sổ kế toán với giá trị được xác định lại của các loại tài sản trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty: cổ phần hóa, chuyển nhượng công ty, đa dạng hóa hình thức sở hữu. Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản hay sáp nhập KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH Chênh lệch đánh giá lại tài sản 18-Jul-13 1 5 17  Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và chính công ty mua lại để nắm giữ. Cổ phiếu quỹ được theo dõi theo giá thực tế mua lại.  CP quỹ là khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn.  Cổ phiếu quỹ được sử dụng như một công cụ tài chính linh hoạt để các công ty cổ phần điều chỉnh cấu trúc vốn.  Cổ phiếu quỹ không được chia cổ tức và không có quyền biểu quyết. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH Cổ phiếu quỹ 18 Ngày 10/12/201X Công ty CP Thái Sơn thông qua Đại hội cổ đông bất thường quyết định mua lại 100.000 cổ phiếu của chính công ty mình để chuẩn bị cho đợt chia cổ phiếu thưởng sắp tới với giá khớp lệnh là 12.000 đ/cổ phiếu, chi phí giao dịch là 0,5% trên giá khớp lệnh, đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 7.3: 19 Ví dụ 7.3: Bảng cân đối kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (-) 1.206.000.000 (-) 1.206.000.000 Bút toán ghi nhận như sau: 20 KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ.  Trình tự phân phối lợi nhuận:  Trong năm DN tạm phân chia và sử dụng lợi nhuận theo nguyên tắc: Số tạm chia và sử dụng không được vượt quá số lãi của từng kỳ hạch toán.  Cuối năm tài chính (hoặc đầu năm sau), khi xác định số lợi nhuận được phân chia chính thức cho các mục đích, DN phải căn so sánh số tạm phân phối để phân phối bổ sung. 18-Jul-13 1 6 21 TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” TK4211 “LN chưa phân phối năm trước” TK4212 “LN chưa phân phối năm nay” TK 421 - Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ - Phân phối LN SDCK: Lỗ Ckỳ chưa xử lý. SDCK: LN CPP cuối kỳ. KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Tài khoản sử dụng: 22 Căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc, thông báo tạm chia lãi 6 tháng cuối năm cho đơn vị liên kết là 100.000.000đ. Ví dụ 7.4: KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Bảng cân đối kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Bút toán ghi nhận như sau: 23 KẾ TOÁN CÁC QUỸ DỰ TRỮ  Quỹ dự trữ của doanh nghiệp bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. 24 Quỹ đầu tư phát triển: là quỹ được trích lập với mục đích sau: - Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh - Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp - Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong doanh nghiệp ... KẾ TOÁN CÁC QUỸ DỰ TRỮ 18-Jul-13 1 7 25 Quỹ dự phòng tài chính: là quỹ được trích lập với mục đích dùng vào mục đích bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh; bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu ... KẾ TOÁN CÁC QUỸ DỰ TRỮ 26 KT Quỹ đầu tư phát triển (TK414) KT Quỹ dự phòng tài chính (TK 415) KT các quỹ khác thuộc VCSH (TK 418) 414,415,418 Sử dụng các quỹ Trích lập quỹ từ LN sau thuế TNDN KẾ TOÁN CÁC QUỸ DỰ TRỮ 27 (a) Ban giám đốc quyết định trích lập quỹ đầu tư phát triển 150 triệu, Quỹ dự phòng tài chính 75 triệu từ lợi nhuận sau thuế. (b) Mua máy photocopy dùng cho phòng kế toán trị giá 53 triệu, đã chuyển khoản thanh toán. Tài sản này do quỹ đầu tư phát triển tài trợ. KẾ TOÁN CÁC QUỸ DỰ TRỮ Ví dụ 7.5: 28 Bảng cân đối kế toán BC LCTT TS = NPT + VCSH LCtiền từ HĐ đầu tư - - (a) LNCPP: -225 QĐTPT: + 150 QDPTC: + 75 - (b)Tiền : -53 TSCĐ : + 53 (b) QĐTPT: -53 NVKD : + 53 (b) -53 Ảnh hưởng đến các yếu tố của BCTC: 18-Jul-13 1 8 29 Bút toán (Đvt: tr.đ): (a) Nợ TK 421: 225 Có TK 414: 150 Có TK 415: 75 (b) Nợ TK 211 : 53 Có TK 112: 53 - Kết chuyển nguồn: Nợ TK 414: 53 Có TK 411: 53 Ví dụ 7.5: 30  Bảng cân đối kế toán Thuyết minh báo cáo tài chính TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC 31 Vốn chủ sở hữu được trình bày trên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán. - Chỉ tiêu "Vốn đầu tư của chủ sở hữu” - Chỉ tiêu "Thặng vốn vốn cổ phần" - Chỉ tiêu "Vốn khác của chủ sở hữu". - Chỉ tiêu "Cổ phiếu quỹ“ - TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC Bảng cân đối kế toán 32 18-Jul-13 1 9 33  Chi tiết sự biến động vốn đầu tư của chủ sở hữu: vốn đầu tư của Nhà nước, vốn góp của cổ đông, các thành viên góp vốn, thặng dư vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ.  Các giao dịch về vốn với các chủ chủ sở hữu và phân phối cổ tức, lợi nhuận.  Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu như: quỹ hỗ trợ và sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp Mục đích trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.  Nguồn kinh phí được cấp trong năm và nguồn kinh phí còn lại cuối năm được chi tiết cho số liệu của năm trước, năm nay. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC Thuyết minh BCTC 34 Trích thuyết minh BCTC Vinamilk 2011 35 Tóm tắt chương 7 • Bản chất VCSH tài trợ tài sản thuần trong DN, phân biệt khoản vốn đầu tư của CSH, khoản điều chỉnh và khoản dự trữ cho phép đánh giá tính vững chắc trong cơ cấu tài chính của DN. • Các nghiệp vụ chủ yếu về VCSH liên quan đến vốn đầu tư của chủ sở hữu (Tk 4111) và phân phối lợi nhuận (Tk 421). Đối với cty cổ phần vốn điều lệ ghi nhận theo MG (Tk 4111) và khoản điều chỉnh vốn đầu tư (Tk 4112 và TK 419). • Trình bày VCSH trên BCTC theo nguyên tắc trọng yếu (đánh giá vốn điều lệ, vốn khác) và theo nguyên tắc tập hợp và bù trừ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_toan_tai_chinh_gv_nguyen_thi_kim_cuc_c7_5969.pdf
Tài liệu liên quan