Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản suất hàng hoá phát triển
không ngừng. Việc trao đổi hàng hoá, tiền tệ giữa các nước ngày càng mở rộng và
đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia, từ đó thanh toán quốc
tế ra đời và phát triển không ngừng. Về bản chất, Thanh toán quốc tế là quan hệ
thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông
qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và
người thụ hưởng.
44 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
+ Hạn mức thẻ vàng: Hạn mức tín dụng theo thẻ vàng thương rất cao, cấp
cho các khách hàng có uy tín cao, các tổ chức quốc tế, cá nhân có thu nhập cao và
ổn định.
+ Hạn mức cho thẻ thường: Hạn mức tín dụng cấp cho thẻ thường thấp hơn
so với thẻ vàng và cấp cho khách hàng phải đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng. Hạn mức
của thẻ được phân thàn h hạn mức rút tiền mặt riêng, hạn mức thanh toán tiền hàng
hoá dịch vụ riêng.
Nếu ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng thì sẽ yêu cầu khách
hàng ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ ghi thông tin
cần thiết về chủ thẻ như: in nổi tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực của thẻ, mã số
ngân hàng phát hành... đồng thời mã hoá và ấn định số PIN cho chủ thẻ. Khi giao
thẻ cho khách hàng thì giao luôn số PIN và yêu cầu chủ thẻ phải giữ bí mật. Nếu
mất tiền do để lộ số PIN thì chủ thẻ phải chịu trách nhiệm.
- Hạch toán khi phát hành thẻ:
Khi ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng tuỳ theo khách hàng nộp tiền
mặt, hoặc yêu cầu trích trên tài khoản tiền gửi hoặc được ngân hàng cho vay sẽ
hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt tại quỹ, TK TGKH, TK cho vay): Hạn
mức thẻ + Phí phát hành cả thuế
Có: TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ/ Chủ thẻ: Hạn mức thẻ
Có: TK Thu nhập của ngân hàng : Phí phát hành.
Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp : Thuế
- Trường hợp ngân hàng làm đại lý phát hành thẻ:
+ Khi ngân hàng nhận thẻ (thẻ trắng) của ngân hàng nước ngoài về để bán
cho khách hàng sẽ hạch toán:
Nhập: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến
đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ
Sau đó ngân hàng nhập thẻ vào kho để bảo quản như tiền.
+ Khi phát hành thẻ (Bán cho khách hàng) hạch toán:
Xuất: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến
đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ bán
cho khách hàng.
Đồng thời hạch toán nội bảng giống như khi khách hàng đến ngân hàng xin
mua thẻ quốc tế do ngân hàng phát hành.
+ Khi ngân hàng nhận được báo Nợ từ trung tâm xử lý dữ liệu thẻ sẽ hạch
toán:
Nợ: TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ/ Chủ thẻ.
Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp
1.3.5.4. Kế toán nghiệp vụ thanh toán thẻ
- Nghiệp vụ ứng trước tiền mặt:
Chủ thẻ có thể rút tiền mặt theo hạn mức cho phép của thẻ tại các máy rút
tiền tự động hoặc tại ngân hàng. Sau khi đã kiểm tra các yếu tố trên thẻ cũng như
hạn mức thanh toán của thẻ nếu chấp nhận, nhân viên giao dịch yêu cầu chủ thẻ ký
vào các liên hóa đơn thanh toán và hạch toán theo giá trị giao dịch trừ phí thanh
toán thẻ (Phí triết khấu)
Nợ: TK Các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ
Có: TK Ngoại tệ tại đơn vị
Nếu chủ thẻ có nhu cầu lấy tiền mặt VND thì ngân hàng sẽ thông qua bút
toán mua ngoại tệ để đổi cho khách hàng.
Khi ngân hàng gửi hoá đơn đi để đòi tiền sẽ lập bảng kê hoá đơn cho mỗi
loại hoá đơn và gửi kèm theo các chứng từ này. Kế toán căn cứ vào mỗi loại hoá
đơn lưu tại ngân hàng để hạch toán
Nhập: TK 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
Khi ngân hàng nhận được tiền thanh toán từ tổ chức thanh toán thẻ quốc tế sẽ
hạch toán:
Xuất: TK 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
Đồng thời ngân hàng tính phí phải thu và thuế phải nộp:
Nợ: TK TG ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền
Có:TK các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ: Số tiền tạm ứng
Có: TK Thu nhập của ngân hàng: Phí
Có: TK thuế giá trị gia tăng phải nộp: Thuế
- Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ:
+ Tại cơ sở chấp nhận thẻ: Khi chấp nhận thanh toán thẻ phải kiểm tra kỹ các
yếu tố trên thẻ, kiểm tra hạn mức thanh toán của thẻ. Nếu thẻ đủ điều kiện thanh
toán sẽ lập hoá đơn giao dịch và yêu cầu chủ thẻ ký tên lên các hoá đơn và xử lý
các liên hoá đơn như sau: Liên 1 hoá đơn giao cho chủ thẻ khi thanh toán, Liên
hóa đơn lưu tại cơ sở chấp nhận thẻ. Các liên hoá đơn còn lại gửi cho ngân hàng để
xin thanh toán. Tuỳ theo số lượng và giá trị của hoá đơn, định kỳ1 đến 3 ngày cơ sở
chấp nhận thẻ đóng gói hoá đơn nộp cho ngân hàng thanh toán thẻ để xin thanh
toán.
+ Tại ngân hàng thanh toán: Bộ phận quỹ ngoại tệ của ngân hàng khi nhận
được hoá đơn của cơ sở chấp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu khớp đúng
số lượng hóa đơn, số tiền, loại tiền trên hoá đơn giao dịch với hoá đơn tổng kết giao
dịch và bảng kê hoá đơn máy cà tay. Nếu đúng thì ký nhận và trả lại một liên cho
cơ sở chấp nhận thẻ, 1 liên bảng kê chuyển cho kế toán để hạch toán, 1 liên bảng
kê lưu tại bộ phận quỹ. Căn cứ vào bảng kê, kế toán hạch toán theo giá trị giao dịch
trừ phí
Nợ: Các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ
Có : TK Tiền gửi cơ sở chấp nhận thẻ
Sau đó ngân hàng gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới Tổ chức thẻ quốc tế để đòi
tiền. Hạch toán giống phần tạm ứng tiền mặt thanh toán thẻ
2. Kế toán thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài
2.1. Tài khoản sử dụng: TK 562 - Thanh toán song biên
Tài khoản này mở tại ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng ở nước
ngoài để phản ánh các khoản thu, chi hộ ngoại tệ giữa ngân hàng và từng ngân hàng
ở nước ngoài có quan hệ thanh toán.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ chi hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.
- Giá trị ngoại tệ ngân hàng nước ngoài thu hộ
- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho ngân
hàng nước ngoài
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ thu hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.
- Giá trị ngoại tệ ngân hàng nước ngoài chi hộ
- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu ngân hàng
ở nước ngoài
Số dư nợ: - Phản ánh gía trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ ngân
hàng ở nước ngoài
Số dư có: - Phản ánh gía trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ ngân
hàng ở nước ngoài.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài có
quan hệ thanh toán.
2.2. Hạch toán
Hạch toán khi ngân hàng chi hộ hoặc ngân hàng nước ngoài thu hộ:
Nợ: TK 562 - Thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài
Có: TK thích hợp
Hạch toán khi ngân hàng thu hộ hoặc ngân hàng nước ngoài chi hộ:
Nợ: TK thích hợp
Có: TK 562 - Thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài
3. Kế toán nghiệp vụ tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể
nước này sang cho chủ thể nước khác theo một số điều kiện nhất đinh. Xuất phát từ
điều kiện thực tế của Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, chúng ta
tham gia vào nghiệp vụ tín dụng quốc tế chủ yếu dưới hình thức vay nợ nước ngoài
để đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, trong nội dung này chúng ta nghiên cứu dưới
giác độ Kế toán nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài.
3.1. Một số vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài
3.1.1. Khái niệm vay nước ngoài
Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn có hoặc không phải
trả lãi do nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp
nhân Việt Nam kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay Tổ chức tài chính
Quốc tế, vay Chính phủ, vay ngân hàng nước ngoài hoặc vay tổ chức và cá nhân
nước ngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngoài).
- Doanh nghiệp vay nước ngoài: Là khoản vay do doanh nghiệp được thành
lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam kể cả doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trực tiếp ký với bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự
vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ hoặc vay thông qua việc phát hành trái phiếu ra
nước ngoài.
Doanh nghiệp vay nước ngoài có hai loại:
+ Vay có bảo lãnh của Chính phủ: Do Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam được Chính phủ uỷ quyền cấp theo quy chế bảo lãnh của Chính phủ
theo quy chế bảo lãnh của chính phủ đối với vay vốn nước ngoài. Các khoản vay có
bảo lãnh của Chính phủ được quản lý như vốn vay của Chính phủ.
+ Vay có bảo lãnh của Ngân hàng: Do các Ngân hàng Việt Nam cấp theo
quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định. Các khoản bảo lãnh này không được coi là các khoản bảo lãnh của Chính
phủ.
Quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam đều có quyền trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương
thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay nước ngoài theo đúng các
điều kiện đã cam kết. Trong bất cứ điều kiện nào cũng không được phép chuyển nợ
của doanh nghiệp thành nợ của Chính phủ trừ các khoản vay được Chính phủ bảo
lãnh.
Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng
hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các điều
kiện về vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng
thời kỳ.
Việc rút vốn vay và chuyển trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp bằng tiền
phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt
động kinh doanh ngoại hối.
- Chính phủ vay nước ngoài: Là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền
của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký với bên cho vay nước ngoài dưới danh
nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Vay nước ngoài của chính phủ bao gồm các khoản vay:
+ Vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
+ Vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu.
+ Vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu dưới danh
nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ ra nước ngoài.
3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài
- TK 418 - Vay các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ:
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ tổ chức tín dụng vay các ngân
hàng nước ngoài. Tài khoản 418 có các tài khoản cấp III sau: 4181 - Nợ vay trong
hạn, 4189 - Nợ quá hạn.
+ TK 4181 - Nợ vay trong hạn: Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ
TCTD vay các ngân hàng nước ngoài.
Kết cấu tài khoản 4181:
Bên Nợ: - Giá trị ngoại tệ trả nợ
- Số tiền vay các NHNN chuyển sang nợ quá hạn
Bên Có: Giá trị ngoại tệ vay các ngân hàng nước ngoài
Dư Có: Số tiền đang vay các ngân hàng nước ngoài
Hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài cho vay
+ TK 4189 - Nợ quá hạn:
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ ngân hàng vay ngân hàng nước
ngoài đã quá hạn trả.
Kết cấu tài khoản 4189:
Bên Nợ ghi: Số tiền trả nợ quá hạn các ngân hàng nước ngoài
Bên Có ghi: Số tiền vay đã quá hạn trả
Dư Có: Phản ánh số tiền vay các ngân hàng nước ngoài đã quá hạn
trả
Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài cho vay
- TK 493: Lãi phải trả cho tiền vay:
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi cộng dồn dự trả tính trên các
khoản nợ các ngân hàng ở nước ngoài mà TCTD sẽ phải trả khi đến hạn.
Tài khoản 493 có các tài khoản cấp III sau: 4931 - Tiền lãi trên tiền vay bằng
đồng Việt Nam. 4932 - Tiền lãi trên tiền vay bằng ngoại tệ.
Kết cấu tài khoản 493:
Bên Nợ: Số tiền lãi trả các ngân hàng nước ngoài
Bên Có: Số tiền lãi cộng dồn
Dư có: Số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán.
Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ
- Một số tài khoản khác: Chi phí trả lãi tiền vay - 802..., và các tài khoản
ngoại bảng 9211 - Bảo lãnh vay vốn, 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách
hàng.
3.3. Kế toán nghiệp vụ ngân hàng vay nước ngoài
Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ có thể vay vốn nước ngoài để đầu
tư kinh tế trong nước bằng hình thức tín dụng (cho các tổ chức kinh tế vay) hoặc
đầu tư liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước.
Căn cứ hạn mức vay vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước duyệt, ngân
hàng thương mại sẽ thoả thuận để ký hợp đồng vay vốn nước ngoài.
3.3.1. Kế toán khi nhận tiền vay
Căn cứ vào Hợp đồng vay vốn đã ký với ngân hàng nước ngoài, lịch giải
ngân, ngân hàng lập thông báo xin rút vốn và khi nhận được Báo có chuyển tiền
vay của ngân hàng nước ngoài hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay.
Hoặc Tài khoản cho vay khách hàng hay TK thích hợp
Có: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ/NHCV
Định kỳ tính lãi dự trả: Kế toán căn cứ vào bảng kê tính lãi dự trả hạch toán:
Nợ: TK Chi trả lãi tiền vay
Có: TK Tiền lãi cộng dồn dự trả vay nước ngoài.
Trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng trong nước vay bằng nguồn
vốn vay từ nước ngoài như cho vay tài trợ nhập khẩu, thì khách hàng phải trả lãi và
nợ cho ngân hàng, nên định kỳ ngân hàng cũng phải tính lãi dự thu từ các khoản
cho khách hàng vay. Kế toán căn cứ vào bảng kê tính lãi dự thu hạch toán:
Nợ: TK Tiền lãi cộng dồn dự thu
Có: TK Thu lãi cho vay
Khi khách hàng vay trả nợ gốc và lãi kế toán hạch toán tất toán tài khoản tiền
lãi cộng dồn dự thu.
3.3.2. Kế toán trả nợ, lãi
Nhận được thông báo thu nợ của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng lập bảng
kê trả nợ, lãi. Kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán:
Nợ: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ
Nợ: TK Tiền lãi cộng dồn dự trả vay nước ngoài.
Nợ: TK Chi trả lãi tiền vay (Phần lãi chưa trích hết trong lãi dự trả)
Có: TK tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay hoặc TK
thích hợp
Sau đó thực hiện chuyển điện thanh toán theo chỉ dẫn của ngân hàng cho
vay.
Đến hạn trả nợ mà ngân hàng không trả được thì kế toán làm thủ tục để
chuyển khoản vay sang khoản nợ quá hạn vay nước ngoài, hạch toán
Nợ: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ
Có: TK Nợ quá hạn vay các ngân hàng nước ngoài.
3.4. Kế toán nghiệp vụ tổ chức kinh tế vay nước ngoài
Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng
hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các điều
kiện về vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng
thời kỳ.
Việc rút vốn vay và chuyển trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp bằng tiền
phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt
động kinh doanh ngoại hối.
Tổ chức kinh tế khi có nhu cầu vay nước ngoài nằm trong kế hoạch tổng hạn
mức năm đã được Chính phủ phê duyệt nếu yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì ngân
hàng thương mại phải xem xét đơn vị có đủ điều kiện để được bảo lãnh hay không?
Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng sẽ soạn thảo và phát hành thư bảo lãnh, hạch toán:
Nhập: TK 9211 - Bảo lãnh vay vốn: Số tiền ngân hàng bảo lãnh
Nếu tổ chức kinh tế vay vốn có tài sản đảm bảo nợ vay ngân hàng sẽ hạch
toán:
Nhập: TK 994 - Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng
Đồng thời ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn sẽ tính phí bảo lãnh
dựa trên số dư tài khoản 9211 - Bảo lãnh vay vốn, căn cứ bảng kê tính phí bảo lãnh
kế toán hạch toán như sau:
Nợ: TK Thích hợp
Có: TK Thu nhập của ngân hàng
Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp
Đơn vị, tổ chức kinh tế vay vốn nước ngoài có thể bằng tiền, hoặc bằng hàng
hoá tuỳ theo thoả ước giữa bên vay và bên cho vay. Nếu vay bằng tiền chuyển qua
NHTM. Khi ngân hàng nhận được giấy thông báo giải ngân của ngân hàng nước
ngoài, sẽ kiểm tra tính hiệu lực hợp lệ của thông báo, số tiền giải ngân lần này, lãi
suất áp dụng, các chi tiết khác nếu cần. Sau khi kiểm soát và được giám đốc ngân
hàng duyệt, chứng từ sẽ được chuyển cho phòng kế toán để hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay
Có: TK TG ngoại tệ của KH/ DN vay vốn nước ngoài hoặc TK thích hợp
Đến hạn trả nợ, đơn vị vay trích TK của họ để trả nợ hoặc xuất hàng trả nợ
nước ngoài. Nếu trả nợ bằng tiền, hạch toán:
Nợ: TKTG ngoại tệ của KH/đơn vị vay hoặc TK thích hợp
Có: TK - Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
Ngân hàng ra lệnh cho NH nước ngoài trích TK của NH mình trả cho người
cho vay.
Đối với khoản vay mà trước đây NH đã đứng ra bảo lãnh, hạch toán:
Xuất TK 9211 - Bảo lãnh vay vốn
3.5. Kế toán vốn vay của chính phủ từ các tổ chức tín dụng quốc tế (ADB, WB)
Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ định ngân
hàng thương mại phục vụ dự án, có tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính, chủ đầu tư
và phù hợp với quy định của nhà tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, ngân
hàng thương mại phục vụ được hưởng phí theo quy định hiện hành của Ngân hàng
Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, đồng thời ngân hàng phục
vụ có trách nhiệm thông báo tình hình rút vốn và tình hình chi trả các tài khoản đặc
biệt của dự án cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và chủ đầu tư. Việc thực
hiện rút vốn đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA phải dựa trên các
điều ước quốc tế và dự toán ngân sách hàng năm đã được duyệt. Ban quản lý dự án
lập kế hoạch rút vốn ODA. Nội dung kế hoạch rút vốn phải chi tiết theo quý, từng
hạng mục. Việc rút vốn được thực hiện qua một số hình thức sau: Thanh toán trực
tiếp, tài khoản đặc biệt, thư cam kết, hoàn vốn và thủ tục chuyển tiền.
Kế toán tại ngân hàng thương mại phục vụ chủ dự án:
- Nhận vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế chuyển cho chủ dự án:
Nợ: TK thích hợp: (NOSTRO hoặc tiền gửi ngoại tệ tại NHNN...)
Có: TK tiền gửi ngoại tệ/chủ dự án
- Chủ dự án chi tiêu:
Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ/chủ dự án
Có: TK thích hợp: + TK NOSTRO
+ Mua bán ngoại tệ kinh doanh
+ Tiền gửi ngoại tệ ký quỹ đảm bảo thanh toán.
- Khi thu phí làm đại lý thanh toán:
Nợ: TK tiền gửi/ chủ dự án: Phí bao gồm cả thuế GTGT.
Có: TK thu nhập/ thu phí: Phí chưa có thuế GTGT
Có: TK thuế GTGT phải nộp: phần thuế GTGT
Câu hỏi ôn tập
Lý thuyết:
1. Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng tất cả các chi
nhánh của NHTM Việt Nam có mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng
nước ngoài hay không?
2. Đối với tiền mặt ngoại tệ và chứng từ có giá trị ngoại tệ khi nào thì ngân
hàng hạch toán nội bảng và khi nào thì hạch toán ngoại bảng?
3. Nếu một khoản chuyển tiền mà người chuyển tiền đã trả phí tại ngân hàng
chuyển tiền thì người thụ hưởng có phải trả phí tại ngân hàng đại lý thanh toán
khoản chuyển tiền này không?
4. Đối với nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế, trách nhiệm của ngân
hàng là gì?
5. Đối với nghiệp vụ mở L/C ngân hàng có rủi ro gì? Nghiệp vụ thanh toán
L/C ngân hàng có rủi ro gì?
Bài tập:
Tại NH A ngày 9/10/ 2004 có các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nhận được một khoản chuyển tiền kiều hối cho ông An (không có tài
khoản tại ngân hàng) số tiền 20.000 USD. Trong ngày, ông An đến lĩnh với các yêu
cầu sau: Bán 2000 USD, lĩnh tiền mặt (tỷ giá mua USD là 1USD = 16.000 VND).
Số còn lại xin gửi tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3%/năm. Ngân hàng
thu phí chưa kể thuế giá trị gia tăng 2% số tiền nhận được, tối đa 200 USD.
2. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của Công ty NK công nghệ để
chuyển sang NH Trung Quốc số tiền 20.000 USD. Số dư trên TKTG của công ty
chỉ còn 15.000 USD, số còn lại công ty xin mua theo tỷ giá mua chuyển khoản 1
USD= 16.200 VND. Ngân hàng chấp nhận và thu dịch vụ phí 0.2% trên số tiền
chuyển.
3. Nhận được báo có từ ngân hàng đại lý tại Đức nội dung thanh toán uỷ
nhiệm thu cho Công ty May. Công ty May nhờ ngân hàng thu tiền bán hàng ở Đức,
số tiền là 20.000 USD. Trong ngày công ty May đến gửi đến ngân hàng uỷ nhiệm
chi để thanh toán chuyển khoản cho Công ty sợi số tiền 10.000 USD. Công ty sợi
có tài khoản tại ngân hàng.
4. CT XNK VLXD nộp bộ hồ sơ xin mở L/C số tiền 75.000 USD để mua
hàng của người bán ở Hàn Quốc. Đồng thời xin mua 25.000 USD thanh toán bằng
TM VND để ký quỹ 1/3 giá trị của L/C nói trên. Ngân hàng chấp nhận và tỷ giá
bán USD là 1USD = 16.400 VND. Ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ để
thu phí mở và bảo lãnh L/C là 0.5% trên phần ngân hàng bảo lãnh.
5. Ông John mang séc du lịch đến xin rút bằng tiền mặt số tiền 30.000 USD.
Ngân hàng chấp nhận và thu phí 0.1% trên mệnh giá tờ séc.
Yêu cầu xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nói trên. biết rằng các tài khoản
liên quan đủ khả năng thanh toán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kenhsinhvien_net_chuong_vi_2255.pdf