Chương V gồm ba nội dung:
5.1. Nội dung, ý nghĩa của phương pháp
5.2. Hệ thống Bảng Tổng hợp cân đối kế toán
5.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng
Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về phương pháp tổng hợp
cân đối kế toán như: cơ sở hình thành và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế
toán, khái quát về hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán. Bên cạnh đó học viên cũng
hình thành được mối liên hệ giữa hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán với hệ thống tài
khoản kế toán.
45 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương V: Phương pháp tổng hợp - Cân đối kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửi bán trong quý với giá chưa có thuế GTGT
10% là 35.000. Số còn lại doanh nghiệp đã nhập kho đủ.
6. Khách hàng trả lại số hàng đã bán từ quý trước, giá vốn 28.000, giá bán (chưa có thuế
GTGT 10%) 32.000 . Doanh nghiệp đã nhập kho đủ và hoàn trả lại cho khách hàng bằng
tiền mặt.
7. Giảm giá bán 10% cho lô hàng bán ở nghiệp vụ 1 trừ vào số nợ phải thu.
8. Các chi phí bán hàng khác phát sinh trong tháng tập hợp được như sau:
- Nguyên vật liệu: 5.000
- Tiền lương: 2000
- Trích theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí (22%)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng tập hợp được: 15.300, bao gồm:
Lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000, trích theo lương theo tỷ lệ quy định tính
vào chi phí (22%), khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.100
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh quý 1/N
2. Định khoản các bút toán kết chuyển và xác định kết quả tiêu thụ quý 1/N
TÓM TẮT CHƯƠNG VI
- Giai đoạn cung cấp là giai đoạn mở đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ
doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải có một lượng tài sản, vật tư, hàng hoá nhất
định. Quá trình cung cấp thường gắn với hoạt động mua hàng. Mua nguyên vật liệu để
107
sử dụng hoặc mua hàng hoá để bán trên cơ sở nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh
- Giai đoạn sản xuất là qúa trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm dịch
vụ mới. Thông qua quá trình sản xuất, các nguồn lực ( nguyên vật liệu, lao động,
TSCĐ,) sẽ bị tiêu hao và được kết tinh trong các sản phẩm dịch vụ mới hoàn thành.
- Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, trong giai
đoạn này, giá trị của sản phẩm hàng hoá sẽ được thực hiện thông qua việc bán hàng hoá
cho khách hàng và thu tiền. Tài sản của doanh nghiệp có sự thay đổi về hình thái hiện
vật (H -> T).
- Trong mỗi giai đoạn, học viên sẽ nghiên cứu về nhiệm vụ kế toán, tài khoản sử dụng
(bao gồm công dụng, kết cấu của tài khoản) và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ
chủ yếu.
108
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Chương VII gồm 2 nội dung:
7.1. Tổ chức công tác kế toán
7.2. Tổ chức bộ máy kế toán
7.3. Câu hỏi ôn tập
Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về tổ chức công tác kế
toán và bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể: Chương VII cung cấp cho học viên kiến thức về:
- Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán
- Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp gồm tổ chức hạch toán ban đầu,
nội dung tổ chức hệ thống tài khoản, nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Nguyên tắc tổ chức và các hình thức tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp hiện nay.
7.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
7.1.1. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
Hạch toán kế toán được coi là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành,
kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính trong các đơn vị cũng như trong phạm
vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tổ chức công tác kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ
chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương phương kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ
chức vận dụng chế độ, thể lệ kế toánmối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với
mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu
tố đó.
Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp là việc tạo ra mối liên hệ qua lại
theo một trật tự xác định giữa các yếu tố xác định bản chất và chức năng của hạch toán kế
toán. Nói cách khác, nó là việc tạo ra mối quan hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa
các yếu tố chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp những thông tin cần thiết
phục vụ cho quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: loại hình tổ chức
hoạt động của đơn vị; đặc trưng và khối lượng thông tin kinh tế cần thu nhận và xử lý
(phạm vi quy mô, địa bàn hoạt động của đơn vị); nhu cầu về thông tin cần cung cấp cho
109
các đối tượng sử dụng; đội ngũ cán bộ quản lý; cán bộ kế toán; trang bị và phương tiện kỹ
thuật xử lý thông tin; chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán.
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học và hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc
cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách có hệ
thống cho việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà đầu tư, các
cổ đông, các khách hàng đi đến các quyết định trong đầu tư kinh doanh của mình.
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học và hợp lý chẳng những đảm bảo cho việc thu
nhận hệ thống hoá thông tin đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy cho công tác quản lý kinh tế -
tài chính (Vĩ mô, vi mô), mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của mình,
ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp.
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện để thiết lập mối liên hệ
trong phân công lao động khoa học, thực hiện việc sắp xếp các nhân viên kế toán trong
đơn vị nhằm thực hiện công việc kế toán một cách thuận lợi, chính xác và nhanh chóng.
Qua đó giúp cho đơn vị có được bộ máy kế toán gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, góp
phần làm tinh giảm bộ máy quản lý trong đơn vị tăng hiệu suất lao động kế toán và hiệu
lực của bộ máy quản lý.
7.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở tổ chức để thực hiện được toàn bộ công việc kế
toán ở tổ chức với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công cụ kế toán cho từng bộ phận,
từng người trong bộ máy kế toán.
- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc và chế độ kế toán
hiện hành tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, các phương tiện kỹ thuật tính toán
hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận
quản lý khác trong tổ chức về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở tổ chức.
- Tổ chức hướng dẫn mọi người trong tổ chức chấp hành chế độ quản lý kinh tế, tài
chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ tổ chức.
7.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán
- Lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp
với loại hình công tác tổ chức kế toán đã chọn. Hiện nay, các đơn vị có thể tổ chức theo
các loại hình tổ chức công tác kế toán sau: tập trung, phân tán và vừa tập trung vừa phân
tán.
- Tổ chức hạch toán ban đầu. đó là việc tổ chức thu nhận thông tin về nội dung các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các
nghiệp vụ đó. Muốn thực hiện điều đó phải tổ chức hạch toán ban đầu để ghi nhận thông
tin vào chứng từ kế toán và tổ chức luân chuyển chứng từ để kiểm tra và ghi sổ kế toán
kịp thời.
110
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán nhà nước đã ban hành, lựa chọn
những tài khoản kế toán thích hợp để xây dựng hệ thống tài khoản ke sử dụng cho đơn vị
bao gồm tài khoản tổng hợp, tài khoản phân tích để phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế
tài chính trong đơn vị, đáp ứng nhu cầu kiểm tra, phục vụ công tác quản lý của nhà nước
và của đơn vị đối với các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị về
quy mô, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý mà lựa chọn hình
thức kế toán phù hợp đảm bảo cho kế toán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận, xử lý,
hệ thống hoá và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ
cho công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính trong đơn vị
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán. Kiểm tra kế toán là
một nội dung quan trọng trong công tác kế toán, với mục đích đảm bảo thực hiện đúng
đắn các phương pháp kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán và công tác tổ chức chỉ đạo kế
toán trong các đơn vị, đảm bảo thực hiện vai trò kế toán trong quản lý. Kiểm tra kế toán
cần được thực hiện theo đúng chế độ đã quy định.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ
thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng
dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin, tạo ra khả năng và điều kiện
cho đội ngũ cán bộ kế toán thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, phát huy tốt vai
trò của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị
7.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
7.2.1. Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ
nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo thực hiện khối lượng công
tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn
vị cơ sở. Các nhân viên kế toán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại
xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy. Mỗi cán bộ, nhân viên đều
được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính
vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự
phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác
nhau của khối lượng công tác kế toán.
Khối lượng công tác kế toán được phân chia làm 3 giai đoạn và gắn liền với từng
phần hành kế toán, thực hiện thông qua yếu tố con người được tổ chức thành một bộ máy.
bởi vậy, cơ sở để tạo thành bộ máy kế toán là khối lượng công tác kế toán cần thiết phải
thực hiện và cơ cấu lao động kế toán có ở đơn vị. Thông thường cán bộ nhân viên kế toán
đều có vị trí công tác theo sự phân công trong bộ máy dựa trên nguyên tắc chung, riêng
của phân công lao động khoa học. Công việc với yêu cầu chất lượng cũng như tính chất
111
thi hành công việc và tố chất nghiệp vụ của người lao động là hai yếu tố cơ bản hợp thành
hiệu suất của công tác và hai điều kiện cơ bản để thực hiện sự phân công lao động kế toán.
ngoài ra khi phân công lao động kế toán trong bộ máy còn cần phải tôn trọng các điều
kiện có tính nguyên tắc khác như: Nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiêm; hiệu quả và tiết
kiệm; chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động
Ở mỗi đơn vị được thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, đều phải tổ chức bộ
máy kế toán (đơn vị kế toán cơ sở) để thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính ở
tổ chức. Theo cơ chế tổ chức quản lý ở nước ta hiện nay, tổ chức thống nhất công tác tài
chính, kế toán, thống kê ở các đơn vị kinh tế cơ sở và do phòng kế toán thực hiện.
Các đơn vị khác nhau về lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động và về
nhiều yếu tố khác nữa, vì vậy không thể xây dựng được mô hình chung của bộ máy kế
toán cho mọi đơn vị, mà mỗi đơn vị phải tự xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị
mình cho phù hợp.
Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần
phải dựa vào các căn cứ sau:
- Lĩnh vực hoạt động của đơn vị
- Đặc điểm và quy trình hoạt động của đơn vị
- Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị
- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ
- Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán.
- Biên chế độ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhân viện kế toán hiện
có.
Dựa vào các căn cứ trên để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và xây dựng mô
hình bộ máy kế toán ở tổ chức.
Các hình thức tổ chức công tác kế toán
Trong thực tế, tồn tại ba hình thức tổ chức công tác kế toán
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
- Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
- Hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán.
7.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
7.2.2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, toàn đơn vị tổng thể (tổ chức) chỉ tổ chức
một phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cơ sở) ở đơn vị chính, còn ở các đơn vị trực
thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.
112
Phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn đơn vị tổng thể. Còn ở các đơn vị trực
thuộc, phòng kế toán trung tâm chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn
hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (định kỳ ngắn)
chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Trong điều kiện có thể thì phòng kế toán
trung tâm còn giao cho các nhân viên hạch toán thực hiện một số phânf hành công việc
hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể được giao hoặc ghi chép những phần hành kế toán chi
tiết phát sinh ở các đơn vị trực thuộc này, định kỳ lập báo cáo đơn giản gửi về phòng kế
toán trung tâm.
Loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung có những ưu điểm sau:
Bảo đảm được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra,
xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời.
Việc phân công công việc và nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, nhân
viên kế toán được dễ dàng; việc ứng dụng xử lý thông tin trên máy được thuận lợi
Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hạch toán.
Tuy nhiên, hình thức tổ chức này cũng có những hạn chế do hình thức này tạo ra
khoảng cách giữa không gian và thời gian, giữa nơi phát sinh thông tin và nơi nhận thông
tin, xử lý thông tin, từ đó ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát của kế toán, đến công tác
chỉ đạo các hoạt động ở bộ phận này.
Vì vậy, hình thức tổ chức này thích hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ hoặc quy mô
vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn hoặc ở những đơn vị có quy mô
lớn, địa bàn hoạt động phân tán nhưng đã trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật phân
tán, thông tin hiện đại, tổ chức quản lý tập trung.
Mô hình bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung được thể
hiện qua sơ đồ dưới đây:
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán)
Bộ phận kế
toán tổng
hợp
Bộ phận
kiểm tra kế
toán
Bộ phận tài
chính
Bộ phận
kế toán
vật tư,
Bộ phận kế
toán tiền
lương
Bộ phận kế
toán thanh
toán
Bộ phận kế
toán chi phí
sản xuất
Bộ phận
kế toán
Các nhân viên kế toán ở các bộ phận phụ thuộc của
đơn vị
113
7.2.2.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung
tâm. Còn ở các đơn vị phụ thuộc đã được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ đều có
tổ chức kế toán riêng (các đơn vị kế toán phụ thuộc)
Trong trường hợp này, công việc kế toán ở toàn đơn vị tổng thể được phân công, phân
cấp như sau:
- Ở phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:
+ Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính công tác tài chính
và công tác thống kê trong toàn đơn vị tổng thể.
+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc
+ Thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị trực thuộc, gửi lên và
lập báo cáo kế toán thống kê tổng hợp cho toàn đơn vị tổng thể.
- Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính
phát sinh ở đơn vị mình để lập được các báo cáo kế toán, thống kê định kỳ gửi về phòng
kế toán trung tâm.
Mô hình bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán)
Bộ phận
kế toán
tổng hợp
Bộ phận
kiểm tra
kế toán
Bộ phận
tài chính
Bộ phận kế
toán hoạt
động chung
của đơn vị
Ban (tổ) kế toán ở các đơn vị phụ thuộc
Bộ phận
kế toán
tổng hợp
Bộ phận
kiểm tra
kế toán
Bộ phận
tài chính
Bộ phận kế
toán hoạt
động chung
của DN
114
7.2.2.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán
trung tâm, ở các đơn vị phụ thuộc lớn đủ trình độ quản lý được phân cấp quản lý kinh tế
tài chính nội bộ mức độ cao thì cho tổ chức kế toán riêng. Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ
hoặc chưa đủ trình độ quản lý, chưa được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ ở mức
độ cao thì không cho tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm
vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ
chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm ( trong trường hợp đơn vị phụ thuộc nhỏ
được ghép với đơn vị phụ thuộc khác có tổ chức kế toán riêng thì chuyển chứng từ về đơn
vị kế toán phụ thuộc đó).
Trong trường hợp này công việc kế toán ở toàn đơn vị tổng thể được phân công phân
cấp như sau:
Ở phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ
- Thực hiện công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và ở các đơn vị trực thuộc không
có tổ chức kế toán riêng.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc.
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng gửi
đến và lập báo cáo kế toán tổng hợp toanf đơn vị tổng thể.
- Thực hiện công tác tài chính, thống kê toàn đơn vị tổng thể.
Ở các đơn vị kế toán phục thuộc có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát
sinh ở đơn vị mình, công tác tài chính, thống kê trong phạm vi đơn vị mình và định kỳ các
báo cáo kế toán, thống kê gửi về phòng kế toán trung tâm.
Các nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng thực
hiện các phần hành công việc hạch toán được phòng kế toán trung tâm giao dịch và định
kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm.
Như vậy việc xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở các tổ chức có biên chế nhân viên kế
toán đông thì phụ thuộc vào hình thức tổ chức công tác kế toán đã lựa chọn.
Mô hình bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa
phân tán được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
115
7.3. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết nội dung tổ chức bộ máy kế toán? và những quy định pháp lý về tổ chức
bộ máy kế toán?
2. Nêu rõ các căn cứ cần dựa vào để có thể tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy kế toán ở
đơn vị?
3. Cho biết ý nghĩa của việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học và hợp lý?
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) đơn vị
Bộ phận kế
toán tổng
hợp
Bộ phận
kiểm tra kế
toán
Bộ phận tài
chính
Bộ phận kế
toán vật tư,
TSCĐ
Bộ phận kế
toán tiền
lương
Bộ phận kế
toán thanh
toán
Bộ phận kế
toán chi
phí sản
xuất
Bộ phận
kế toán
Kế toán trưởng (Trưởng phòng
kế toán) đơn vị
Kế toán trưởng (Trưởng phòng
kế toán) đơn vị
Bộ phận kế
toán tổng
hợp
Bộ phận
kiểm tra kế
toán
Bộ phận tài
chính
Bộ phận kế
toán vật tư,
TSCĐ
116
4. Trình bày rõ các hình thức tổ chức bộ máy kế toán và điều kiện vận dụng từng hình
thức tổ chức bộ máy kế toán?
5. Cho biết vai trò và các việc cần làm của kế toán trưởng đơn vị trong việc tổ chức công
tác kế toán ở đơn vị mình.
TÓM TẮT CHƯƠNG VII
- Tổ chức công tác kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức
bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương phương kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức
vận dụng chế độ, thể lệ kế toánmối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục
đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố
đó.
- Nội dung tổ chức công tác kế toán gồm Lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán và
tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với loại hình công tác tổ chức kế toán đã chọn; Tổ chức
hạch toán ban đầu; Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; Lựa chọn hình thức kế
toán phù hợp; Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán; Tổ chức bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Trong thực tế, tồn tại ba hình thức tổ chức công tác kế toán
+ Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
+ Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
+ Hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003.
2. Bộ Tài chính - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) và các thông tư hướng
dẫn thực hiện.
3. Bộ Tài chính - Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo QĐ 15/QĐ-BTC ngày
20/3/2006).
4. PGS. TS Nguyễn Văn Công –Giáo trình Kế toán đại cương – NXB Lao động xã hội
(2009).
5. TS Trần Quý Liên, ThS Trần Văn Thuận, ThS Phạm Thành Long (ĐH KTQD)-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - NXB Tài chính, 2007.
6. Khoa Kế toán, ĐH KTQD - Lý thuyết hạch toán kế toán (Ngân hàng câu hỏi và bài
tập)- 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0013_p2_201.pdf