Mục tiêu chương: Sau khi nghiên cứu chương này người đọc có thể hiểu
được các phương pháp kỹ thuật kiểm toán mà kiểm toán viên sử dụng để thu thập
bằng chứng gồm phương pháp lấy xác nhận, quan sát, kiểm kê, phỏng vấn, phân
tích, tính toán; phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Nội dung của chương tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán
- Phương pháp chọn mẫu kiểm toán
33 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương IV: Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tế đã xảy ra
hoặc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC.
d) Các thủ tục phải thực hiện khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp
luật và các quy định
- Khi phát hiện ra những thông tin liên quan đến hành vi không tuân thủ
pháp luật, kiểm toán viên phải tìm hiểu rõ tính chất, hoàn cảnh phát sinh hành vi
và những thông tin liên quan để đánh giá ảnh hưởng có thể có đến BCTC.
- Khi xét thấy các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có ảnh
hưởng đến BCTC, kiểm toán viên phải xem xét đến: Khả năng xảy ra hậu quả về
tài chính, thậm chí dẫn đến rủi ro buộc đơn vị được kiểm toán phải ngừng hoạt
động; Sự cần thiết phải giải trình hậu quả về tài chính trong phần Thuyết minh
BCTC; Mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC.
- Khi có nghi ngờ hoặc khi đã phát hiện có hành vi không tuân thủ pháp
luật và các quy định, kiểm toán viên phải ghi lại và lưu hồ sơ kiểm toán những
phát hiện đó và thảo luận với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán.
Nếu không thể thu thập được đầy đủ thông tin để xoá bỏ nghi ngờ về hành
vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên phải xem xét ảnh
hưởng của việc thiếu bằng chứng và phải trình bày điều đó trong báo cáo kiểm
toán.
91
- Kiểm toán viên phải phân tích hậu quả của việc không tuân thủ pháp luật
liên quan đến công việc kiểm toán, nhất là đối với độ tin cậy vào các bản giải
trình của Giám đốc.
đ) Thông báo những hành vi không tuân thủ pháp luật cho Giám đốc đơn
vị được kiểm toán, cho người sử dụng báo cáo kiểm toán về BCTC và cho cơ
quan chức năng có liên quan.
5.2.3. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên
Kiểm toán viên, khi nhận hợp đồng kiểm toán, đồng ý thực hiện công việc
kiểm toán tại đơn vị khách hàng, đưa ra những ý kiến, nhận định trên báo cáo
kiểm toán có chữ ký; báo cáo kiểm toán này được các đối tượng quan tâm sử
dụng cho các quyết định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, phân phối... của mình.
Do đó, kiểm toán viên phải có trách nhiệm lớn đối với các phát ngôn của mình.
Nếu kiểm toán viên không hoàn thành các nghĩa vụ, họ có thể phải gánh chịu các
trách nhiệm pháp lý đối với các bên thứ ba có liên quan, ví dụ như là bồi thường
thiệt hại cho những người bị thiệt hại, hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt áp dụng tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia.
5.2.3.1. Trách nhiệm dân sự
Kiểm toán viên thường phải chịu trách nhiệm dân sự cho sự thiếu thận
trọng đúng mức của bản thân trong công việc, hoặc do không tôn trọng các chuẩn
mực nghề nghiệp. Trách nhiệm dân sự được xác định theo hai nội dung.
* Trong hợp đồng: trách nhiệm đối với khách hàng theo các nội dung ràng
buộc trong hợp đồng. Nếu kiểm toán viên không hoàn thành được các yêu cầu
công việc thỏa thuận trong hợp đồng, sẽ phải chịu các trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho khách hàng.
Một số ví dụ điển hình vì sự vi phạm nội dung hợp đồng:
- Phát hành báo cáo kiểm toán chậm hơn thời hạn trên hợp đồng
- Làm rò rỉ thông tin của khách hàng, vi phạm tính bảo mật thông tin
- Nhận xét không khách quan về báo cáo tài chính, gây thiệt hại cho khách
hàng kiểm toán.
92
* Ngoài hợp đồng: trách nhiệm đối với bên thứ ba có liên quan do gây
thiệt hại cho các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Các đối tượng sử dụng có
thể là các nhà đầu tư, các cổ đông, các ngân hàng, chủ nợ...
5.2.3.2. Trách nhiệm hình sự
Nếu như trách nhiệm dân sự thường xuất phát từ sự thiếu thận trọng, yếu
kém trong nghề nghiệp, thì trách nhiệm hình sự gắn với những gian lận gây ra
những sai phạm lớn, có tính chất nghiêm trọng. Tại Mỹ, kiểm toán viên có thể bị
truy tố và xử theo Luật Chứng khoán năm 1933, hay Luật Giao dịch chứng khoán
năm 1934.
Ở Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán được quy định rõ trong Nghị định 105/2004/NĐ-CP và thông tư
64/2004/TT-TC.
5.2.3.3. Các biện pháp để đề phòng và hạn chế trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán luôn
gắn với kiện tụng, để lại những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau tới danh dự,
uy tín của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Vì vậy giảm thiểu tối đa
những hậu quả do kiện tụng gây ra, bản thân kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm
nghề nghiệp để tự bảo vệ mình.
- Khi cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp, cần ký hợp đồng cụ thể rõ ràng.
Nội dung hợp đồng có các điều khoản ràng buộc về quyền và nghĩa vụ từng bên,
để tránh những khúc mắc có thể xảy ra, nhất là trong việc phát hiện và xử lý các
sai phạm.
- Thận trọng trong việc ký hợp đồng với các khách hàng có tình hình tài
chính thiếu lành mạnh, lãnh đạo đơn vị khách hàng không đảm bảo về năng lực
và đạo đức, để tránh các tranh chấp xảy ra sau khi khách hàng bị phá sản.
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các yêu câù và hướng dẫn của nghề
nghiệp, nhất là các chuẩn mực kiểm toán
- Tham gia đầy đủ các khoản bảo hiểm nghề nghiệp
5.3. Hiệp hội kiểm toán viên
93
Kiểm toán ra đời từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Kiểm toán
trở thành một khoa học độc lập có đối tượng và phương pháp riêng. Đồng thời,
kiểm toán cũng trở thành một nghề trong nền kinh tế. Những người làm kiểm
toán là những người hành nghề đòi hỏi những yêu cầu về chuyên môn và tư cách
đạo đức điển hình. Như bất cứ ngành nghề nào khác, khi đã có một sự phát triển
nhất định, những người cũng hành nghề có nhu cầu tập hợp lại với nhau, hình
thành nên một tổ chức nghề nghiệp, và hiệp hội kiểm toán viên cũng là một hình
thức tổ chức nghề nghiệp kiểm toán. Với mục đích gắn kết lại với nhau để tăng
cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kinh
nghiệm nghề nghiệp, đồng thời có sự bảo vệ nhau trước những tranh chấp. Một số
hiệp hội kiểm toán viên:
* Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
Ra đời năm 1965 ở Pháp, hình thành và phát triển, đến năm 1973 đổi thành
Viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm toán viên nội bộ của Pháp (IFAC).
Kiểm toán nội bộ càng ngày càng phát triển, mở rộng trên nhiều lĩnh vực mới như
kiểm toán quy tắc, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng..., đội ngũ kiểm toán
viên nội bộ cũng đa dạng hơn với các nhà quản lý, các chuyên gia trong những
nghành nghề đặc thù, đòi hỏi sự trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn sâu hơn. Vì thế,
sự phát triển và mở rộng của các hiệp hội kiểm toán viên nội bộ cả về lượng và
chất là tất yếu khách quan.
* Hiệp hội kiểm toán viên độc lập (CPA)
Đây cũng là hiệp hội kiểm toán viên độc lập mang tính toàn cầu, với nhiều
thành viên ở nhiều quốc gia trên mọi vùng lãnh thổ. Hiệp hội kiểm toán viên độc
lập cũng như bất cứ hiệp hội nào, là nơi để các kiểm toán viên độc lập gặp gỡ,
trao đổi, học tập kinh nghiệm. Hiệp hội kiểm toán viên độc lập bao gồm những
thành viên đã có lịch sử phát triền rất lâu đời như: Hội kế toán viên công chứng
Anh (ACCA) thành lập năm 1904. Bên cạnh đó, kiểm toán độc lập mới phát triển
mạnh mẽ vào thế kỷ XX, các hiệp hội kiểm toán viên độc lập cũng phát triển
mạnh mẽ từ giữa thế kỳ XX.
* Hiệp hội của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán Nhà nước càng ngày càng phát triển, tầm quan trọng của các Cơ
quan kiểm toán tối cao (SAI) ngày càng được thừa nhận về vai trò kiểm toán các
94
tài khoản và hoạt động của chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong quản lý
tài chính và nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ từng quốc gia. Với vai
trò là Hiệp hội nghề nghiệp của các SAI, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán
tối cao (INTOSAI) góp phần rất lớn trong việc giúp các thành viên hoàn thành
nhiệm vụ của mình. INTOSAI ra đời năm 1953, phát triển từ 34 quốc gia ban đầu
đến nay đã có hơn 180 SAI thành viên. Khẩu hiệu của INTOSAI là “Trao đổi
kinh nghiệm làm lợi cho tất cả”.
* Lịch sử phát triển hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA
Việt Nam đang từng bước đi lên lên kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến
khích phát triển đa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, phát triển
thị trường chứng khoán, mở cửa hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp muốn phát triển,
phát hành cổ phiếu, thu hút vốn đầu tư thì không thể không công bố báo cáo tài
chính đã được kiểm toán, đòi hỏi kiểm toán độc lập cần trở thành dịch vụ chuyên
nghiệp.
Chất lượng kiểm toán phụ thuộc chất lượng kiểm toán viên. Từ trước đến
nay, Bộ Tài chính đều thực hiện quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ kiểm toán
viên và hoạt động hành nghề kiểm toán. Gần đây, các tổ chức quốc tế đều khuyến
nghị Nhà nước chuyển giao công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho
Hội nghề nghiệp.
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập
tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Kể từ đây, những người
hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp độc lập,
tự quản. Hội sẽ hỗ trợ, đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn; kiểm soát chất
lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp; Tư vấn trao đổi vướng mắc, kinh nghiệm
góp phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát triển nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam sánh vai với bè bạn trong khu vực và quốc
tế.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. Câu hỏi
95
1. Trình bày các yêu cầu cơ bản về chuyên môn nghề nghiệp của kiểm toán
viên.
2. Trình bày các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm tóan viên.
3. Trình bày về tính độc lập của kiểm toán viên.
4. Tại sao kiểm toán viên phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp nhất định?
5. Trình bày trách nhiệm của kiểm toán viên.
6. Tìm hiểu trách nhiệm cụ thể của kiểm toán viên nội bộ.
II. Bài tập thảo luận
1. Nếu một công ty kiểm toán thực hiện đồng thời công việc kiểm toán cho
một khách hàng và cung cấp dịch vụ cho chính khách hàng đó, thì nguy cơ gì có
thể xảy ra, dẫn đến vi phạm nguyên tắc đạo đức nào? Tìm hiểu và đưa ra ví dụ về
một sự kiện thực tế?
2. Công ty kiểm toán đứng trước tình huống ký hợp đồng với 2 khách hàng
X và Y là hai đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh. Cả 2 công ty dự
định sẽ tham gia đấu thầu vào một hợp đồng cung cấp dịch vụ. Đây là cuộc đấu
thầu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và công ty nào thắng thầu sẽ trở thành
nhà cung cấp, đồng thời sẽ chi phối thị trường. Vậy công ty kiểm toán có nên ký
hợp đồng với cả 2 khách hàng, và cần có những cân nhắc gì?
3. Công ty kiểm toán có quan hệ kinh doanh với khách hàng C. Công ty nhận
được đề nghị cung cấp dịch vụ cho khách hàng D về việc tư vấn dự án phát triển
cho một sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành nghề của C, hay của các đối thủ cạnh
tranh với C. Điều này có thể dẫn đến việc công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán lại
tư vấn cho doanh nghiệp D theo hướng có lợi cho công ty C. Vậy công ty kiểm
toán nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Có nên nhận hợp đồng tư vấn cho
khách hàng D hay không?
TÓM TẮT CHƯƠNG V
Kiểm toán là quá trình xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm
toán do các kiểm toán viên có trình độ năng lực tương xứng và có đạo đức nghề
nghiệp thực hiện. Chủ thể thực hiện kiểm toán là các kiểm toán viên. Yêu cầu đối
với kiểm toán viên bao gồm: năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Về
năng lực chuyên môn thì kiểm toán viên phải có cả kiến thức về lý thuyết và thực
96
tế kế toán, kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên cập nhật các quy định
mới, văn bản liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính để nâng cao chất lượng
kiểm toán. Về đạo đức nghề nghiệp thì kiểm toán viên phải độc lập, độc lập về
mặt kinh tế và độc lập về mặt tình cảm, phải tôn trọng bí mật thông tin thu thập
được trong quá trình kiểm toán, tôn trọng pháp luật, phải trung thực, khách quan.
Để tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
và kinh nghiệm nghề nghiệp về kiểm toán, đồng thời có sự bảo vệ nhau trước
những tranh chấp thì phải thành lập các hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán viên.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvin A.Arens and James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB Thống kê,
Hà nội
2. Luật Kiểm toán độc lập
3. GS.TS Vương Đình Huệ và Vũ Huy Cẩm (2004), Giáo trình kiểm toán,
NXB Tài chính, Hà nội
4. Mekong Capital, “Giới thiệu về hệ thống kiểm soát nội bộ”,
www.mekongcapital.com
5. Thành Đạt (2007), “Kiểm toán nội bộ: “Bảo vệ giá trị doanh nghiệp”.
www.tapchiketoan.com
6. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Lao động
Xã hội, Hà nội
7. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý
thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội
8. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm
toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội
9. Tập thể tác giả bộ môn Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh (2004), Kiểm toán, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh
10. The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission
(1985 – 2006), “Internal Control – Intergrated Framework”,
www.coso.org
11. The University of Lethbridge (2007), “Internal Audit”, www.uleth.ca
12. Victor Z.Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB
Tài chính, Hà nội
13. John Dunn (2000), Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành, NXB Thống kê, Hà
nội
98
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ................................. 3
1.1 Khái niệm, bản chất của kiểm toán ............................................................ 3
1.1.1 Các chuyên gia độc lập và có năng lực .................................................... 3
1.1.2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán .......................................... 5
1.1.3. Các thông tin đã được định lượng .......................................................... 5
1.1.4. Các chuẩn mực đã được xây dựng và sử dụng trong kiểm toán .............. 5
1.1.5. Báo cáo kết quả ..................................................................................... 6
1.2 Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế ................................... 6
1.3. Phân biệt kế toán và kiểm toán ................................................................. 7
1.4.Chuẩn mực kiểm toán ............................................................................... 8
1.5 Quá trình phát triển của kiểm toán ............................................................. 10
CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN ...................................................... 15
2.1 Phân loại kiểm toán theo mục đích ............................................................ 15
2.2. Phân loại theo hệ thống bộ máy tổ chức ................................................... 18
2.2.1. Kiểm toán độc lập .................................................................................. 18
2.2.2 Kiểm toán nhà nước ................................................................................ 21
2.2.3 Kiểm toán nội bộ .................................................................................... 27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG KIỂM TOÁN .. 37
3.1Sai phạm ..................................................................................................... 37
3.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 37
3.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới gian lận và sai sót ..................................... 38
3.1.3. Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ................... 39
3.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................................................... 41
3.2.1 Khái niệm hệ thống Kiểm soát nội bộ (HTKSNB) .................................. 41
3.2.2 Sự cần thiết và lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ .............................. 44
3.2.3 Mục tiêu của Kiểm toán viên tìm hiểu và nghiên cứu Hệ thống Kiểm soát
nội bộ ............................................................................................................. 45
3.3. Trọng yếu và rủi ro Kiểm toán .................................................................. 46
3.3.1. Trọng yếu ............................................................................................. 46
3.3.2. Rủi ro kiểm toán .................................................................................... 47
3.4 Cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính ......................................................... 55
3.5. Bằng chứng kiểm toán .............................................................................. 56
99
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN ................................................................................... 60
4.1. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán ..................................... 60
4.1.1. Lấy xác nhận ......................................................................................... 60
4.1.2. Kiểm kê ................................................................................................. 62
4.1.3. Tính toán ............................................................................................... 63
4.1.4. Quan sát ................................................................................................. 63
4.1.5. Phỏng vấn .............................................................................................. 63
4.1.6. Phân tích ................................................................................................ 64
4.2. Phương pháp chọn mẫu kiểm toán ........................................................... 66
4.2.1. Một số khái niệm được sử dụng ............................................................. 66
4.2.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 67
4.2.3. Phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu ........................................... 68
CHƯƠNG V: KIỂM TOÁN VIÊN VÀ HIỆP HỘI KIỂM TOÁN VIÊN ......... 73
5.1. Các yêu cầu đối với kiểm toán viên .......................................................... 73
5.1.1. Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp ................................... 73
5.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên .............................................. 75
5.2. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ................................................... 79
5.2.1. Quyền và trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề ............................. 79
5.2.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận, sai sót và các hành vi
không tuân thủ pháp luật (CM 240 và CM 250) ............................................... 80
5.2.3. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ................................................ 83
5.3. Hiệp hội kiểm toán viên ............................................................................ 85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0008_p2_5003.pdf