Kế toán kiểm toán - Chương II: Kế toán tài

Để góp phần trang bị kiến thức một cách toàn diện cho sinh viên ngành

Kế toán, bên cạnh giáo trình "Kế toán tài chính I", Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế

Trường Đại học Vinh đã tổ chức biên soạn cuốn giáo trình 'Kế toán tài chính II"

dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho ngành Kế toán của nhà trường và cũng

là tài liệu tham khảo và cần thiết cho những người quan tâm đến lĩnh vực kế toán

tài chính.

Nội dung của giáo trình "Kế toán tài chính II" có bốn chương, bao gồm

các phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; phần hành kế toán

bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; phần hành kế toán nợ phải trả và nguồn

vốn chủ sở hữu; cuối cùng là phần hành kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính.

Tham gia biên soạn giáo trình gồm tập thể giảng viên của Bộ môn Kế

toán:

- Ths Đường Thị Quỳnh Liên (chủ biên) biên soạn chương 1

- Ths Hồ Mỹ Hạnh biên soạn chương 2

- Ths Nguyễn Thị Hạnh Duyên biên soạn chương 4

- Ths Đặng Thúy Anh biên soạn chương 3

pdf107 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương II: Kế toán tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm và có thể xác định theo công thức sau: Số tiền phải thu đều đặn hàng kỳ = PV x r 1 - 1 t (1 + r) Trong đó: PV: giá trị hiện tại của số tiền phải thu (gốc) r: tỷ lệ lãi suất t: số kỳ thu tiền (thời gian thu) Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK 155, 154, 156 - Phản ánh giá bán trả góp, trả chậm theo hoá đơn GTGT Nợ TK 111, 112...: Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm mua Nợ TK 131: Tổng số tiền người mua còn nợ Có TK 511(5111, 5112): Doanh thu tính theo giá bán trả một lần tại thời điểm giao hàng (giá thanh toán ngay) Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán trả một lần (giá thanh toán ngay) Có TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện - Tổng số lợi tức trả chậm, trả góp (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) - Số tiền người mua thanh toán ở các kỳ sau: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Kết chuyển tiền lãi về bán hàng trả góp, trả chậm tương ứng với từng kỳ kinh doanh: Nợ TK 338(3387): Ghi giảm doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính về lãi bán hàng trả góp, trả chậm. - Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ Nợ TK 511 ghi a. Phản ánh trị giá mua của hàng tiêu thụ Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK liên quan (1561, 151...) b. Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán nội bộ Nợ TK 111, 112, 1368...: Tổng giá thanh toán hàng tiêu thụ nội bộ Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp - Trường hợp sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi trị giá vốn thực tế của hàng chuyển đi tương tự như xuất hàng giao cho cơ sở đại lý. Khi hàng đã bán được, kế toán lập hoá đơn GTGT về hàng đã bán, đồng thời ghi nhận các bút toán: a. Phản ánh trị giá vốn hàng đã tiêu thụ Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK 157: Kết chuyển trị giá vốn hàng đã bán b. Phản ánh tổng giá thanh toán hàng tiêu thụ nội bộ Nợ TK 111, 112, 1368...: Tổng giá thanh toán hàng tiêu thụ nội bộ Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp - Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chi phí bán hàng... kế toán phản ánh tương tự như tiêu thụ bên ngoài. Nợ TK 512: Kết chuyển doanh thu thuần tiêu thụ nội bộ Có TK 911: Doanh thu tiêu thụ nội bộ (2) Hạch toán tại các cơ sở phụ thuộc - Khi nhận được hàng hoá do Công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến, căn cứ vào hoá đơn GTGT do cấp trên chuyển đến, kế toán ghi nhận trị giá hàng thu mua nội bộ Nợ TK 156(1561): Giá mua nội bộ chưa có thuế GTGT Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 336, 111, 112...: Tổng giá thanh toán hàng mua nội bộ đã trả hay phải trả Khi tiêu thụ số hàng này, tuỳ theo phương thức tiêu thụ, kế toán tại cơ sở phụ thuộc hạch toán giống như các trường hợp tiêu thụ trực tiếp, chuyển hàng, đại lý... - Trường hợp cấp trên sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi Nợ TK 156(1561): Giá mua nội bộ Có TK 336, 111, 112...: Giá mua nội bộ phải trả hoặc đã trả - Khi bán được hàng, kế toán đơn vị phụ thuộc phản ánh tổng giá thanh toán hàng đã bán Nợ TK 111, 112, 131...: Tổng giá thanh toán Có TK 511(5111): Doanh thu bán hàng Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156(1561): Trị giá mua nội bộ của hàng đã bán - Trường hợp doanh nghiệp khi bán được hàng đã kết chuyển giá vốn hàng bán thì khi nhận hoá đơn GTGT kế toán ghi bổ sung số thuế GTGT được khấu trừ bằng bút toán Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 632: Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ f. Tiêu thụ theo phương thức đổi hàng Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy hàng hoá, vật tư của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: - Phản ánh trị giá vốn hàng đem đi trao đổi Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán Có TK 155, 154, 156 - Phản ánh giá trao đổi (giá bán tương đương) của hàng đem đi Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đem đi trao đổi - Phản ánh trị giá vật tư, hàng hoá nhận về Nợ TK 151, 152, 153...: Trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT Nợ TK 151, 152, 153...: Tổng giá thanh toán Có TK 131 Ví dụ: 1. Xuất kho bán trực tiếp một số sản phẩm cho công ty K theo tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT 10%) là 693.000. Sau khi trừ số đặt trước bằng chuyển khoản 250.000, còn lại trừ vào số phải thu của công ty K. Được biết giá vốn số sản phẩm trên là 200.000. 2. Xuất kho chuyển đến cho công ty M một số sản phẩm theo giá bán cả thuế GTGT 10% là 825.000. Công ty M đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán toàn bộ. Giá vốn số sản phẩm này là 320.000. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2.3.4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ a. Tài khoản sử dụng - TK 155 “Thành phẩm”: Phản ánh trị giá vốn thành phẩm tồn kho. Kết cấu: Bên Nợ : Trị giá thành phẩm tồnkho cuối kỳ. Bên Có : Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Dư Nợ: Trị giá thành phẩm tồn kho tại thời điểm kiểm kê. - TK 157 “Hàng gửi bán”: Phản ánh trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. - TK 632 "Giá vốn hàng bán" : Dùng xác định giá vốn hàng tiêu thụ. Kết cấu: Bên Nợ : - Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ - Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ. Bên Có : - Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. - Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. b. Phương pháp hạch toán (1) Đầu kỳ kinh doanh Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán lần lượt kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ Nợ TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ Có TK liên quan (155, 157): Trị giá vốn hàng tồn kho hay đang gửi bán đầu kỳ (2) Trong kỳ kinh doanh - Các bút toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, giá bán của hàng bán bị trả lại ghi giống phương pháp kê khai thường xuyên. - Giá vốn của hàng bán bị trả lại Nợ TK 631: Nếu nhập lại kho hay đang gửi tại kho người mua Nợ TK 138(1388): Quyết định cá nhân bồi thường Để xác định giá vốn hàng bán, kế toán ghi các bút toán kết chuyển cuối kỳ - Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 631: Kết chuyển giá thành công xưởng Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho chưa tiêu thụ, xác định giá của thành phẩm tồn kho cuối kỳ và thành phẩm gửi bán, nhưng chưa chấp nhận thanh toán kế toán ghi Nợ TK 155: Thành phẩm Nợ TK 157: Hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý Có TK 632: Giá vốn hàng bán - Xác định được giá thành của thành phẩm được xuất bán trong kỳ Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán 2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.4.1. Kế toán chiết khấu thương mại a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp áp dụng cho khách. Kết cấu: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 : Chiết khấu hàng hoá TK 5212 : Chiết khấu thành phẩm. TK 5213 : Chiết khấu dịch vụ. b. Phương pháp hạch toán - Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331(33311): Thuế GTGT Có TK 111, 112, 131 - Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 521 để xác định doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Chiết khấu thương mại 2.4.2. Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại Để phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại, kế toán sử dụng TK 531 – Hàng bán bị trả lại. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 531 có kết cấu giống TK 521. b. Phương pháp hạch toán - Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại chi phí nhận hàng về thì được hạch toán vào chi phí bán hàng Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 111, 112, 141 - Phản ánh trị giá hàng bị trả lại nhập kho Nợ TK 155: Giá thực tế đã xuất kho Nợ TK 156: Giá thực tế đã xuất kho Có TK 632: Theo giá thực tế đã xuất kho - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531: Hàng bán bị trả lại 2.4.3. Kế toán giảm giá hàng bán a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá ngoài hợp đồng, tức là sau khi bán hàng, còn không phản ánh vào tài khoản này những khoản giảm giá đã ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá bán ghi trên hoá đơn. Tài khoản 532 có kết cấu giống TK 521. b. Phương pháp hạch toán - Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng cho số lượng hàng đã bán, kế toán ghi Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán chưa thanh toán lúc mua) - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532: Giảm giá hàngbán Ví dụ: 1. Xuất kho 15.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty M, giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 28,6. Công ty M đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. 2. Công ty Y đã bán được 6.000 sản phẩm, sau khi trừ giảm giá được hưởng 1,2% do chất lượng kém, công ty Y đã thanh toán bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2.5. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 2.5.1. Kế toán chi phí bán hàng a. Khái niệm chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng.... Chi phí bán hàng bao gồm: - Chi phí nhân viên bán hàng: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho công nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá... và các khoản tính theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. - Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về công cụ, dụng cụ, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng phương tiện vận chuyển, bốc dỡ. - Chi phí bảo hành sản phẩm: là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian quy định và bảo hành. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí thuê tài sản, thuê kho, thuê bến bãi... - Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí bằng tiền phát sinh trong tiêu thụ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nằm ngoài các chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng... b. Tài khoản sử dụng Hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”: Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. TK 641 được mở chi tiết: TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413 – Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 – Chi phí bảo hành sản phẩm TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác c. Phương pháp hạch toán - Tính ra tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, tiền lương phát sinh trong kỳ tính vào chi phí: Nợ TK 641(6411): Tập hợp chi phí nhân viên bán hàng Có TK 338(3382, 3383, 3384, 3389): KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN - Giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ cho bán hàng, cho toàn doanh nghiệp Nợ TK 641(6412): Tập hợp chi phí vật liệu, bao gói Có TK 152 - Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc tiêu thụ: Nợ TK 641(6413): Chi phí công cụ, dụng cụ bán hàng Có TK 153: Xuất dùng với giá trị nhỏ phân bổ 1 lần Có TK 142(1421): Chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần - Trích lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm, hàng hoá Nợ TK 641(6415) Có TK 352: Trích lập dự phòng phải trả - Trích khấu hao TSCĐ Nợ TK 641(6414): Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng Có TK 214 - Giá trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng (kể cả hoa hồng đại lý, hoa hồng uỷ thác xuất khẩu) Nợ TK 641(6417): Trị giá dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng Nợ TK 641(chi tiết tiểu khoản) Có TK 242: Phân bổ dần chi phí trả trước Có TK 335: Trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch vào chi phí bán hàng - Các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ: Nợ TK 641(6418) Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 111, 112... - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết...) Nợ TK 111, 138... Có TK 641 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: Trừ vào kết quả trong kỳ Có TK 641 2.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung. - Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao của TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp - Thuế phí, lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà ,đất, thuế môn bài... - Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi - Chi phí dịch vụ mua ngoài: như tiền điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản nêu trên, như chi phí hội nghị, tiếp khách... b. Tài khoản sử dụng * Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Kết cấu TK 642: TK 642 được mở chi tiết thành các TK cấp 2: TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý DN TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425: Thuế, phí, lệ phí TK 6426: Chi phí dự phòng TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428: Chi phí bằng tiền khác c. Phương pháp hạch toán Có TK 334: Lương phải trả - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phát sinh trong kỳ tính vào chi phí: Nợ TK 642(6421): Chi phí quản lý doanh nghiệp nhân viên quản lý văn phòng Có TK 338(3382, 3383, 3384, 3389): KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN - Giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ cho toàn doanh nghiệp Nợ TK 642(6422): Chi phí vật liệu dùng Có TK 152 - Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc tiêu thụ + Đối với loại phân bổ một lần Nợ TK 642(6423): Chi phí công cụ, dụng cụ Có TK 153, 611: Xuất dùng với giá trị nhỏ phân bổ 1 lần + Đối với loại phân bổ nhiều lần Khi xuất dùng, kế toán ghi Nợ TK 142(1421): Thời gian nhỏ hơn 1 năm Nợ TK 242: Thời gian lớn hơn một năm Có TK 153, 611: Chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần Khi phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi Nợ TK 642(6423): Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà, lệ phí vệ sinh đô thị: Nợ TK 642(6425): Thuế, phí, lệ phí Có TK 111, 112... - Giá trị dịch vụ mua ngoài Nợ TK 642(6427): Chi phí dịch vụ mua ngoài chung cho toàn DN Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: Tổng giá thanh toán của dịch vụ mua ngoài - Cuối niên độ kế toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho năm tiếp theo, kế toán ghi Nợ TK 642(6426): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi - Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Nợ TK 642(6426) Có TK 351 - Trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (nếu có) Nợ TK 642(6426) Có TK 352 - Chi phí theo dự toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này Nợ TK 642(chi tiết tiểu khoản) Có TK 242: Phân bổ dần chi phí trả trước Nợ 642(6428) Nợ TK 133(1331) Có TK 111, 112... - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, CPQLDN (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết...) Nợ TK 111, 138... Có TK 642 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: Trừ vào kết quả trong kỳ Có TK 642 Ví dụ: Tại doanh nghiệp Minh Anh có các tài liệu tháng 2/N như sau: 1. Bán 10.000 USD bằng TM thu về 159.000.000 tiềnVN. Tỷ giá xuất quỹ 15.850 2. Doanh nghiệp nhập kho 1 lô hàng 10.000 sản phẩm, đơn giá 55.000 đ/sản phẩm (đã gồm thuế GTGT 10%). Tiền hàng chưa thanh toán. Chi phí mua hàng thanh toán bằng TM 5.000.000 đ (chưa có thuế GTGT 10%). 3. Tiền lương trả cho bộ phận kinh doanh 60 trđ, bộ phận QLDN 20 trđ. 4. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí 5. Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng 4tr, bộ phận kinh doanh 2tr, bộ phận QLDN 4tr 6. Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán theo hoá đơn 8tr, thuế GTGT 10%, a. Tài khoản sử dụng - TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”: Phản ánh các khoản doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính trong kỳ. Thuộc doanh thu hoạt động tài chính: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia.... b. Phương pháp hạch toán - Các khoản lãi được chia từ hoạt động liên doanh, cổ tức, lãi định kỳ của trái phiếu, lãi tiền cho vay Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156 Nợ TK 131, 138, 121, 128, 221, 228... Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Khoản lãi khi bán chứng khoán Nợ TK 111, 112...: Giá bán Có TK 121, 221: Giá gốc Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (số lãi) - Khi bán bất động sản Nợ TK 111, 112, 131...: Tổng giá thanh toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (theo PPKT) - Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng Nợ TK 111, 112, 331... Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện (số lãi) - Hàng kỳ xác định và kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu trong kỳ Nợ TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tính vào thu nhập hoạt động tài chính Nợ TK 111, 112, 131, 331... Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911(hoạt động tài chính) 2.6.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính a. Tài khoản sử dụng - TK 635 “Chi phí tài chính”: Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí đi vay, chi phí cho vay, chi phí góp vốn liên doanh, chi phí nhượng bán chứng khoán... b. Phương pháp hạch toán - Tập hợp chi phí hoạt động tài chính (chi phí liên doanh, chi phí đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, chi phí đầu tư vào công ty liên doanh Nợ TK 129, 229: Hoàn nhập dự phìgn giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn Có TK 635: Ghi giảm chi phí tài chính - Giá vốn hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động tài chính Nợ TK 121, 221, 228... Có TK 635 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính trừ vào kết quả vào cuối kỳ Nợ TK 911(hoạt động tài chính) Có TK 635: Kết chuyển chi phí Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp thương mại An Nam có các tài liệu sau: 1. Nhận được thông báo lãi chứng khoán 20tr 2. Bán 4.000USD tiền mặt thu bằng tiền VND nhập quỹ TM 62.200.000, tỷ giá xuất quỹ 15.500 3. Kế toán doanh nghiệp xác định khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng phải trả 12tr. Sau đó doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển khoản thanh toán cho khách. 4. Lãi tiền vay phải trả cho công ty X là 2tr 5. Cuối kỳ, đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền mặt, chênh lệch tăng 15tr, dự kiến phân bổ trong 5 tháng bắt đầu từ tháng này. Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh 2.7. Kế toán chi phí và thu nhập hoạt động khác 2.7.1. Kế toán doanh thu hoạt động khác - Thu hồi nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ trước đây: Nợ TK 111, 112, 152... Có TK 711: Thu nhập khác Đồng thời ghi đơn: Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý - Thu hồi các khoản nợ không ai đòi: Nợ TK 331, 338... Có TK 711 - Các khoản thu nhập khác (được phạt, được bồi thường) Nợ TK 111, 112, 334... Có TK 711 - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động khác (nếu có): Nợ TK 711 Có TK 111, 112, 131... - Kết chuyển số thu nhập thuần khác Nợ TK 711 Có TK 911 2.7.2. Kế toán chi phí hoạt động khác a. Tài khoản sử dụng - TK 811 “Chi phí khác”: TK này dùng để hạch toán các khoản chi phí khác. b. Phương pháp hạch toán thực tế của vật tư hàng hoá hay giá trị còn lại của TSCĐ khi góp vốn liên doanh, liên kết Nợ TK 222, 223: Ghi trị vốn góp được ghi nhận Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ góp vốn Nợ TK 811: Khoản chênh lệch về vốn góp Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ góp vốn Có TK 152, 153, 154, 155, 156...: Giá thực tế vật tư, tài sản, hàng hoá góp vốn - Các chi phí khác thực tế phát sinh (giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ...): Nợ TK 811 Có TK 211, 213, 111, 112, 144.... - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác Nợ TK 911 (Hoạt động khác) Có TK 811 Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp thương mại Thiên Nga có các tài liệu sau: 1. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng TM 2tr 2. Khấu trừ tiền phạt của khách hàng 1tr vào khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn 3. Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý của ông A là 5tr, nay ông A thanh toán cho doanh nghiệp 2tr bằng TM 5. Doanh nghiệp bị phạt 2tr khấu trừ vào khoản ký cược ký quỹ ngăn hạn. Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh 2.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a. Tài khoản sử dụng TK 821 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp " TK này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Kết cấu: Bên Nợ - Phản ánh chi phí thuế TNDN tăng trong năm (chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm, thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót các năm trước; chênh lệch thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm > thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm; chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn lại trong năm > tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm). - Kết chuyển chênh lệch giữa bên Có và Nợ TK 8212 vào TK 911. Bên Có: - Phản ánh chi phí thuế TNDN giảm trong năm (chênh lệch thuế thu nhậ doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm < thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp; số thuế thu nhập được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước; chênh lệch thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm < thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm; chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn lại trong năm < tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm). - TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại b. Phương pháp hạch toán: * Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành - Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của luật thuế TNDN: Nợ TK 8211 Có TK 3334 - Khi nộp Nợ TK 3334 Có TK 111,112 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập thực tế phát sinh: Nếu số tạm nộp > số thực tế phải nộp: Nợ TK 3334 Có TK 8211 Nếu số tạm nộp < số thực tế phải nộp: Nợ TK 8211 Có TK 3334 - Trường hợp phát hiện ra sai sót của các năm trước có lien quan đến thuế TNDN. Kế toán tiến hành điều chỉnh thuế TNDN năm hiện hành: Nếu ghi tăng: Nợ TK 3334 Có TK 8211 Nếu chênh lệch PS Nợ > PS Có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0007_p1_7245.pdf