Chương 6 gồm bốn nội dung:
6.1. Nhiệm vụ kế toán nguồn kinh phí, vốn
6.2. Kế toán nguồn kinh phí, vốn hoạt động
6.3. Kế toán nguồn vốn và các quỹ
6.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng
Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về khái niệm,
nội dung nguồn kinh phí, vốn trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Đồng thời qua đó,
học viên cũng được giới thiệu về phương pháp hạch toán nguồn kinh phí vốn hoạt
động và phương pháp hạch toán nguồn vốn và các quỹ.
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Khái niệm, nội dung các nguồn kinh phí, vốn
- Nguyên tắc kế toán các nguồn kinh phí, vốn
- Nhiệm vụ kế toán các nguồn kinh phí, vốn
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các nguồn kinh phí, vốn hoạt động (kế toán nguồn kinh phí hoạt động, kế
toán nguồn kinh phí dự án, kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước,
kế toán nguồn kinh phí xây dựng cơ bản, kế toán nguồn kinh phí hình thành TSCĐ )
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các nguồn vốn và các quỹ (kế toán nguồn vốn kinh doanh, kế toán chênh
lệch đánh giá lại tài sản, kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán chênh lệch thu chi
chưa xử lý, kế toán các quỹ)
127 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 6: Kế toán nguồn kinh phí, vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình, dự
án, đề tài, Chi thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước, Chi phí sản xuất, kinh
doanh, Chi phí trả trước
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các khoản chi hoạt động. Chi hoạt động gồm chi hoạt động thường xuyên và
chi hoạt động không thường xuyên, hạch toán trên TK 661
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các khoản chi dự án. Chi dự án gồmchi quản lý dự án và chi thực hiện dự án
được hạch toán trên TK 662
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các khoản chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Nguyên tắc và phương pháp
kế toán quyết toán chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước trên TK 635
- Nội dung chi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chứng từ sử dụng, tài khoản sử
dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp hạch toán các khoản chi hoạt động sản
xuất kinh doanh trên TK 631. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và phương
pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp
hạch toán các khoản chi phí trả trước trên TK 643
224
Chương 9
QUYẾT TOÁN KINH PHÍ VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Chương 9 gồm bốn nội dung:
9.1. Quyết toán kinh phí
9.2. Hệ thống báo cáo tài chính
9.3. Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính
9.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng.
Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về nội dung,
nguyên tắc quyết toán kinh phí. Đồng thời cũng phản ánh hệ thống báo cáo tài chính
trong đơn vị hành chính sự nghiệp và nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính chủ
yếu.
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quyết toán kinh phí
- Trình tự lập, nộp và xét duyệt kinh phí
- Hệ thống báo cáo tài chính chủ yếu (đối tượng, thời hạn lập, gửi báo cáo tài
chính)
- Khái niệm, cơ sở số liệu, nội dung kết cấu và phương pháp lập các báo cáo tài
chính chủ yếu (Bảng cân đối tài khoản)
- Khái niệm, cơ sở số liệu, nội dung kết cấu và phương pháp lập các báo cáo tài
chính chủ yếu (Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng)
- Khái niệm, cơ sở số liệu, nội dung kết cấu và phương pháp lập các báo cáo tài
chính chủ yếu (Thuyết minh báo cáo tài chính)
9.1. QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
9.1.1. Nguyên tắc quyết toán kinh phí
Một số khái niệm cơ bản:
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán quy định là tháng, quý và năm. Tháng tính từ ngày 01
đến hết ngày cuối cùng của tháng; quý tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày
cuối cùng của quý và năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm
đó. Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết
ngày 31 tháng 12.
Trường hợp cơ sở giáo dục - đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác
với năm dương lịch thì kỳ kế toán năm phải là mười hai tháng tròn tính từ đầu ngày 01
tháng 7 năm này đến hết ngày 30 tháng 6 năm sau hoặc từ ngày 01 tháng 10 năm này
đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau. Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan tài chính
cùng cấp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết, cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo
cáo tài chính theo quy định.
- Khoá sổ kế toán: Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm), các đơn vị hành chính sự
nghiệp phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán theo quy định.
Nguyên tắc quyết toán kinh phí:
225
Quyết toán kinh phí và sử dụng kinh phí do Ngân sách cấp trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp phải thực hiện thống nhất các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ chế độ kế toán: Để phục vụ cho công tác lập, xét duyệt nguồn kinh
phí và sử dụng kinh phí được chính xác, kịp thời, đòi hỏi kế toán hành chính sự nghiệp
phải tuân thủ chế độ kế toán quy định như chế độ chứng từ, chế độ tài khoản, sổ sách,
mẫu biểu báo cáo kế toán Ngân sách Nhà nước và mục lục Ngân sách Nhà nước.
- Kết chuyển chi phí: Việc xét duyệt kinh phí phải bảo đảm kinh phí theo nguồn
nào phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức và đúng nội
dung dự toán đã được phê duyệt. Cuối kỳ kế toán theo quy định và khi kết thúc dự án,
đề tài, các đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh, quyết toán tình hình tiếp nhận và
sử dụng kinh phí theo từng loại với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, cơ quan chủ
trì thực hiện các chương trình dự án... Cuối niên độ kế toán, số kinh phí sử dụng không
hết phải hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được chuyển năm sau khi được
phép của cơ quan tài chính. Trường hợp các khoản chi tiêu bằng nguồn kinh phí chưa
được duyệt y quyết toán thì kế toán phải kết chuyển nguồn kinh phí năm nay thành
nguồn kinh phí năm trước.
9.1.2. Trình tự lập, nộp và xét duyệt kinh phí
Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập và nộp báo cáo kế toán theo chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Báo cáo tháng của đơn vị dự toán cấp I lập gửi
cơ quan Tài chính đồng cấp chậm nhất là 10 ngày, tháng sau phải có báo cáo của tháng
trước. Bộ Tài chính uỷ quyền cho đơn vị dự toán cấp I quy định thời gian gửi báo cáo
tháng của đơn vị dự toán trực thuộc nhưng phải đảm bảo thời gian lập báo cáo tháng
của đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính theo quy định nói trên.
Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm gửi đơn vị dự
toán cấp trên; trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán,
đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét
duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới. Sau mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo
xét duyệt quyết toán do đơn vị dự toán cấp trên gửi, đơn vị dự toán cấp dưới không có
ý kiến gì khác thì coi như đã chấp nhận quyết toán để thi hành. Đơn vị dự toán cấp I có
trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm (gồm cả đơn vị mình và của đơn
vị dự toán cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan tài chính có
trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán năm
cho các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc cấp mình quản lý, trong thời gian tối đa mười
ngày đối với cấp huyện, 20 ngày đối với cấp tỉnh và 30 ngày đối với cấp trung ương,
kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán. Sau 10 ngày kể từ ngày đơn vị dự toán cấp I
nhận được thông báo duyệt quyết toán năm của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I
không có ý kiến gì khác thì coi như đã chấp nhận quyết toán để thi hành. Trường hợp
đơn vị dự toán cấp I có ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán của cơ
quan tài chính thì phải trình Uỷ bna nhân dân đồng cấp ( nếu là đơn vị dự toán thuộc
cấp chính quyền địa phương) hoặc trình Chính phủ (nếu là đơn vị dự toán thuộc trung
226
ương) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của Uỷ ban nhân dân
đồng cấp và Chính phủ thì mọi quyết định của cơ quan tài chính vẫn được thi hành.
Đối với các công trình xây dựng cơ bản phải thực hiện công tác kế toán, lập báo
cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chế độ kế toán và quyết toán vốn đầu
tư.
Trong quá trình xét duyệt quyết toán các đơn vị dự toán trực thuộc của cấp I; cơ
quan tài chính đồng cấp có thẩm quyền tham gia xét duyệt quyết toán năm đối với đơn
vị dự toán trực thuộc cấp I. Cơ quan dự toán cấp I và cơ quan tài chính đồng cấp có
quyền xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và không nằm trong dự toán
được duyệt đồng thời ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
theo chế độ quy định
9.1.3. Nội dung quyết toán tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí
Quyết toán tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản phải thu, đã thu và làm thủ tục nộp hết
vào Ngân sách Nhà nước. Đơn vị không được giữ lại nguồn thu của Ngân sách Nhà
nước; trường hợp số thu phát sinh nhưng chưa kịp làm thủ tục nộp vào ngân sách hiện
hành mà chuyển nộp vào ngân sách năm sau thì đơn vị phải hạch toán và quyết toán
vào thu ngân sách năm sau.
- Theo dõi chặt chẽ số dư hạn mức kinh phí, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị
tại Kho bạc Nhà nước và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để chủ động chi tiêu trong những
ngày cuối năm.
- Các khoản chi ngân sách được duyệt trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ
được thực hiện trong niên độ ngân sách năm đó. Vì thế, các khoản chi ngân sách thuộc
dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyển sang năm sau trừ trường hợp
đặc biệt nào đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các khoản chi thuộc ngân sách
trung ương) hay Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với các khoản chi của các cấp chính
quyền địa phương) quyết định cho cấp phát tiếp thì kế toán lập chứng từ chi ngân sách
để hạch toán. Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quỹ năm
trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước (trong thời gian
chỉnh lý quyết toán). Những khoản được chi tiếp của đơn vị dự toán thì đơn vị quyết
toán bổ sung phần kinh phí được cấp tiếp vào báo cáo quyết toán năm trước. Nếu được
quyết định chi vào ngân sách năm sau thì được bố trí vào dự toán và quyết toán vào
ngân sách năm sau.
- Các khoản nợ, vay và tạm ứng của các đơn vị dự toán phải tiến hành thanh
toán dứt điểm trước khi khoá sổ kế toán cuối năm. Trường hợp đặc biệt, nếu được cấp
có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển sang năm sau thì được chuyển nợ, vay và
tạm ứng của niên độ kế toán săm sang nợ, vay và tạm ứng niên độ kế toán năm sau.
- Các khoản tạm thu, tạm giữ phải được xem xét cụ thể. Nếu đã có quyết định
của cấp có thẩm quyền đồng ý hoàn trả cho các đối tượng bị tạm thu, tạm giữ hoặc
phải nộp vào ngân sách Nhà nước mà đơn vị chưa trả cho các đối tượng hoặc chưa nộp
227
ngân sách Nhà nước phải làm thủ tục trả cho các đối tượng hoặc nộp vào ngân sách
Nhà nước trong năm ngân sách hiện hành. Nếu chưa có quyết định xử lý của cấp có
thẩm quyền thì phải chuyển vào các tài khoản tạm giữ theo hướng dẫn tại các văn bản
hiện hành. Nghiêm cấm các đơn vị tự ý giữ lại các khoản tạm thu, tạm giữ ở đơn vị bất
cứ lý do gì.
- Cuối năm các đơn vị dự toán phải tổ chức công tác kiểm kê theo chế độ kế
toán Nhà nước; căn cứ vào các biên bản kiểm kê, với các loại hàng hoá, vật tư tồn kho
quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu còn sử dụng tiếp cho năm sau thì đơn vị
phải tổ chức theo dõi chặt chẽ và có báo cáo riêng; nếu không sử dụng thì đơn vị phải
thành lập hội đồng thanh lý để bán và nộp tiền thu được vào ngân sách Nhà nước. Cuối
năm đơn vị phải lập báo cáo chi tiết các loại hàng hoá vật tư tồn kho và các kiến nghị
xử lý cụ thể gửi cơ quan tài chính đồng cấp để cơ quan tài chính đồng cấp xem xét và
quyết định. Tồn quỹ tiền mặt của đơn vị dự toán đến ngày 31 tháng 12 thuộc ngân sách
Nhà nước phải nộp giảm cấp phát ngân sách năm hiện hành, trừ các khoản phải chi
theo chế độ nhưng chưa chi. Để đảm bảo đơn vị dự toán có tiền mặt chi tiếp trong
những ngày đầu năm, đơn vị dự toán phải làm thủ tục với Kho bạc Nhà nước xin tạm
ứng tiền mặt thuộc nguồn kinh phí năm sau.
- Trường hợp những đơn vị được phép mở tài khoản tiền gửi, đến cuối ngày 31
tháng 12 nếu có số dư tài khoản tiền gửi nguồn gốc ngân sách, đơn vị phải làm công
văn xin chuyển số dư tài khoản tiền gửi, kèm theo bản giải trình chi tiết các khoản kinh
phí còn dư trên tài khoản (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), gửi cơ quan tài chính
xét chuyển. Đơn vị dự toán thuộc cấp nào do cơ quan tài chính cấp đó xét chuyển.
Riêng đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương đóng trên địa bàn thành phố thành
phố Hà Nội, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; Bộ Tài chính uỷ quyền
cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét chuyển số dư tài khoản
tiền gửi của các đơn vị dự toán trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Kho
bạc Nhà nước không được cho chuyển số dư tài khoản tiền gửi nếu không có ý kiến
của cơ quan tài chính.
9.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP
9.2.1. Khái niệm và yêu cầu lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách là những báo cáo tổng hợp tình
hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu,
chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn
vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lónh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát
điều hành hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu
quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đó quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng
thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.
228
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp
và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm
bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với
nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và
phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài
chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài
chính.
Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo
cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự
nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tỡnh hỡnh thực
hiện dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước.
Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác,
trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung
thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng
các nguồn kinh phí của đơn vị.
Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệu
sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lập
đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán
trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai.
9.2.2. Đối tượng lập, nộp báo cáo tài chính
Mọi đơn vị hành chính, sự nghiệp thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước, các tổ chức
điều hành chương trình, dự án, các tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng, các tổ chức xã
hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp gắn thu bù chi, sự nghiệp kinh tế đều phải lập và
gửi các báo cáo tài chính theo đúng quy định.
9.2.3. Thời hạn lập và gửi các báo cáo tài chính
9.2.3.1. Thời hạn lập báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm .
- Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập
vào cuối kỳ kế toán năm;
- Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo
tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động;
9.2.3.2. Thời hạn nộp bỏo cỏo tài chớnh quý
- Đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính quí cho đơn vị kế toán cấp
III, thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp trên cấp III quy định;
- Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp II và cơ quan
Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toỏn quý;
229
- Đơn vị kế toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ
quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán
quý;
- Đơn vị kế toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng
cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;
9.2.3.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm
a- Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN
Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng
kinh phí NSNN sau khi đó được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh
lý quyết toán theo quy định của pháp luật thời hạn nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
b- Đối với đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phớ NSNN thời hạn nộp báo cáo tài
chính năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất
là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Danh mục báo cáo
Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở
TT
Ký hiệu
biểu
TÊN BIỂU BÁO CÁO
KỲ
HẠN
NƠI NHẬN
LẬP
BÁO
CÁO
Tài
chính
(*)
Kho
bạc
Cấp
trên
Thống
kê
(*)
1 2 3 4 5 6 7 8
1 B01- H Bảng cân đối tài khoản Quý,
năm
x x
2 B02- H Tổng hợp tình hình kinh phí
và quyết toán kinh phí đó sử
dụng
Quý,
năm
x x x x
3 F02-1H Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt
động
Quý,
năm
x x x x
4 F02-2H Báo cáo chi tiết kinh phí dự án Quý,
năm
x x x x
5 F02-3aH Bảng đối chiếu dự toán kinh
phí ngân sách tại KBNN
Quý,
năm
x x x
6 F02-3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm
ứng và thanh toán tạm ứng
kinh phí ngân sách tại KBNN
Quý,
năm
x x x
7 B03- H Báo cáo thu- chi hoạt động sự
nghiệp và hoạt động sản xuất,
kinh doanh
Quý,
năm
x x x
230
8 B04- H Báo cáo tình hình tăng, giảm
TSCĐ
Năm x x x
9 B05- H Báo cáo số kinh phí chưa sử
dụng đó quyết toán năm trước
chuyển sang
Năm x x x
10 B06- H Thuyết minh báo cáo tài chính Năm x x
Ghi chú: - (*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm
- Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa là đơn vị dự toán cấp III nhận dự toán
kinh phí trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do cơ quan Tài chính
trực tiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan Tài chính.
1.2- Danh mục báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán áp dụng
cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II
TấN Kỳ NƠI NHẬN BÁO CÁO
TT Ký hiệu
BÁO CÁO TỔNG
HỢP
hạn
lập
Tài
chính
Kho
bạc
Cấp
trên
Thống
kê
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Mẫu số B02/CT-H Báo cáo tổng hợp tình
hình kinh phí và quyết
toán kinh phí đó sử
dụng
Năm x x x x
2 Mẫu số B03/CT-H Báo cáo tổng hợp thu-
chi hoạt động sự
nghiệp và hoạt động
sản xuất, kinh doanh
Năm x x x x
1 Mẫu số B04/CT-H Báo cáo tổng hợp quyết
toán ngân sách và
nguồn khác của đơn vị
Năm x x x x
Lưu ý: - Đơn vị dự toán cấp II chỉ gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I
- Đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan Tài chính, Thống kê, Kho bạc
9.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
9.3.1. Bảng cân đối tài khoản (mẫu số B01-H)
9.3.1.1.Khái niệm
Bảng cân đối tài khoản là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình kinh phí và
sử dụng kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sự
nghiệp của đơn vị trong kỳ báo cáo từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên bảng
231
cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng
thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên các báo cáo tài chính khác.
9.3.1.2. Các nguyên tắc khi lập bảng cân đối tài khoản
- Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; tiến hành khoá sổ kế
toán; kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, đảm bảo khớp,
đúng của số liệu kế toán.
- Những tài khoản kế toán vừa có số dư bên Nợ, vừa có số dư bên Có, kế toán có thể
căn cứ vào số dư chi tiết từng bên để ghi vào các cột tương ứng trong bảng hoặc có thể
bù trừ số dư giữa 2 bên để lấy số liệu ghi vào bảng.
9.3.1.3. Căn cứ lập bảng cân đối tài khoản
- Bảng cân đối tài khoản kỳ trước;
- Sổ Nhật ký - Sổ cái hoặc sổ Cái tài khoản
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
9.3.1.4. Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản
- Cột A, B: Phản ánh số hiệu và tên gọi của tất cả các tài khoản tổng hợp và một số tài
khoản phân tích mà đơn vị sử dụng và cần quản lý chi tiết.
- Cột 1, 2: Phản ánh số dư đầu kỳ của các tài khoản, số liệu ghi vào các chỉ tiêu ở 2 cột
này căn cứ vào cột “số dư cuối kỳ” trên bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong
kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào 2 cột này căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh Nợ” và “Cộng
phát sinh Có” của từng tài khoản trong sổ Cái.
- Cột 5, 6: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có tính từ đầu năm đến
cuối kỳ của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 5 được tính bằng tổng
cộng của cột 5 của bảng cân đối tài khoản kỳ trước và cột 3 của bảng cân đối tài khoản
kỳ này. số liệu ghi vào cột 6 được tính bằng tổng cộng cột 6 của bảng cân đối tài
khoản kỳ trước và cột 4 của bảng cân đối tài khoản kỳ này.
- Cột 7, 8: Phản ánh số dư cuối kỳ của các tài khoản. Số liệu được căn cứ vào số dư
cuối kỳ báo cáo của các tài khoản hoặc tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ (cột 1, 2) cộng
(+) hoặc trừ (-) số phát sinh trong kỳ (cột 3, 4) trên bảng cân đối tài khoản kỳ báo cáo.
Dòng “cộng” (cộng số liệu của các tài khoản trong bảng và ngoài bảng): Số liệu ở
dòng này trên bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo các cân đối bắt buộc sau:
- Tổng số dư Nợ đầu kỳ (Cột 1) phải bằng tổng số dư Có đầu kỳ (Cột 2)
- Tổng số phát sinh Nợ (Cột 3) phải bằng tổng số phát sinh Có (Cột 4)
- Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm (Cột 5) phải bằng tổng số phát sinh Có luỹ
kế từ đầu năm (Cột 6)
- Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7) phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8)
Mẫu bảng cân đối tài khoản như sau:
232
Mã chương......................... .... Mấu số B01- H
Đơn vị báo cáo......................... (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
Mã đơn vị SDNS:..................... ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Quí ........năm.......
Đơn vị tính:.................
Số
hiệu
TK
TÊN TÀI KHOẢN
SỐ DƯ ĐẦU
KỲ
SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ
CUỐI KỲ
(*) Nợ Có Kỳ này
Luỹ kế từ đầu
năm
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
A - Các TK trong
Bảng
-
-
-
-
------- -------------------------- ------- ------- ----- ----- ------- -------- ------- -------
Cộng
B - Các TK ngoài
Bảng
-
-
(*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “Số dư cuối năm”
Ngày .... thỏng .... năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
9.3.2. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (mẫu số
B02-H)
9.3.2.1.Khái niệm
Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng là một báo cáo
tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh
phí hiện có ở đơn vị ( bao gồm các khoản thu tại đơn vị và phần kinh phí được Ngân
233
sách Nhà nước cấp) và số thực chi cho từng hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề
nghị quyết toán, nhằm giúp cho đơn vị và các cơ quan chức năng của Nhà nước nắm
được tổng số các loại kinh phí theo từng nguồn hình thành và tình hình sử dụng các
loại kinh phí ở đơn vị trong kỳ báo cáo
9.3.2.2. Kết cấu
Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng có kết cấu gồm 2
phần:
Phần I: Tổng hợp tình hình kinh phí: Phần này phản ánh toàn bộ tình hình nhận và sử
dụng nguồn kinh phí trong kỳ của đơn vị theo từng loại kinh phí.
Phần II: Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán: Phản ánh toàn bộ số kinh phí sử dụng
trong kỳ của đơn vị theo từng loại kinh phí, từng nguồn hình thành và theo mục, tiểu
mục nhằm có đủ căn cứ pháp lý và chứng từ hợp lệ đề nghị quyết toán.
9.3.2.3. Cơ sở lập báo cáo
- Căn cứ vào báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng”
kỳ trước
- Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các tài khoản loại 4, loại 6 và chi tiết tài khoản 241
9.3.2.4. Nội dung và phương pháp lập
Phần I: Tổng hợp tình hình kinh phí.
Phản ánh theo từng loại kinh phí: Kinh phí hoạt động (Kinh phí thường xuyên, kinh
phí không thường xuyên); kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; kinh phí dự án và
kinh phí đầu tư XDCB. Trong từng loại kinh phí được phản ánh chi tiết theo từng
nguồn hình thành: Ngân sách cấp, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác và tình
hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí.
- Góc trên bên trái: Ghi mã chương theo mục lục ngân sách, tên đơn vị báo cáo, mã số
đơn vị sử dụng ngân sách.
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên các chỉ tiêu của báo cáo chỉ tiêu
- Cột C: Ghi mã số các chỉ tiêu
- Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu
- Cột 2: Ghi tổng số tiền do NSNN giao; viện trợ; phí, lệ phí để lại và nguồn khác
- Cột 3: Ghi số tiền thuộc nguồn NSNN giao
- Cột 4: Ghi số phí, lệ phí để lại: Ghi các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách
nhưng được để lại và đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.
- Cột 5: Ghi số đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0005_p2_7703.pdf