Chương 5 gồm 3 nội dung:
5.1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp
5.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
5.3 Câu hỏi và bài tập vận dụng.
Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về thuế thu
nhập doanh nghiệp như đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, và thu nhập được
miễn thuế, và căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời giúp học viên xác
định phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Và giúp học viên nắm rõ
thời hạn kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào để
từ đó vận dụng vào thực tế một cách phù hợp
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, căn cứ tính thuế TNDN
- Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
81 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Bà B phải nộp
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ quan thực hiện
khấu trừ trên thu nhập mà Bà B được hưởng.
Bài tập 03
Ông A, ông B, ông C cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh, cùng
tham gia kinh doanh tại Công ty CP An Khánh với tỷ lệ vốn góp như sau: Ông A là
45%, Ông B là 30% và Ông C là 25%. Trong năm Tổng thu nhập từ Công ty An
Khánh là 456.000.000 đồng. Biết rằng Ông B và Ông C còn phải nuôi 2 con dưới 18
tuổi và trong năm Ông A đã đóng góp cho từ thiện để ủng hộ bão lụt là 5.000.000
đồng.
Yêu cầu: Xác định thuế thu nhập cá nhân mà Ông A, B và C phải nộp.
Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân mà Ông A, B và C phải nộp.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ quan thực hiện
khấu trừ trên thu nhập mà ông A, B và C được hưởng.
180
TÓM TẮT CHƯƠNG 6
- Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh váo thu nhập chịu thuế của cá
nhân trong kỳ tính thuế.
- Thuế TNCN ra đời bắt nguồn từ 3 yêu cầu: Thực hiện công bằng xã hội, tạo lập
nguồn thu cho NSNN và là công cụ để quản lý thu nhập ngầm của các cá nhân, góp
phần chống các tội phạm xã hội.
- Đối tượng nộp thuế TNCN là các cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh
thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam.
- Thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không
thường xuyên.
- Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân
- Nguyên tắc, chứng từ sử dụng, tài khoản và phương pháp kế toán thuế TNCN
181
CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC
Chương 7 gồm 3 nội dung:
7.1. Tổng quan về phí, lệ phí và cá khoản thu khác
7.2. Kế toán phí, lệ phí và các khoản thu khác
7.3 Câu hỏi và bài tập vận dụng.
Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về các loại
phí, lệ phí và thu khác như khái niệm, đặc điểm, đối tượng nộp thuế, phương pháp
tính phí, lệ phí và các khoản thu khác. Đồng thời giúp học viên xác định phương
pháp hạch toán phí, lệ phí và các khoản thu khác . Và giúp học viên nắm rõ thời hạn
kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí và quyết toán như thế nào để từ đó vận dụng vào thực
tế một cách phù hợp
Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về:
- Khái niệm, đặc điểm phí, lệ phí và các loại thu khác.
- Phạm vi, nguyên tắc, và một số loại phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Một số biểu mẫu phản ánh phí, lệ phí và các khoản thu khác
- Chứng từ, tài khoản và trình tự hạch toán hạch toán phí, lệ phí
7.1 TỔNG QUAN VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC LOẠI THU KHÁC
7.1.1 Khái niệm, đặc điểm phí, lệ phí và các loại thu khác
7.1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ công cộng do Nhà nước và tư
nhân cùng cung cấp. Tuy nhiên, hàng hóa, dịch vụ công cộng có đặc điểm là khi
một người đã sử dụng thì không làm giảm số lượng sẵn có đối với người khác,
không thể loại bất cứ ai ra khỏi việc tiêu dùng này trừ phi phải trả giá rất đắt. Việc
sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đòi hỏi chi phí sản xuất lớn, thời
gian thu hồi vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp, thậm chí không có lãi. Vì vậy, tuyệt đại
đa số hàng hóa, dịch vụ công cộng là do Nhà nước sản xuất và cung cấp cho xã hội.
Hàng hóa, dịch vụ công cộng có thể thu hồi vốn trực tiếp là những hàng hóa dịch vụ
công cộng có thể phân bổ được cho người sử dụng, Nhà nước thu hồi vốn đầu tư
thông qua việc thu phí, lệ phí của người hưởng lợi trực tiếp. Hàng hóa, dịch vụ công
cộng không thể thu hồi một cách gián tiếp thông qua việc phân phối lại của xã hội
mà chủ yếu là thu thuế.
Để đảm bảo công bằng và có thể bù đắp toàn bộ hay một phần chi phí mà
Nhà nước bỏ ra đầu tư thì Nhà nước cần thiết phải thu phí, lệ phí đối với những
hàng hóa, dịch vụ công cộng mà nhà nước đầu tư, cung cấp cho xã hội. Đối với các
182
dịch vụ công quyền do Nhà nước cung cấp, để đảm bảo quản lý nhà nước về xã hội,
an ninh, quốc phòng thì ngoài biện pháp quản lý khác, Nhà nước còn sử dụng công
cụ lệ phí để kiểm soát, quản lý các hoạt động này.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân
khác cung cấp các dịch vụ được quy định trong pháp lệnh phí, lệ phí.
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ trong việc quản lý nhà nước được quy
định trong pháp lệnh phí, lệ phí.
7.1.1.2 Đặc điểm phí, lệ phí
So với các loại thuế khác thì phí, lệ phí và các khoản thu khác có các đặc điểm
như sau:
- Thu phí, lệ phí giúp cho nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm kiểm
soát có hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội theo khuôn khổ của pháp luật; giúp
cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với giá trị vật chất và tinh thần của
cộng đồng xã hội;
-Thuế, phí, lệ phí cùng là nguồn thu của ngân sách nhà nước, được nhà
nước sử dụng làm công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
- Người nộp phí, lệ phí được hoàn trả trực tiếp bằng các dịch vụ theo yêu
cầu do cơ quan nhà nước hay tổ chức cá nhân cung cấp. Người nào có nhu cầu
nhiều thì phải trả phí, lệ phí nhiều hơn.
- Lệ phí được thu gắn với việc cung cấp dịch vụ hành chính của Nhà nước
hoặc Nhà nước ủy nhiệm cho một tổ chức nào đó thực hiện. Việc thu lệ phí có tính
pháp lý cao đi đôi với việc cung cấp các thủ tục hành chính, pháp lý mà Nhà nước
đảm nhận gắn với chức năng quản lý nhà nước, không nhằm mục đích bù đắp chi
phí, không mang tính ngang giá.
- Phí được thu với mục đích bù đắp chi phí, các dịch vụ, công việc được
thu phí là rất rộng, đa dạng ở nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Đối tượng cung cấp
các hàng hóa, dịch vụ công cộng được thu phí là Nhà nước và tư nhân có điều kiện,
khả năng cung cấp các dịch vụ mà người nộp yêu cầu.
7.1.2 Phạm vi áp dụng
Phí, lệ phí đề cập đến ở đây là những loại phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà
nước, không bao gồm phí của tư nhân. Không áp dụng đối với các loại phí, lệ phí
như: các loại phí bảo hiểm : phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phí
bảo hiểm khác; hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, câu lạc bô như: Đảng phí, Công đoàn phí, Đoàn
phí, hội phí của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
hội cựu chiến binh Việt Nam, hội Nông dân Việt Nam, cước phí vận tải, cước phí
183
bưu chính viễn thông, phí thanh toán, chuyển tiền của các tổ chức tín dụng,
Tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí, bao gồm:
a) Cơ quan thuế nhà nước; cơ quan hải quan;
b) Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà
pháp luật quy định được thu phí, lệ phí.
c) Tổ chức, cá nhân chỉ được thu các loại phí, lệ phí có trong Danh mục chi
tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định này.
7.1.3. Nguyên tắc xác định mức thu, chế độ thu nộp và quản lý sử dụng
phí và lệ phí
Tùy thuộc vào mức quan trọng, số thu lớn hay nhỏ, mức ảnh hưởng tới việc
quản lý kinh tế- xã hội mà sẽ do chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hay Bộ tài chính ban hành.
Chính phủ quy định đối với một số loại phí quan trọng, có số thu lớn, liên
quan đến nhiều chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước. Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối với một số
loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuộc chức năng quản lý
hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Bộ Tài Chính quy định đối với
các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí không được ủy
quyền cho cơ quan cấp dưới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình.
7.2.3.1.Mức thu phí, lệ phí
Nguyên tắc chung là mức thu phí phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian
hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.
Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư còn phải bảo đảm
thi hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước trong từng
thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu đối với những loại phí thuộc
thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, để bảo đảm việc thi hành
thống nhất trong cả nước.
Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng
công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí
để thực hiện công việc thu lệ phí. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính
bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ.
184
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu đối với những lệ phí thuộc
thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, để bảo đảm việc thi hành
thống nhất trong cả nước.
7.1.3.2. Nguyên tắc quản lý sử dụng phí và lệ phí
Nguyên tắc quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí quy định như sau:
1. Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước
đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch
toán, tự chủ tài chính, là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Số tiền phí thu
được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ
nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước trên kết quả thu phí.
2. Phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc
đặc quyền của Nhà nước, là khoản thu của ngân sách nhà nước, được quản lý, sử
dụng như sau:
a) Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm
kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thực hiện thu phí
phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước;
b) Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí chưa được ngân sách nhà nước bảo
đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một
phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định
tại Điều 12 Nghị định này; phần tiền phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí được ủy quyền thu phí ngoài chức
năng nhiệm vụ thường xuyên, thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần
trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại
Điều 12 Nghị định này; phần tiền phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức thực
hiện thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp ủy quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại
một phần trong số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí theo quy
định tại Điều 12 Nghị định này; phần lệ phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà
nước.
Bộ Tài Chính hướng dẫn việc hạch toán và quy trình, thủ tục đối với phần tiền
phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước.
7.1.4. Một số loại phí, lệ phí hiện hành.
7.1.4.1. Phí giao thông
Phí giao thông là một khoản thu có tính bù đắp các khoản chi phí nhà nước bỏ
185
ra cho việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng đường giao thông.
Đối tượng điều chỉnh là các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, sau
khi thực hiện theo quyết định số 211/HĐBT ngày 9/11/1987 đã gây nhiều phiền hà,
hạn chế khi thu gián tiếp thông qua giá xăng dầu. Do vậy, cho tới nay phí giao
thông được đổi tên thành phí xăng dầu. Phí xăng dầu được quy định bởi Nghị định
số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ về phí xăng dầu, Bộ tài chính
đã ban hành Thông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 17/01/2001, Thông tư số
63/2002/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2002 để hướng dẫn thực hiện thu phí xăng
dầu. Tuy nhiên đến năm 2009 Thủ tướng Chính phí đã ban hành Quyết định số
03/2009/QĐ-CP điều chỉnh tăng phí xăng dầu.
Đối tượng chịu phí giao thông là các loại xăng, dầu Diezeen, dầu hỏa và các
loại dầu mỡ nhờn của các tổ chức nhập khẩu, sản xuất, chế biến bán ra cho các tổ
chức cá nhân khác sử dụng. Mức thu phí được tính trong giá xăng dầu bán ra.
Đối tượng nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thuộc đối tượng nộp phí
xăng dầu thì phải nộp phí xăng dầu.
Mức thu phí đối với Xăng là 1.000 đồng/1 lít, Dầu Diezel là 500 đồng/1lít và
dầu hỏa và các loại dầu mỡ nhờn là 300 đồng/1kg.
Ví dụ: Khi mua 500 lít xăng A 92, ngoài giá chưa thuế GTGT và thuế suất
10% thì người tiêu dùng còn phải chịu thêm phí xăng dầu cho số Xăng A 92 tiêu thụ
là:
500 x 1.000 = 500.000 đồng
Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối sẽ chịu trách nhiệm thu hộ nộp cho
Ngân sách Nhà nước.
7.1.4.2. Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký
quyền sở hữu, về nguyên tắc người mua phải nộp lệ phí trước bạ.
Lệ phí trước bạ là khoản tiền thu vào việc đăng ký hoặc chuyển nhượng các
tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu tài sản để được Nhà nước thừa nhận
tính hợp pháp việc sở hữu tài sản đó hoặc hành vi chuyển nhượng đó. Lệ phí trước
bạ vừa mang tính chất lệ phí vừa có bản chất thuế (một loại thuế tài sản huy động
một phần thu nhập của người có tài sản).
Lệ phí trước bạ ở nước ta luôn có sự thay đổi cho phù hợp với thực trạng
quản lý quyền sử dụng, sở hữu tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tại Việt Nam. Nhìn chung, xu hướng chung là đảm bảo cho các chủ sở hữu và chủ
sử dụng tài sản quyền hợp pháp, thuận tiện, rõ ràng để thực hiện các quyền đối với
tài sản của mình. Mức thu ngày càng giảm, tạo điều kiện nhanh chóng cho việc
đăng ký, sử dụng
Ngày 26-4-2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2010/TT-BTC
186
hướng dẫn về lệ phí trước bạ. Thông tư này đã thay thế các Thông tư số 95 ngày 26-
10-2005; số 02 ngày 8-1-2007; số 79 ngày 15-9-2008. Theo đó, đối tượng chịu lệ
phí trước bạ bao gồm: nhà, đất; phương tiện vận tải và súng săn, súng thể thao.
Người nộp lệ phí trước bạ là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư hoặc không theo Luật Đầu tư có các tài sản thuộc
đối tượng chịu lệ phí trước bạ nêu tại Điều 1 Thông tư này, phải nộp lệ phí trước bạ
trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Căn cứ tính lệ phí trước bạ
Số thu về lệ phí trước bạ được dựa vào hai căn cứ: Giá trị tài sản chịu lệ phí
trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ.
Số tiền lệ phí
trước bạ phải nộp
=
Giá tính lệ phí
trước bạ
X
Tỷ lệ (%) lệ
phí trước bạ
Giá tính lệ phí trước bạ là giá trị tài sản chịu lệ phí trước bạ theo giá thị
trường trong nước tại thời điểm tính lệ phí trước bạ.
Giá đất được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo
khung giá đất của Chính phủ quy định:
Giá đất tính lệ phí
trước bạ
=
Diện tích đất
chịu trước bạ
x
Giá đất mỗi mét
vuông (m²)
Đối với các tài sản khác ngoài tài sản là đất, giá tính lệ phí trước bạ là giá trị
thực tế theo giá thị trường tại thời điểm tính lệ phí trước bạ. Nếu không xác định
được giá trị thực tế theo giá thị trường hoặc giá ghi trên chứng từ không phù hợp
với giá thị trường tại thời điểm tính lệ phí trước bạ thì được xác định theo bảng giá
tối thiểu tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Trường hợp, tài sản
chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ thì áp
dụng theo giá thị trường của loại tài sản tương ứng hoặc xác định bằng giá nhập
khẩu tại cửa khẩu (CIF), cộng (+) với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu
có) và thuế giá trị gia tăng theo chế độ quy định đối với loại tài sản tương ứng
(không phân biệt đối tượng phải nộp hay được miễn nộp thuế).
Đối với tài sản mua theo phương thức trả góp tính theo giá bán trả một lần,
bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của tài sản đó (không tính lãi trả góp).
Đối với tài sản mua theo phương thức đấu thầu, đấu giá theo đúng quy định
của pháp luật về đấu thầu, đấu giá (kể cả mua hàng tịch thu bán ra) thì giá tính lệ
phí trước bạ là giá trúng đấu thầu, đấu giá hoặc giá mua hàng tịch thu thực tế ghi
trên hóa đơn bán hàng.
Tỷ lệ lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là 0,5%; phương tiện vận tải cơ giới
đường thủy, phương tiện đánh bắt và vận chuyển thủy sản là 1% (riêng tàu đánh bắt
xa bờ là 0,5%); súng săn, súng thể thao 2%; xe máy (thu lệ phí trước bạ lần đầu của
187
các tổ chức, cá nhân ở tại các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực
thuộc tỉnh và thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở và xe máy đã được chủ tài sản nộp
lệ phí trước bạ tại các địa bàn khác (ngoài các địa bàn nêu trên) sau đó chuyển giao
cho các tổ chức, cá nhân tại địa bàn quy định tại khoản này thì nộp lệ phí trước bạ
5%; xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi là 1%. Tỷ lệ thu lệ phí trước
bạ đối với xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ tại các địa bàn khác thì nộp lệ phí
trước bạ lần đầu là 2%, lần thứ hai trở đi là 1%. Đối với xe ô tô: xe ô tô chở người
dưới 10 chỗ ngồi nộp lệ phí trước bạ từ 10 - 20%, đối với xe ô tô khác (không phải
xe dưới 10 chỗ ngồi) thì nộp lệ phí trước bạ 2%.
Ví dụ: Tháng 6 năm 2011 Cá nhân A mua xe ô tô 4 chỗ camrry 2.4 2008 với
giá là 860.000.000đ ( giá đã bao gồm thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế nhập khẩu.
ông A phải nộp lệ phí trước bạ cho xe ô tô là:
Giá tính lệ phí trước bạ: 890.000.000 đồng
Thuế suất: 20%
=> Lệ phí trước bạ phải nộp là: 890.000.000 x 20% = 178.000.000 đồng
7.1.4.3. Thuế môn bài
- Thuế môn bài là thuế đánh hàng năm vào việc được phép sản xuất kinh doanh
của các thể nhân và pháp nhân
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức cá nhân có tổ chức sản xuất kinh doanh
trên lãnh thổ Việt nam, thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi thành phần kinh
doanh, cụ thể được phân thành 3 nhóm sau:
+ Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu
hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang
nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh
tế độc lập khác;
+ Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi
chung là các HTX);
+ Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc
thuộc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận
(đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế ( loại 13 số );
- Căn cứ tính thuế môn bài: các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế Môn bài căn
cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép
đầu tư theo biểu như sau:
188
Đơn vị: tỷ đồng
Bậc
thuế môn bài
Vốn đăng ký
Mức thuế Môn bài cả
năm
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
- Một số trường hợp cụ thể:
+ Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong
ĐKKD năm thành lập để xác định mức thuế Môn bài.
+ Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
của các Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế Môn bài theo mức thống nhất
2.000.000 đồng/năm. Các doanh nghiệp thành viên nêu trên nếu có các chi nhánh tại
các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế Môn bài theo mức
thống nhất 1.000.000 đồng/năm.
Ví dụ: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam là doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, có
các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Doanh
nghiệp thành viên có các chi nhánh ở các quận, huyện, thị xã. Tổng công ty bảo
hiểm nộp thuế Môn bài 3 triệu đồng/năm, các Doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương nộp thuế Môn bài 2 triệu đồng/năm, chi nhánh ở
các quận, huyện, thị xã nộp thuế môn bài 1 triệu đồng/ năm.
+ Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ
chức kinh tế khác... không có giấy chứng nhận ĐKKD hoặc có giấy chứng nhận
ĐKKD nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế Môn bài theo mức
1.000.000 đồng/năm.
+ Các trường hợp sau đây áp dụng mức thuế Môn bài theo mức đối với hộ kinh
doanh cá thể được áp dụng theo 6 bậc sau đây:
=> Các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh... trực thuộc cơ sở kinh
doanh hạch toán kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
=> Nhóm người lao động thuộc các cơ sở kinh doanh nhận khoán kinh doanh
Bậc thuế Thu nhập 1 tháng
Mức thuế cả
năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến
1.500.000
750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn
300.000
50.000
189
- Tạm thời miễn thuế Môn bài đối với:
+ Hộ sản xuất muối; điểm bưu điện văn hoá xã; các loại báo (báo in, báo nói,
báo hình) theo công văn số 237/CP-KTTH ngày 25/3/1998 của Chính phủ về việc
thuế đối với báo chí.
+ Tổ dịch vụ và cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh trực thuộc Hợp tác xã hoạt
động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tạm thời giảm 50% mức thuế Môn bài đối với hộ đánh bắt hải sản; các quỹ
tín dụng nhân dân xã; các HTX chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp; các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu ...của HTX và của Doanh nghiệp tư nhân
kinh doanh tại địa bàn miền núi.
Ví dụ: Công ty TNHH A vốn đăng ký của năm 2009 là 6 tỷ đồng thì mức Môn
bài năm 2009 sẽ được xác định căn cứ vào vốn đăng ký là 6 tỷ đồng và mức thuế
Môn bài phải nộp năm 2009 là 2.000.000 đồng/năm. Trong năm 2010 nếu có điều
chỉnh tăng, giảm vốn đăng ký thì mức thuế Môn bài năm 2010 vẫn được xác định
theo vốn đăng ký năm 2009. Vốn đăng ký mới tính đến cuối năm 2010 là căn cứ để
phân bậc Môn bài của năm 2011.
7.1.5. Một số loại biểu mẫu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
190
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI PHÍ XĂNG DẦU
[01] Kỳ tính thuế: Tháng.... năm .....
[02] Lần đầu [03] Bổ sung lần thứ
[04] Người nộp thuế :.....................................................................................
[05] Mã số thuế: .............................................................................................
[06] Địa chỉ: ....................................................................................................
[07] Quận/huyện: ................... [08] Tỉnh/thành phố: .......................................
[09] Điện thoại: ..................... [10] Fax: .................. [11] Email: ...................
[12] Đại lý thuế (nếu có) :...............................................................................
[13] Mã số thuế: ..............................................................................................
[14] Địa chỉ: .....................................................................................................
[15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/thành phố: .......................................
[17] Điện thoại: ..................... [18] Fax: .................. [19] Email: ...................
[20] Hợp đồng đại lý thuế:................................................................................
STT Chỉ tiêu Mã số Đơn vị tính
Thực
hiện
(1) (2) (3) (4) (5)
1
Số lượng xăng dầu xuất bán trong
kỳ:
- Xăng các loại [21] lít
- Diezen
- Dầu mỡ nhờn.
[22]
[23]
lít
kg
2
Mức phí
- Xăng các loại [24] Đồng VN/lít
- Diezen
- Dầu mỡ nhờn.
[25]
[26]
Đồng VN/lít
Đồng VN/kg
3
Số tiền phí xăng dầu phát sinh trong
kỳ [27] = [28] + [29] + [30]
[27]
Đồng Việt Nam
- Xăng các loại [28]= [21] x [24] [28] Đồng Việt Nam
- Diezen [29]= [22] x [25]
- Dầu mỡ nhờn. [30]= [23] x [26]
[29]
[30]
Đồng Việt Nam
Đồng Việt Nam
Số tiền phí xăng dầu phải nộp vào NSNN kỳ này là: .............................. đồng.
(Bằng
chữ:........................................................................................................................)
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
Ngày......... tháng........... năm..........
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
Mẫu số: 01/PHXD
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 28 /2011/TT-BTC ngày
28/02/2011của Bộ Tài chính)
191
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI LỆ PHÍ TRƯỚC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0026_p2_2014.pdf