Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, thu thập được đầy
đủ các bằng chứng kiểm toán, có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính c ủa
đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tập hợp các tài liệu làm việc và các bằng chứng kiểm
toán vào hồ sơ kiểm toán và giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thành.
Trước khi lập báo cáo kiểm toán ,KTV cần thực hiện các công việc cần thiết như: xem
xét các khoản nợ ti ềm tàng, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét về
giả thiết hoạt động liên tục và đánh giá tổng quát về kết quả kiểm toán .
22 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4024 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 4: Kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác yếu
tố nêu ra đến báo cáo tài chính. Cách diễn đạt trong trường hợp này như sau:
“Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn
lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: Công
ty ABC đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XX VNĐ, 3 tháng trước ngày kết
thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng tài sản cố định, chưa tính khấu hao và cũng chưa
lập dự phòng. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong báo cáo tài chính...”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570, báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn
phần có thêm đoạn nhấn mạnh cũng được sử dụng trong trường hợp có yếu tố không chắc
chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của
doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đã khai báo đầy đủ.
Dưới đây là một ví dụ về đoạn nhấn mạnh trong báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên
hài lòng về sự đầy đủ trong thuyết minh báo cáo tài chính:
"Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý
người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: khoản lỗ
thuần của đơn vị là ZZZ trong năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20X0 và tại ngày
này, khoản nợ ngắn hạn của đơn vị vượt quá tổng tài sản là ZZZ. Những điều kiện này, cùng
với những vấn đề khác được nêu trong điểm X trong phần thuyết minh, chỉ ra sự tồn tại của yếu
15
tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
của đơn vị".
b. Ý kiến chấp nhận từng phần :
Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần được phát hành trong trường hợp
kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp
lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu
tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.
- Trường hợp có yếu tố tuỳ thuộc:
Yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn,thường liên quan đến các
sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán
viên. Việc đưa ra yếu tố tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán
của mình nhưng cũng làm cho người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự
kiện có thể xảy ra.
Cách diễn đạt trong trường hợp này như sau:
“Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh
doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp
với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan, tuỳ
thuộc vào:
- Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận;
- Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua”.
- Trường hợp có yếu tố ngoại trừ: trong trường hợp này, KTV có thể bị giới hạn về
phạm vi kiểm toán hoặc bất đồng ý kiến với giám đốc doanh nghiệp về việc áp dụng chuẩn
mực kế toán .
+ Trƣờng hợp bị giới hạn phạm vi kiểm toán : Khi bị giới hạn phạm vi kiểm toán,
KTV không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán mà KTV cho là cần thiết. Sự giới hạn
phạm vi kiểm toán có thể là do doanh nghiệp, chẳng hạn như giám đốc doanh nghiệp không
đồng ý cho KTV gửi thư yêu cầu khách hàng xác nhận công nợ, nhưng cũng có thể là do khách
quan, chẳng hạn như do được mời kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ, nên KTV không thể
tham gia kiểm kê hàng tồn kho, hay do tài liệu kế toán không đầy đủ.
Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV cần sử dụng các thủ tục kiểm toán thay thế để
thu thập bằng chứng kiểm toán. Nếu có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu
lực, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Nếu không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng, KTV sẽ đưa ra ý kiến từ chối, hoặc ý kiến chấp nhận từng phần, tuỳ theo tình huống cụ
thể.
Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng vẫn
có đủ bằng chứng để kết luận về tổng thể báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý, ngoại trừ 1
số khoản mục.
Ví dụ về trường hợp này là:
“...Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời
điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị,
chúng tôi cũng không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm
trên bằng các thủ tục kiểm toán khác.
16
Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý do nêu
trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”
+ Trƣờng hợp bất đồng ý kiến với giám đốc:
Trong trường hợp này, ý kiến chấp nhận từng phần chỉ được đưa ra khi ảnh hưởng của
vấn đề bất đồng chưa phải là trọng yếu. Sau đây là ví dụ về trường hợp này
“... Như đã nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính, đơn vị đã không tính
khấu hao TSCĐ, trong khi TSCĐ này đã thực sự được sử dụng trên 6 tháng, với mức khấu hao
đáng lẽ phải tính là XXX VNĐ. Do vậy, chi phí kinh doanh đã bị thiếu và giá trị thuần của
TSCĐ đã cao hơn thực tế với giá trị tương đương XXX VNĐ, làm cho lãi tăng giả tạo XXX
VNĐ.
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính của sự kiện
trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”
Trong trường hợp có yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về
khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đã không khai báo đầy đủ
trong báo cáo tài chính, KTV cũng có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, nếu vấn đề chưa
phải là nghiêm trọng.
Duới đây là ví dụ một đoạn báo cáo tương ứng với việc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần trong trường
hợp này:
"Các thỏa thuận tài chính của đơn vị đã hết hạn và số dư còn lại sẽ phải thanh toán vào ngày
19 tháng 3 năm 20X1. Đơn vị đã không thể tiếp tục đàm phán hoặc đạt được một thoả thuận tài chính
thay thế. Thực tế này cho thấy tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây nghi ngờ đáng kể về
khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, do đó đơn vị có thể không thực hiện được giá trị tài sản và
thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện hoạt động bình thường. Báo cáo tài chính (và các
thuyết minh kèm theo) đã không trình bày vấn đề này.
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ sự bỏ sót các thông tin nêu trong đoạn trên, báo cáo tài
chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại
ngày 31 tháng 12 năm 20X0 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ
trong năm tài chính kết thúc cùng ngày phù hợp với..."
c. Ý kiến không chấp nhận :
Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận là trường hợp ngược lại của báo cáo
kiểm toán chấp nhận toàn phần. Trong trường hợp này, KTV đưa ra nhận xét rằng báo cáo tài
chính của đơn vị không trình bày một cách hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động
theo các chuẩn mực kế toán hiện hành.
Báo cáo dạng này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với giám
đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm
toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai
sót trọng yếu của báo cáo tài chính, có nghĩa là báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực
và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị.
Khi đưa ra ý kiến không chấp nhận, kiểm toán viên phải thu thập đủ bằng chứng để làm
cơ sở cho ý kiến của mình. Trong báo cáo kiểm toán dạng này, kiểm toán viên phải trình bày
phần giải thích về lý do không chấp nhận, và nêu những ảnh hưởng chính của nó đến tình hình
tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị.
Ví dụ minh hoạ cho báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận là:
“... Trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY
VNĐ đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh...
17
Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài
chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”
Trong trường hợp có yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể
về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đã không khai báo đầy
đủ trong báo cáo tài chính,nếu vấn đề là nghiêm trọng, KTV sẽ đưa ra ý kiến không chấp nhận.
Dưới đây là ví dụ về một đoạn báo cáo tương ứng với việc đưa ra ý kiến không chấp nhận:
"Các cam kết tài chính của đơn vị đã hết hạn và số dư còn lại sẽ phải thanh toán vào
ngày 31 tháng 12 năm 20X0. Đơn vị đã không thể tiếp tục đàm phán hoặc đạt được một thoả
thuận tài chính thay thế và đang xem xét công bố phá sản. Những sự kiện này cho thấy có yếu
tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
của đơn vị và do đó đơn vị có thể không có khả năng thực hiện giá trị tài sản hoặc thanh toán
các khoản nợ phải trả trong kỳ hoạt động bình thường. Báo cáo tài chính và các thuyết minh
kèm theo đã không trình bày vấn đề này.
Theo ý kiến của chúng tôi, do sự bỏ sót các thông tin đề cập trong đoạn trên, báo cáo tài chính
không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị tại ngày 31 tháng 12 năm
20X0, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính
kết thúc cùng ngày phù hợp với..." (và không tuân thủ với...)..."
Thông thường báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận ít được phát hành vì đa số
các doanh nghiệp sẽ đồng ý điều chỉnh lại báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán viên để
đảm bảo sự trình bày trung thưc và hợp lý.
d. Ý kiến từ chối nhận xét (không thể đƣa ra ý kiến):
Báo cáo kiểm toán từ chối nhận xét được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới
hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc việc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn
các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng
chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.
Các giới hạn nghiêm trọng về phạm vi kiểm toán là những giới hạn mà mức độ trọng
yếu của nó khiến cho một báo cáo chấp nhận từng phần là không thích hợp. Trong thực tế điều
này cũng ít xảy ra vì kiểm toán viên đã phải dự trù những vấn đề có thể nảy sinh ngay từ giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Khi đưa ra báo cáo từ chối nhận xét, kiểm toán viên phải nêu rõ lý do khiến kiểm toán
viên không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị.
Ví dụ minh hoạ cho báo cáo kiểm toán với ý kiến từ chối là:
“...Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không kiểm tra được toàn bộ
doanh thu, cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tính
trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính
của đơn vị”.
Báo cáo từ chối nhận xét và báo cáo với ý kiến không chấp nhận có điểm giống nhau là
cả hai chỉ được đưa ra trong những điều kiện nghiêm trọng, khi mà một báo cáo chấp nhận từng
phần không còn thích hợp với mức trọng yếu của vấn đề. Tuy nhiên, đây là hai trường hợp
hoàn toàn khác nhau : báo cáo từ chối nhận xét dùng trong trường hợp kiểm toán viên không đủ
thông tin để kết luận báo cáo tài chính trình bày hợp lý hay không hợp lý, còn báo cáo không
chấp nhận được đưa ra khi kiểm toán viên có đủ bằng chứng để kết luận báo cáo tài chính trình
bày không hợp lý. KTV không được sử dụng báo cáo từ chối nhận xét để tránh đưa ra ý kiến
không chấp nhận
18
Tóm lại, kiểm toán viên sẽ không đưa ra báo cáo chấp nhận toàn phần trong trường hợp
xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính như phạm vi
công việc kiểm toán bị giới hạn, hoặc kiểm toán viên không nhất trí với giám đốc doanh nghiệp
được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực kế toán, hoặc có sự không phù hợp của
các thông tin ghi trong báo cáo tài chính . Các tình huống này có thể dẫn đến ý kiến chấp nhận
từng phần, ý kiến từ chối hay không chấp nhận.
PH Ụ LỤC SỐ 01: VÍ DỤ B ÁO CÁO K IỂM TO ÁN CH ẤP NH ẬN
TO ÀN PH ẦN
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số :..............
B ÁO CÁO K IỂ M TO ÁN
VỀ B ÁO CÁO T ÀI CH Í NH NĂM . . . CỦA C Ô NG T Y AB C
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty ABC
Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X, Báo cáo
kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/X được lập ngày ... của Công ty ABC từ trang ... đến trang ... kèm theo.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. Trách
nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của
chúng tôi.
Cơ sở ý kiến:
Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các
chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý
rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện
việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng
xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp
dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các
báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở
hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.
Ý kiến của kiểm toán viên:
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh
doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp
với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ Kiểm toán viên
Giám đốc (Họ và tên, chữ ký)
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề...
Số đăng ký hành nghề...
19
PH Ụ LỤC SỐ 02:
VÍ DỤ B ÁO CÁO K IỂM TO ÁN CH ẤP NH ẬN TO ÀN PH ẦN
(CÓ ĐO ẠN G H I TH ÊM Ý K IẾN)
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số :..............
B ÁO CÁO K IỂ M TO ÁN
VỀ B ÁO CÁO T ÀI CH Í NH NĂM . . . CỦA CÔ NG T Y AB C
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty ABC
Chúng tôi đã ... (Xem Phụ lục số 01).
Cơ sở ý kiến:
(Xem Phụ lục số 01)
Ý kiến của kiểm toán viên:
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh
doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp
với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan, tuỳ
thuộc vào:
- Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận;
- Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua.
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ Kiểm toán viên
Giám đốc (Họ và tên, chữ ký)
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề...
Số đăng ký hành nghề...
20
PH Ụ LỤC SỐ 03 : VÍ DỤ B ÁO CÁO K IỂM TO ÁN CH ẤP NH ẬN
TỪNG PH ẦN
(ý kiến ngoại trừ)
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số :..............
B ÁO CÁO K IỂ M TO ÁN
VỀ B ÁO CÁO T ÀI CH Í NH NĂM . . . CỦA CÔ NG T Y AB C
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty ABC
Chúng tôi đã... (Xem Phụ lục số 01).
Cơ sở ý kiến:
(Xem Phụ lục số 01)
Ý kiến của kiểm toán viên:
Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời điểm đó
chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị chúng tôi
cũng không thể kiểm tra được đúng đắn số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ
tục kiểm toán khác.
Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý do nêu
trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình
tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu
chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ
kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ Kiểm toán viên
Giám đốc (Họ và tên, chữ ký)
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề...
Số đăng ký hành nghề...
21
PH Ụ LỤC SỐ 04: VÍ DỤ B ÁO CÁO K IỂM TO ÁN CÓ Ý K IẾN TỪ CH Ố I
(không thể đưa ra ý kiến)
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số :..............
B ÁO CÁO K IỂ M TO ÁN
VỀ B ÁO CÁO T ÀI CH Í NH NĂM . . . CỦA CÔ NG T Y AB C
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty ABC
Chúng tôi đã... (Xem Phụ lục số 01).
Cơ sở ý kiến:
(Xem Phụ lục số 01)
Ý kiến của kiểm toán viên:
Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không thể kiểm tra được toàn bộ doanh thu,
cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tính trọng yếu của
các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến) của mình về báo
cáo tài chính của đơn vị.
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
CÔ NG TY K IỂM TO ÁN XY Z Kiểm toán viên
Giám đốc (Họ và tên, chữ ký)
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề...
Số đăng ký hành nghề...
22
PH Ụ LỤC SỐ 05: VÍ DỤ B ÁO CÁO K IỂM TO ÁN CÓ Ý K IẾN KHÔ NG CH ẤP NH ẬN
(ý kiến trái ngƣợc)
CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ
Địa chỉ, điện thoại, fax...
Số :..............
B ÁO CÁO K IỂ M TO ÁN
VỀ B ÁO CÁO T ÀI CH Í NH NĂM . . . CỦA CÔ NG T Y AB C
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty ABC
Chúng tôi đã... (Xem Phụ lục số 01).
Cơ sở ý kiến:
(Xem Phụ lục số 01)
Ý kiến của kiểm toán viên:
Trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY VNĐ đã
không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh...
Theo ý kiến chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài chính đã
phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của
công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ
trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
CÔ NG TY K IỂM TO ÁN XY Z Kiểm toán viên
Giám đốc (Họ và tên, chữ ký)
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) Số đăng ký hành nghề...
Số đăng ký hành nghề...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kenhsinhvien_net_chuong_4_ket_thuc_kiem_toan_0032.pdf