Chi phí máy thi công là một trong những chi phí mang đặc trưng của ngành xây lắp. Máy
thi công được sử dụng cho nhiều công trình trên các địa bàn khác nhau vì vậy quá trình tập hợp chi phí
khá khó khăn, mang tính tương đối đồng thời rất khó quản lý. Chi phí máy thi công cùng với các chi
phí sản xuất xây lắp khác nếu được phản ánh đầy đủ, đúng đối tượng và đúng phương pháp sẽ là căn
cứ quan trọng để việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được hợp lý. Kế toán chi phí máy thi công tại
các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) đã là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa được
khảo sát tại các DNXL Hải Phòng. Bài viết tìm hiểu về kế toán chi phí máy thi công tại các DNXL Hải
Phòng và đề xuất giải pháp hoàn thiện một số vấn đề còn tồn tại
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kế toán chi phí máy thi công tại các doanh nghiệp xây lắp Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào một
gầu, bánh xích
- 0,40 m3
280 809.944.000 0,9 442.577 167.774 144.633 43 lít diezel 1,03 436.257 260.526 1.451.767
2
Máy đầm đất
cầm tay- 80kg
200 37.663.000 0,9 33.897 10.169 7.533 5 lít xăng 1,02 62.373 219.474 333.446
3
Máy lu rung tự
hành - 8t
270 778.593.000 0,9 363.343 132.649 144.184 19 lít diezel 1,03 192.764 260.526 1.093.466
..............
Nguồn: Thông tin khảo sát của tác giả
Như vậy các DNXL Hải Phòng đều thực
hiện tính giá ca máy theo định mức các hao
phí tham khảo của Bộ Xây dựng. Các doanh
nghiệp chưa xây dựng hệ thống định mức
các hao phí xác định giá ca máy phù hợp
với đặc thù lĩnh vực xây lắp và điều kiện
sản xuất thực tế. Tình hình đó làm cho giá
ca máy của các CT, HMCT khác nhau mang
dáng dấp giống nhau cả về hình thức lẫn giá
trị và chưa phù hợp với điều kiện thực tế
sản xuất, biện pháp thi công thực tế của mỗi
DNXL ở mỗi một CT, HMCT.
4.2.3. Thực trạng vận dụng các quy
định hạch toán kế toán chi phí máy thi
công tại các DNXL Hải Phòng
Qua khảo sát thực tế, 8% đơn vị khảo
sát có thực hiện tổ chức thành tổ đội máy
thi công và có phân cấp hạch toán. Tại các
doanh nghiệp này, kế toán tập hợp chi phí
máy thi công được tiến hành như sau:
+ Để tập hợp chi phí và tính giá thành
ca máy, kế toán tổ đội máy thi công sử dụng
các tài khoản (TK) “Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp”, TK “Chi phí nhân công trực
tiếp”, TK “Chi phí sản xuất chung”và TK
“Chi phí SXKD dở dang”.
Cuối kỳ kết chuyển các chi phí liên quan
tới hoạt động của đội máy thi công phục vụ
tính giá thành ca máy, kế toán tổ đội máy thi
công ghi tăng chi phí SXKD dở dang, ghi
giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Căn cứ giá thành ca máy cung cấp cho
các tổ đội xây lắp, kế toán ghi tăng giá vốn
hàng bán, ghi giảm chi phí SXKD dở dang,
đồng thời phản ánh doanh thu cung cấp lao
vụ máy cho các tổ đội xây lắp.
+ Khi nhận dịch vụ máy thi công, kế
toán ở tổ đội xây lắp phản ánh chi phí sử
dụng máy thi công (chi tiết CT, HMCT).
Quy trình hạch toán chi phí máy thi công
tại các doanh nghiệp này được khái quát qua
sơ đồ tại phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3.
92% đơn vị khảo sát không tổ chức các
đội máy thi công riêng biệt, doanh nghiệp
vừa sử dụng máy thi công của doanh nghiệp
vừa đi thuê ngoài. Trường hợp sử dụng máy
thi công của doanh nghiệp, chi phí máy
thi công bao gồm chi phí khấu hao máy
thi công, chi phí tiền lương của công nhân
phục vụ và điều khiển máy, chi phí sửa chữa
máy thi công ... Trường hợp thuê ngoài máy
thi công, chi phí sử dụng máy thi công còn
bao gồm thêm chi phí thuê máy phải trả.
103TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 46, tháng 5 năm 2021
Toàn bộ chi phí máy thi công tại các doanh
nghiệp này được hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào số tiền lương, tiền công
và các khoản khác phải trả cho công nhân
điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, kế
toán ghi tăng chi phí sử dụng máy thi công
(chi tiết CT, HMCT), ghi tăng phải trả
người lao động.
+ Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy
thi công trong kỳ, kế toán ghi tăng chi phí
sử dụng máy thi công (chi tiết CT, HMCT),
ghi giảm tồn kho nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ.
+ Trường hợp mua nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ sử dụng ngay (không qua
nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi
công trong kỳ, kế toán ghi tăng chi phí sử
dụng máy thi công (chi tiết CT, HMCT), ghi
tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu
trừ (nếu được khấu trừ thuế), ghi giảm tiền
mặt, tiền gửi hoặc tăng phải trả người bán
liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ cho hoạt động của xe, máy thi công.
+ Trích khấu hao máy thi công sử dụng
ở Đội xe, máy thi công, kế toán ghi tăng
chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết CT,
HMCT), ghi tăng hao mòn tài sản cố định.
+ Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác, kế toán ghi
tăng chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết
CT, HMCT), ghi tăng thuế GTGT được
khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế), ghi
giảm tiền mặt, tiền gửi hoặc tăng phải trả
người bán.
Quy trình hạch toán chi phí máy thi
công tại các doanh nghiệp này được khái
quát qua sơ đồ tại phụ lục 4, phụ lục 5.
Như vậy, các doanh nghiệp nhìn chung
thực hiện tốt các quy định hạch toán kế toán
cơ bản về tập hợp chi phí máy thi công theo
từng đối tượng CT, HMCT. Tuy nhiên, trên
thực tế tại các doanh nghiệp khi phát sinh
một số khoản chi phí tạm thời với giá trị lớn
như chi phí sửa chữa lớn máy thi công thì
doanh nghiệp không thực hiện trích trước
mà hạch toán một lần vào chi phí máy thi
công trong kỳ. Điều này làm cho chi phí
máy thi công không ổn định và gây biến
động lớn về chi phí sản xuất giữa các kỳ.
Bên cạnh đó, phần lớn các DNXL Hải
Phòng không tiến hành việc kiểm kê nguyên
vật liệu sử dụng không hết vào cuối kỳ dẫn
đến tình trạng trên thực tế còn thừa vật liệu
chưa sử dụng hết nhưng trên sổ kế toán
không theo dõi, ghi chép. Từ đó gây ra tình
trạng thất thoát lãng phí và ảnh hưởng trực
tiếp đến chi phí sản xuất xây lắp nói chung,
chi phí máy thi công nói riêng.
5. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp
với kết quả khảo sát thực tế cho thấy các
DNXL Hải Phòng vận dụng tốt các nội dung
cơ bản của chuẩn mực kế toán và hệ thống
kế toán hiện hành trong hạch toán kế toán
chi phí máy thi công. Tuy nhiên xuất phát
từ trình độ chuyên môn hạn chế nên nhiều
nhân viên kế toán DNXL Hải Phòng không
hiểu đúng bản chất nghiệp vụ mà hạch toán
một cách máy móc dẫn đến việc hạch toán
kế toán chi phí máy thi công còn tồn tại một
số nội dung cần hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, việc xác định giá ca máy tại
các doanh nghiệp cần nghiên cứu bổ sung
các điều kiện để điều chỉnh cho phù hợp với
quy mô, đặc điểm hoạt động của mỗi doanh
nghiệp. Đối với từng loại máy và thiết bị thi
công, Bộ Xây dựng đã đưa ra các định mức
104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
hao phí về khấu hao, sửa chữa, chi phí khác,
nhiên liệu, năng lượng, nhân công mang
tính chất tham khảo. Các doanh nghiệp có
thể dựa vào định mức hao phí tham khảo
đó cùng với các thử nghiệm thực tế tại hiện
trường thi công hoặc dựa vào kinh nghiệm
từ những CT, HMTC thi công tương tự làm
căn cứ xây dựng giá ca máy sát với tình
hình thực tế của doanh nghiệp để quản lý
chi phí máy thi công tốt hơn.
Thứ hai, kế toán cần trích trước khoản
chi phí sửa chữa lớn máy thi công, tránh
làm tăng đột biến chi phí trong quá trình
SXKD. Trường hợp phát sinh chi phí sửa
chữa lớn của những máy thi công đặc thù
do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ thì số
trích trước chi phí sửa chữa được phản ánh
trênTK “Dự phòng phải trả”. Trường hợp
phát sinh chi phí sửa chữa lớn máy thi công
trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng
chưa nghiệm thu xuất hóa đơn thì số trích
trước chi phí sửa chữa được phản ánh trên
TK “Chi phí phải trả”.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần tăng
cường công tác kiểm kê nguyên vật liệu đã
xuất kho nhưng chưa sử dụng hết tại công
trường để phản ánh đúng thực tế giá trị
nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất xây
lắp nói chung, cho máy thi công nói riêng.
Việc kiểm kê có thể tiến hành theo kế hoạch
hoặc ngoài kế hoạch để kiểm tra chính xác
thực tế diễn ra tại công trường, có sự giám
sát của nhân viên kỹ thuật, nhân viên giám
sát công trình. Căn cứ vào kết quả kiểm kê
vật liệu sử dụng cho máy thi công còn lại
cuối kỳ, kế toán có thể ghi nhận bút toán
nhập lại kho nguyên vật liệu hoặc bút toán
ghi âm nếu nguyên vật liệu để ở công trường
tiếp tục sản xuất thi công.
Thứ tư, doanh nghiệp cần theo dõi các
khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu
thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công
khi kết thúc hợp đồng xây dựng. Trường
hợp nguyên vật liệu, phế liệu thu hồi nhập
kho, kế toán phản ánh ghi tăng nguyên vật
liệu, ghi giảm chi phí theo giá gốc hoặc giá
có thể thu hồi của nguyên vật liệu, phế liệu.
Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi
không qua nhập kho mà bán ngay, kế toán
phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và
phế liệu, ghi giảm chi phí theo giá bán của
nguyên vật liệu, phế liệu. Trường hợp thanh
lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng
cho một hợp đồng xây dựng và tài sản cố
định này đã trích khấu hao đủ theo nguyên
giá khi kết thúc hợp đồng xây dựng, kế toán
phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết
bị thi công, ghi giảm chi phí theo giá bán
của máy móc, thiết bị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực số 01,
Chuẩn mực chung, ngày 31 tháng 12 năm 2002.
2. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực số 15,
Hợp đồng xây dựng, ngày 31 tháng 12 năm 2002.
3. Bộ Xây dựng (2019), Thông tư số 11/2019/
TT-BXD, Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị
thi công xây dựng, ngày 26 tháng 12 năm 2019.
4. Bộ Xây dựng (2020), Thông tư số 02/2020/
TT-BTC, Sửa đổi bổ sung một số điều của 04 thông
tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng,
ngày 20/07/2020.
5. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2020), “Kế toán
quản trị chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây
lắp trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Tạp chí khoa
học, số 38, 38-48.
6. Võ Văn Nhị (2010), Kế toán doanh nghiệp xây
lắp và kế toán đơn vị chủ đầu tư, Nhà xuất bản Tài chính.
7. Đỗ Minh Thành (2004), Kế toán xây dựng
cơ bản, Nhà xuất bản Thống Kê.
8. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
(2020), Quyết định số 22/QĐ-UBND, Đơn
giá nhân công Hải Phòng, ngày 03 tháng 12
năm 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_chi_phi_may_thi_cong_tai_cac_doanh_nghiep_xay_lap_ha.pdf