Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay

Sự nghiệp giáo dục cho thanh niên - sinh viên là một việc làm thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng. Hiện nay, kẻ thù trực tiếp chống pha chúng ta tư Tinh vực văn hóa, tư tưởng, lối sống, trong thanh niên - sinh viên. Vì thế, phải làm cho sinh viên phát huy được tính tích cực cao nhất , chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới, mặt khác chống | “thai đô hư vô”. Nêu xa rơi nhưng gia tại đạo đức truyền thống se lam mất đi ban sắc dân tộc, đanh mất ban than minh tạo thành cái bóng của người khác với điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc kê thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong giao duc sinh viên Việt Nam là vấn đề cần thiết.

 

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thanh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 19 - 23 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG GIÁO DỤC SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Thanh Hà* Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Sự nghiệp giáo dục cho thanh niên - sinh viên là một việc làm thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng. Hiện nay, kẻ thù trực tiếp chống phá chúng ta từ lĩnh vực văn hóa , tư tưởng, lối sống, trong thanh niên - sinh viên. Vì thế, phải làm cho sinh viên phát huy được tính tích cực cao nhất , chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới, mặt khác chống “thái độ hư vô”. Nếu xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, tạo thành cái bóng của người khác. Với điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc kế thừa và phát huy nh ững giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục sinh viên Vi ệt Nam là vấn đề cần thiết. Từ khóa: Kế thừa, phát huy, giá trị đạo đức, đạo đức truyền thống, giáo dục. Vì lợi ích trăm năm , Đảng và Bác Hồ đã chăm lo đến việc “trồng người”. Sự nghiệp giáo dục cho sinh viên là một việc làm thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng . Thực tế lịch sử chứng minh, sự thành bại, thịnh suy của một dân tộc phần lớn phụ thuộc vào thanh niên (trong đó có thanh niên sinh viên). Vì thế, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống chính là những tiền đề c ơ sở để xây dựng đạo đức mới. Đảng ta khẳng định : “Xây dựng và hoàn thiện giá trị , nhân cách con người Việt Nam , bảo vệ và phát h uy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa , hội nhập kinh tế quốc tế . Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên , học sinh , sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống , lối sống , năng lực trí tuệ , đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [1]. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Xét theo thời gian , các giá trị đạo đức có thể phân thành giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại . Các giá trị đạo đức truyền thống được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc . Trong phạm vi bài này , chúng tôi chỉ nêu một số suy nghĩ bước đầu về việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay. Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt  Tel: 0988869459, Email: nguyenha_dhsp@yahoo.com Nam, nó là nhân lõi , là sức sống bên trong của dân tộc . Đặc điểm cơ bản của truyền thống nói chung , giá trị đạo đức truyền thống nói riêng là sự kế thừa . Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước , dân tộc Việt Nam đã rèn luyện và tạo nên những thế hệ người Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu thương con người , cần cù , thông minh , sáng tạo... Những đức tính đó đã trở thành những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà đã từ lâu chúng ta vẫn nâng niu quý trọng . Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nhấn mạnh: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”[2]. Vậy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã được kế thừa và phát huy như th ế nào trong sự nghiệp giáo dục cho thanh niên - sinh viên Việt Nam hiện nay? Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc biệt , những người đang học bậc đại học và cao đẳng , là bộ phận hữu cơ của thanh n iên, mùa xuân của xã hội. Hiện nay , kẻ thù trực tiếp chống phá chúng ta từ lĩnh vực văn hóa , tư tưởng , lối sống, trong thanh niên - sinh viên. Vì thế, việc kế thừa , phát huy giá trị đạo đức truyền thống Nguyễn Thị Thanh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 19 - 23 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trong giáo dục sinh viên là đòi hỏi cấp bách hiện nay . Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách sinh viên Việt Nam . Khẳng định đó là do: Thứ nhất , giáo dục giá trị đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạo đức của sinh viên từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động , không ngừng nâng cao trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học . Những tiêu thức về đạo đức giúp họ hiểu biết về những chuẩn mực , những nguyên tắc , quy tắc đạo đức , các quy định mọi hành vi ứng xử của họ với những người xung quanh, với cộng đồng . Thứ hai, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống góp phần tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra . Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức , nhận thấy giá trị và ý nghĩa của cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của con người , trong việc xây dựng những nhân cách đạo đức tốt đẹp. Thứ ba, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống góp phần tạo ra những giá trị đạ o đức mới , xây dựng những quan điểm , phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực của mỗi đối tượng giáo dục . Đồng thời , khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu , sự lệch chuẩn của các giá trị nhân cách , chống lại các hiện tượng phi đạo đức. Thứ tư, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống còn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển yếu tố tài năng trong mỗi cá nhân . Tài năng của con người muốn phát triển phải dựa trên sự phá t triển của nhân cách đạo đức . Không có được những phẩm chất , những giá trị đạo đức làm cơ sở , nền tảng thì tài năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó, lệch chuẩn. Thứ năm , giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là để tạo ra đội ngũ trí thức tương lai , chủ thể của quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Đồng thời góp phần phát huy nguồn lực con người - đó là nguồn lao động có trí tuệ cao , tay nghề t hành thạo , có phẩm chất tốt , có khả năng đổi mới và hiện đại hóa những công nghệ truyền thống , từng bước xây dựng công nghệ mới , hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam . Nói đến giá trị đạo đức truyền thống c ủa một cộng đồng dân tộc , chính là nói đến truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó . Vì thế, phải làm cho sinh viên phát huy được tính tích cực cao nhất , chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi n hẹ hoặc phủ nhận đổi mới , mặt khác chống “thái độ hư vô”. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc , đánh mất bản thân mình , tạo thành cái bóng của người khác. Yêu cầu cụ thể về nội dung một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc như sau : Truyền thống yêu nước Việt Nam là một giá trị đạo đức tiêu biểu đã được thử thách qua lịch sử. Tuy nhiên, khi lịch sử có những biến đổi, với tư cách là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, truyền thống yêu nước cũng phải biến đổi theo cho phù hợp với lịch sử. Và lịch sử cũng đã chứng minh, nếu không có sự biến đổi cho phù hợp, những giá trị này lại trở thành rào cản trong quá trình phát triển đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng , giới trẻ , trong đó có sinh viên , những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới , là đối tượng nhậy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và của thế giới. Họ có đặc điểm cơ bản là trẻ , có tri thức , dễ tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ , tin học ... Với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng , đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế , sinh viên ngày nay đã hòa kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập . Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh những cái riêng của mình , đang xuất hiện những cái chung hòa nhập cùng thế giới , mở ra những cơ hội giao lưu , học hỏi . Những quan niệm về tốt , xấu, công bằng, bình đẳng ... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định . Những quy tắc ứng xử của sinh viên vì thế cũng biến đổi , các nguyên tắc thiết thực, hiệu quả , phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp được họ hướng tới . Nhưng điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên , thì cũng chính những yếu tố này , một bộ phận sinh viên đã đẩy lên quá cao, đến mức lệch chuẩn , nghiêng sang khía cạnh tiêu cực . Rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử . Họ còn mơ hồ về lý Nguyễn Thị Thanh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 19 - 23 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tưởng cách mạng , ngại tham gia các hoạt động của tập thể , thiếu ý chí phấn đấu . Trong nhiều sinh viên , xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh , ước muốn hưởng thụ nhiều hơn là đóng góp , ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến . Chưa tích cực học tập và rèn luyện , ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao . Ở một số sinh viên vẫn còn lười học , vi phạm nội quy , quy chế , thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử . Có những sinh viên đi thuê làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng . Hiện tượng mua bằng , bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy . Điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ coi đó là bình thường, không liên quan đến đạo đức. Có thể nói , tình cảm yêu nước cần phải được kế thừa và phát huy trong việc giáo dục cho sinh viên bởi đó là nội lực quan trọng để sinh viên có ý chí tự lực , tự cường , say mê trong học tập , lao động . Phải củng cố niềm tin của sinh viên đối với Đảng , với chế độ , tăng cường giáo dục cho họ có tình cảm yêu nước nồng nàn . Trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay thì “trung” và “hiếu” phải được coi là giá trị nổ i bật của sinh viên , giúp họ không bị sa vào cạm bẫy của kẻ thù , quay lưng phản Tổ quốc, phản bội nhân dân. Để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng bảo vệ thành công CNXH, chúng ta phải thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Làm khơi dậy trong mỗi con người, mỗi tập thể, đặc biệt là trong sinh viên sự tích cực, chủ động sáng tạo, khơi dậy lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Qua đó, chúng ta nêu được những tấm gương người tốt, việc tốt. Bác Hồ đã từng khẳng định: “Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[3]. Những tấm gương này sẽ góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và nhân cách đạo đức sinh viên nói riêng. Lòng nhân ái- yêu thương con người là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những giá trị nhân đạo của thời đại, xây dựng nên những nhân cách đạo đức phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Dân tộc Việt Nam vốn yêu quý con người, coi “người là hoa của đất”, “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”... Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, nhân nghĩa, Người đã tiếp thu, kế thừa và nâng phẩm chất, giá trị đó lên thành chủ nghĩa nhân đạo. Tuy nhiên, giá trị đạo đức truyền thống này đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay đang bị mai một, mờ nhạt dần. Một bộ phận sinh viên đã bị ảnh hưởng bởi lối sống ích kỷ, hẹp hòi. Không phải ngẫu nhiên mà có ý kiến cho rằng, đạo đức ở tầng lớp thanh niên đang có xu hướng “trượt dốc”. Đây thực sự là những tín hiệu “báo động đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. Sự lạnh lùng vô cảm trong các mối quan hệ tình cảm - vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong sinh viên. Chỉ thấy trong mối quan hệ tình bạn , tình yêu có xu hướng thực dụng , thiếu trách nhiệm với nhau , hiện tượng “sống thử”, “sống gấp” như một trào lưu ở một bộ phận sinh viên - điều đó thật xa lạ với đạo đức , lối sống của người Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lòng thương người không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc, mà còn phải được mở rộng, kết hợp với các quốc gia khác, dân tộc khác để giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu như nạn ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, chống bệnh tật hiểm nghèo, chống chiến tranh...Đặc biệt là lực lượng thanh niên - sinh viên phải giáo dục để họ hiểu sâu sắc vấn đề này. Nhờ có tinh thần đoàn kết cộng đồng mà dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn, giành được độc lập dân tộc. Nhưng nếu quá đề cao truyền thống đoàn kết, sẽ xuất hiện tư tưởng bình quân, cào bằng. Chính điều đó lại gây trở ngại cho sự phát triển đất nước, bởi người ta không dám chịu trách nhiệm cá nhân trong một số trường hợp; con người trở nên kém năng động, trông chờ, ỷ lại. Cụ thể là trong sinh viên, giáo dục cho họ tinh thần đoàn kết là rất tốt - sẽ có một tập thể vững mạnh. Nhưng điều đó nếu bị lợi dụng, họ có thể sẽ bao che cho những hành động thiếu đúng đắn, những hành vi vô văn hóa... Chính trong nền kinh tế thị trường , một mặt tạo điều kiện cho cá nhân phát triển , nhưng mặt khác cũng là môi trường nuôi dưỡng bệnh cá nhân chủ nghĩa . Đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên , họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng , họ coi lợi ích cá nhân quan Nguyễn Thị Thanh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 19 - 23 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trọng hơn tất cả . Theo quan niệm của một số sinh viên trường kinh tế , cho rằng kinh doanh là hoạt động đem lại lợi ích cho mình bằng bất cứ giá nào. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ . Hy sinh và quan tâm đến người khác , không gì ngoài vấn đề là việc làm đó sẽ đưa lại lợi ích gì cho chính mình. Vì thế, cần phát huy ý thức cộng đồng , để mỗi cá nhân hăng say , phấn đấu trong lao động và học tập khẳng định mình , gắn mình vớ i cộng đồng xã hội . Ngược lại, trách nhiệm của cộng đồng là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của mỗi cá nhân . Truyền thống đoàn kết, gắn bó cộng đồng này cần được thực hiện trên tinh thần bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, tạo mọi cơ hội cho tất cả mọi người cùng vươn lên, tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Nhờ có truyền thống cần cù, tiết kiệm và sáng tạo trong lao động, cha ông ta đã kiến tạo nên cuộc sống của mình và để lại cho lớp trẻ ngày nay những thành quả đáng tự hào. Trải qua bao nhiêu gian khó của cuộc sống, dân tộc Việt Nam vẫn vững bước đi lên bằng chính sức lao động của mình. Theo các nhà nghiên cứu, người Việt Nam tuy cần cù, nhưng lại đề cao đức tính này một cách thái quá “cần cù bù thông minh”. Con người ngày nay và nhất là thế hệ thanh niên - sinh viên, không chỉ “năng nhặt chặt bị”, mà phải biết cho “nhặt” nhanh “chặt bị” nữa. Bên cạnh đức tính cần cù cần phải có sự sáng tạo, sự sáng tạo không ngừng để đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu khoa học... Tác động của toàn cầu h óa kinh tế đã mang lại thị trường hàng hóa với số lượng lớn , chủng loại đa dạng và giá rẻ ... Điều đó đã tác động mạnh và làm thay đổi tâm lý , nhân cách và lối sống của không ít người trong xã hội . Nó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội , tạo điều kiện để hình thành lối sống hưởng thụ , xã hội tiêu dùng . Chính điều này đã làm cho một bộ phận sinh viên có tâm lý coi trọng các giá trị vật chất , xem nhẹ các giá trị tinh thần và dẫn đến hình thành lối sống hưởng thụ , thực dụng , xa hoa lãng phí , xa lạ với lối sống giản dị , tiết kiệm được coi là phẩm chất quý báu của con người Việt Nam [4]. Do vậy, cần phải làm cho họ có ý thức về lao động, sáng tạo, chứ không chỉ quan tâm đến sự tiêu dùng. Ở đây, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên là phải làm cho họ biết giữ gìn và tô thắm những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, nhân cách đạo đức của con người Việt Nam. Những giá trị đạo đức truyền thống, bên cạnh việc giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nếu không được củng cố trong sự đổi mới, không được phát triển và nâng cao lên một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử, sẽ gây cản trở, ách tắc, sẽ tạo nên sự xung đột. Như vậy, trong điều kiện mở cửa, toàn cầu hóa hiện nay, để có thể tồn tại, phát triển, tất yếu chúng ta phải có sự thống nhất giữa kế thừa và phát huy các giá tr ị đạo đức truyền thống, phát huy lên một tầm cao mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho sinh viên Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.172. [2]. ĐCSVN: Văn kiện hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, H.1998, tr.56. [3]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, T.7, Nxb CTQG, H.2000, tr.59. [4]. Nguyễn Đình Tường, (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (5), tr.28-32. Nguyễn Thị Thanh Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 19 - 23 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY INHERITING AND PROMOTING THE TRADITIONAL ETHICAL VALUES IN EDUCATING STUDENTS IN VIETNAM TODAY Nguyen Thi Thanh Ha College of Education - Thainguyen University Education for young people in general and students in particular is a regular but very important job. Currently, direct enemies are sabotaging us from the field of culture, ideas, lifestyle of the youth - students. Therefore, it is necessary for students to promote their activeness, to have anti-conservative attitudes (overestimate the tradition or disregard or negate innovation), and anti “attitude of nothingness”. If we underestimate the value of tradition we will lose the national characters, lose ourselves and create a shadow of others. Nowadays, in such a globalized era, inheriting and promoting the traditional ethical values among students in Vietnam is the necessary issues. Key words: lnheritance, promotion, ethical values, traditional ethics, education.  Tel: 0988869459, Email: nguyenha_dhsp@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_thu_va_phat_huy_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_giao_duc_sin.pdf
Tài liệu liên quan