Kê huyết đằng

Xuất Xứ:

Bản Thảo Cương Mục Thập Di.

Tên Khác:

Đại Huyết Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong

Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư

Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng

Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng Ddăngf, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược

Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông D ược

Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây

Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Người (Dược Liệu Việt Nam).

Tên Khoa Học:

Milletia reticulata Benth.

Họ Khoa Học:

Cánh Bướm (Fabaceae).

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kê huyết đằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÊ HUYẾT ĐẰNG Xuất Xứ: Bản Thảo Cương Mục Thập Di. Tên Khác: Đại Huyết Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng Ddăngf, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông Dược Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Người (Dược Liệu Việt Nam). Tên Khoa Học: Milletia reticulata Benth. Họ Khoa Học: Cánh Bướm (Fabaceae). Mô Tả: Dây leo. Lá kép gồm 5~7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Qủa màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu. Địa Lý: Loại dây leo. Lá kép, gồm 57 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu đỏ dài 1~5mm, xếp rất khít nhau. Quả màu đỏ nâu, dài 1~2cm, có 3~6 hạt. Chặt cây có nhựa đỏ chảy ra như máu. Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8~10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, Chọn thứ to, chắc. Bộ Phận Dùng: Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ như máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại. Bào Chế: Rửa sạch, thái phiến, dùng sống (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chọn thứ dây lớn và bé để riêng, ngâm thứ lớn độ 3 ngày, thứ bé ngâm 1~2 giờ cho mềm, thái lát dày 2 ly, phơi khô. Bảo Quản: Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mưa nên phơi sấy thường xuyên. Thành Phần Hóa Học: + Trong Kê huyết đằng có Milletol ((Trung Dược Học). + Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt Nam). + Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin, Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7-Dihydroxy-6- methoxy-dihydroflavonol, Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2’, 4’, 3, 4- tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol, Protocatechuic acid, 9- Methoxycoumestrol, Cajanin (Lâm Thành, Trung Thảo Dược 1989, 20 (2): 53). + Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 6 Alpha-Diol (Fukuyama Y và cộng sự, Planta Med, 1988, 54 (1): 34). Tác Dụng Dược Lý: + Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ. + Tác Dụng Kháng Viêm: Cho uống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu qủa tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde. + Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần. + Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung (Trung Dược Học). Độc Tính: Tiêm tĩnh mạch lượng tương đương 4,25g/kg vào súc vật gây ra chết (Trung Dược Học). Tính Vị: +Vị đắng, ngọt, tính ôn (Trung Dược Học). + Vị đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị hơi đắng, ngọt, sáp, tính bình (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên). Quy Kinh: + Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân). + Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học). + Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác Dụng: + Bổ trung, táo Vị (Bản Thảo Tái Tân) + Hành huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, làm mạnh gân xương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hòa huyết, bổ huyết, thông kinh, thư cân (Trung Dược Học). + Hành huyết, chỉ thống, thông kinh lạc (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, hoạt lạc (Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên). Chủ Trị: Trị lưng đau, gối đau, té ngã tổn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều Dùng: Kiêng Kỵ: Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: Trị khí huyết suy kém, đại bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rượu uống Không uống được rượu thì hòa với nước sôi uống (Kê Huyết Đằng Giao Vân Nam Chí Phương). Tham Khảo: + “Nước cốt của dây cây này đỏ như máu gà, vì vậy gọi là Kê Huyết Đằng” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + “Vị thuốc này là một trong các vị thuốc thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết Đằng Giao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết Bổ huyết hoạt huyết có Đương quy, Đan sâm, Kê huyết đằng. Đương quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng là thuốc khí trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa, Đương quy tính ôn, thích hợp với người phần huyết thiên về hàn. Đan sâm thì khứ ứ mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với người phần huyết thiên về ôn. Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong kinh lạc (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam hiện chưa được xác định chắc chắn, thuộc vào mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống như máu thì lấy về dùng. Hiện nay được khai thác nhiều ở Hà son bình, Cao lạng và 1 số tỉnh miền núi khác” (Dược Liệu Việt Nam). + Công năng chủ yếu của Kê huyết đằng là bổ huyết hoặc hành huyết, trị huyết hư, kinh nguyệt không đều (dùng chung với Tứ Vật Thang). Có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ yếu trị lưng đau, gối mỏi, gân xương tê dại, phong hàn thấp tý. Cũng hợp với chứng lao thương khí huyết, gân xương không lợi. Nếu lấy nước cốt cô thành cao, gọi là Kê huyết đằng cao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, rất thích hợp với chứng huyết hư (Thực Dụng Trung Y Học).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_huyet_dang_0145.pdf
Tài liệu liên quan