“Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng nhanh hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm. Cải thiện và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.“
14 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm 2011 – 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 – 2015 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CHƯƠNG IV NỘI DUNG BỐI CẢNH 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ 2 CHỈ TIÊU VÀ CÂN ĐỐI LỚN 3 NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐTPT 4 ÁP DỤNG KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰA TRÊN KẾT QUẢ SEDP 2011-2015 5 BỐI CẢNH KINH TẾ Cơ hội Phục hồi lấy lại đà tăng trưởng của kinh tế thế giới và trong nước. Cơ cấu lại nền kinh tế và các quan hệ kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Thành quả công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong 25 năm qua. Sự ổn định chính trị - xã hội và tiềm năng phát triển của đất nước. Bối Cảnh Thách thức Kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường Trình độ phát triển của VN còn thấp. Khả năng cạnh tranh của các DNVN còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng lạc hậu. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT “Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng nhanh hàm lượng khoa học và công nghệ cao trong sản phẩm. Cải thiện và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.“ NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ mọi rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm cả ở thị trường trong nước và thế giới. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, bảo đảm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo;... 3. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ; khuyến khích phát triển công nghệ cao trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và quản lý hành chính. Chú trọng việc chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ mới thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại quốc tế. 4. Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm phát huy các nguồn lực trong nước, tạo sức mạnh tổng hợp phát triển nền kinh tế. 6. Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy mọi sắc thái và giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên đấu trường thể thao quốc tế và khu vực. 7. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. 8. Nâng cao, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7,5-8%/năm Cơ cấu GDP 2015: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%; Công nghiệp và xây dựng khoảng 40,7%; Dịch vụ 40,3%. Tốc độ tăng tổng kinh ngạch XK bình quân:12,2%/năm Tỷ trọng ĐTPT 5 năm 2011-2015 khoảng 41,1- 41,5% GDP. Bội chi NSNN 2015: 4,5%. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo 2015 đạt 55% Quy mô dân số 2015 dưới 92 triệu người Tuổi thọ dân cư đến cuối năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2-3%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2015 khoảng 4%. Tỷ lệ che phủ rừng 2015 lên mức 42,5%; Tỷ lệ DS nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: 96% Dân cư thành thị được cung cấp nước sạch: 98% CÁC CÂN ĐỐI LỚN Cán cân TTQT Cán cân thanh toán vãng lai 2011-2015: thâm hụt khoảng 30,7 tỷ USD Cán cân vốn 2011-2015: thặng dư 69 tỷ USD Cán cân thanh toán QT tổng thể 5 năm: thặng dư khoảng 25,6 tỷ USD Cân đối NSNN Tổng thu NSNN 5 năm: 3.880 Ng.tỷ Đ, tốc độ tăng thu bình quân: 15,6%/n Tổng chi NSNN 5 năm: trên 4.610 Ng.tỷ Đ, tốc độ tăng chi bình quân:14,7%/n Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm duy trì ở mức 5% GDP Vốn ĐTPT Tổng vốn ĐT toàn XH 5 năm (giá HH):khoảng 6.500 Ng.tỷ Đ Trong đó: - Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70%, - Nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30% Tích lũy và tiêu dùng Tổng quỹ TD 5 năm (giá HH): khoảng 68,3-68,6% GDP Tổng quỹ TL 5 năm: khoảng 40-40,3% GDP Tỷ lệ tiết kiệm nội địa/ GDP bình quân 5 năm: 31,4-31,7% Nhu cầu và ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015 Một số ngành có nhu cầu đầu tư lớn giai đoạn 2011-2015 Những ngành, lĩnh vực chủ yếu kêu gọi tài trợ 2011–2015 Đầu tư phát triển nông nghiệp, Nông thôn Đầu tư phát triển năng lượng Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ Đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường Đầu tư trong lĩnh vực y tế Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Xây dựng khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả kế hoạch phát triển KTXH 2011-2015 Mô hình khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả dự kiến áp dụng Tồn tại, khó khăn khi áp dụng khung theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả ở Việt Nam Việc chuyển đổi từ công tác theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo phương pháp truyền thống sang phương pháp dựa trên kết quả cần thời gian và nguồn lực và năng lực phù hợp. Năng lực của bộ máy và cán bộ kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác theo dõi và đánh giá Hệ thống thông tin, số liệu chưa hoàn chỉnh đặc biệt là các số liệu đánh giá kết quả Chưa xây dựng được hệ thống phương pháp luận thu thập các thông tin số liệu các chỉ số, chỉ tiêu của khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả Hệ thống trang thiết bị, nguồn tài chính, hệ thống dữ liệu, kỹ năng quản lý, công nghệ tại một số địa phương chưa đủ điều kiện để áp dụng hệ thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả. Các nội dung cần triển khai trong thời gian tới Xây dựng các văn bản hướng dẫn việc triển khai khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Tăng cường năng lực cho các cán bộ của các bộ, ngành và địa phương về theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả thông qua đào tạo ngắn hạn, dài hạn; tài liệu đào tạo,hỗ trợ kinh phí cho các bộ, ngành và địa phương triển khai trên diện rộng về nội dung này. Xây dựng phương pháp tính toán, thu thập các thông tin các chỉ số/chỉ tiêu theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ công tác theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả. Hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương nâng cao năng lực về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. www.themegallery.com BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_hoach_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_5_nam_2011_2015_5564.ppt