Kế hoạch bài học - Môn tự nhiên và xã hội - Lớp 3: Bài 53: Chim

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh biết:

1. Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của con chim được quan sát.

- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.

- Sưu tầm và phân loại được một số loài chim.

- Nêu được ích lợi của chim.

2.Giáo dục các em biết yêu quý các loài chim, có ý thức bảo vệ các loài chim.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Các hình minh hoạ trong SGK ( trang 102, 103).

- Sưu tầm một số tranh ảnh các loài chim.

- Một số đoạn phim của một số loài chim biết bay, biết bơi, chạy nhanh.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh các loài chim mang đến lớp.

pdf5 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn tự nhiên và xã hội - Lớp 3: Bài 53: Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯƠNG THUỶ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - LỚP 3 BÀI 53 : CHIM Giáo viên: Lê Thi Diễn I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: 1. Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của con chim được quan sát. - Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim. - Sưu tầm và phân loại được một số loài chim. - Nêu được ích lợi của chim. 2.Giáo dục các em biết yêu quý các loài chim, có ý thức bảo vệ các loài chim. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Các hình minh hoạ trong SGK ( trang 102, 103). - Sưu tầm một số tranh ảnh các loài chim. - Một số đoạn phim của một số loài chim biết bay, biết bơi, chạy nhanh. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh các loài chim mang đến lớp. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú A. Khởi động: ( 1’) Cùng học sinh hát. B.Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Từ nội dung bài hát ở phần khởi động để giới thiệu, vào bài mới- Ghi đề bài lên bảng (Chim). 2. Hoạt động 1: ( 10’) Thực hành: - Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những loài chim có trong hình (sách trang 102, 103). * Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 102, 103 chỉ và nói các bộ phận bên ngoài của các loài chim mình quan sát được. * Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp. - Gọi 4 học sinh lần lượt lên bảng chỉ và - Hát bài : Thật là hay. Theo dõi. - Lớp theo dõi, 2 em đọc yêu cầu trên màn hình. - HS làm việc theo nhóm đôi: chỉ và nói cho nhau biết các bộ phận bên ngoài của các con chim được quan sát được. Slide 2 Slide 3 2 nói tên các bộ phận của một số loài chim đã quan sát. - Theo dõi, nhận xét học sinh trình bày. * Bước 3: Đàm thoại: + Bên ngoài cơ thể chim có những bộ phận nào? + Mỏ chim như thế nào? - Đưa lên màn hình hình ảnh một con chim để chốt lại các bộ phận bên ngoài của con chim. - Giới thiệu mô hình bộ xương con chim bồ câu - Chim là động vật có xương sống không? - Nhận xét, chốt ý. Kết luận: - Chim là động vật có xương sống. - Các bộ phận bên ngoài cơ thể chim: đầu, mình, hai cánh và hai chân. 3.Hoạt động 2: ( 8’) - Đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim. - Loài chim nào biết bay, biết bơi và chạy nhanh? Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim có trong sách giáo khoa.(102, 103) Bước 2: Trình bày trước lớp - Loài chim nào biết bay, loài chim nào biết bơi, loài chim nào chạy nhanh? ( Giáo viên đưa bảnh phân loại theo 3 nhóm tiêu chí) - Giáo viên tạo hiệu ứng cho các con chim cùng nhóm về theo cột ở bảng phân loại để chốt ý đúng. - 4 HS lên bảng gọi tên đồng thời chỉ lên màn hình và nêu tên các bộ phận bên ngoài của loài chim đó.(1 em giới thiệu 2 con chim) - Sau mỗi bạn lên giới thiệu, lớp nhận xét, bổ sung. - Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình, hai cánh và hai chân. - Mỏ chim cứng. - Quan sát, nêu lại các bộ phận bên ngoài của con chim. - Học sinh quan sát. - Học sinh quan sát nêu nhận xét: (Chim là động vật có xương sống) - 1em lên bảng chỉ vị trí xương sống của con chim (trên màn hình) - 2 học sinh đọc lại kết kuận. - Quan sát, nêu yêu cầu trên màn hình. - Thảo luận nhóm đôi để nêu điểm giống và khác nhau của các loài chim. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung: Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, có 2 cánh và hai chân. -Các loài chim có màu sắc, hình dáng khác nhau. - Học sinh quan sát trả lời: - Chim biết bay: Đại bàng, Hoạ mi, Vẹt, Chim hút mật. - Chim biết bơi: Ngỗng, Chim cánh cụt. - Chim chạy nhanh: Đà điểu. (Quan sát trên màn hình). Slide 4, 5, 6, 7 Slide 8 Slide 9 Slide 9 Slide 9 Slide 10 Slide 11 Slide 12 Slide 12 3 + Giới thiệu một số hình ảnh động: * Chim biết bay: Đại bàng, Vẹt, chim Hút mật, Hoạ mi. * Chim biết bơi: Ngỗng. Cánh cụt. * Chim chạy nhanh: Đà điểu.. * Công không biết bay, không biết bơi; nó cùng họ với đà điểu, nó múa rất đẹp. Bước 3: Kết luận - Các loài chim có điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau? - Chốt kết luận của hoạt động 2: + Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. + Các loài chim khác nhau về hình dáng, màu sắc. 4. Hoạt động 3: ( 5’) Ích lợi của các loài chim Bước 1: Hoạt động cả lớp Chim có ích lợi gì? Bước 2: Dẫn dắt các em trả lời Bước 3: Kết luận, giới thiệu một số hình ảnh minh hoạ: + Cung cấp thực phẩm: Trứng gà, vịt,... + Cung cấp thực phẩm: Thịt + Lấy lông làm nguyên liệu: Mũ, khăn làm bằng lông chim; áo gắn lông chim; chổi lông chim. + Chim làm cảnh, truyền tin 5.Hoạt động 4: (5’) Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim Bước 1: Hoạt động nhóm 4 Yêu cầu HS giới thiệu cho bạn biết về con chim mà mình sưu tầm được. Bước 2: Trưng bày chim. Hướng dẫn trưng bày Bước 3: Nhận xét. Khen ngợi sự chuẩn bị của HS và sự - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - HS trả lời lại các ý đã nêu trên - Đọc kết luận( 2 em ) - Học sinh liên hệ thực tế để trả lời. - Học sinh trả lời trước lớp: Thịt, trứng chim để ăn; chim để làm cảnh, lông chim để làm chổi lông, áo khăn,…; …. - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - Quan sát trên màn hình - Hoạt động nhóm bốn: giới thiệu cho bạn biết về con chim của mình đã sưu tầm được. - Các tổ trưng bày theo 3 nhóm tiêu chí: Loài biết bay, biết bơi, loài chạy nhanh. (3 tổ trưng bày ở 3 bảng) - Nhận xét nhóm nào sưu tầm nhiều chim Slide 13, 14 Slide 15 Slide 16 Slide 17 Slide 18 Slide 19 Slide 20 Slide 21 Slide 22 Slide 23 4 trưng bày của các nhóm. 6.Củng cố: (1’) - Hệ thống nội dung ghi nhớ. 7. Liên hệ thực tế: (2’) H: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ loài chim? * Cho các em xem đoạn băng nói về một đảo cò ở Hải Dương để các em một phần nào biết được sự quan tâm của Nhà nước về việc bảo vệ các loài chim quý. 8. Hoạt động nối tiếp: ( 3’) Trò chơi: Bắt chước tiếng chim hót - GV nêu cách chơi, luật chơi. - Cho HS nghe đoạn băng một số tiếng chim hót. - Tổng kết trò chơi. * Nhận xét, tuyên dương, tổng kết giờ học. * Dặn dò: học sinh về sưu tầm các loài thú( cho tiết học sau ). và phân loại đúng. - Nêu lại. - Không nên chặt cây, phá tổ chim, bắn chim,… - Học sinh quan sát trên màn hình và nghe lời thuyết minh trong phim đó. - Học sinh chọn tiếng chim có trong băng hoặc ngoài thực tế để bắt chước. - Theo dõi. - Học sinh thi nhau bắt chước tiếng chim hót. - Bình chọn bạn bắt chước tiếng chim giống nhất. - Theo dõi để thực hiện tốt. Slide 24 Slide 25 Slide 26, 27 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhdh_tnxh_chim_lop_3_9931.pdf
Tài liệu liên quan