Quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế thị trường là quá trình đổi
mới phương thức sở hữu: từ gián tiếp sở hữu sang trực tiếp sở
hữu. Trước đây, thông qua Nhà nước, người dân gián tiếp thực
hiện quyền sở hữu của mình, thì nay trong nền kinh tế thị trường
họ trực tiếp có quyền và trách nhiệm đối với tài sản mà họ đang
sở hữu. Nguyên lý kinh tế cơ bản này là nền tảng để xây dựng
các chiến lược kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu IPO: công cụ chuyển giao sở hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IPO: công cụ chuyển giao sở hữu
Quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế thị trường là quá trình đổi
mới phương thức sở hữu: từ gián tiếp sở hữu sang trực tiếp sở
hữu. Trước đây, thông qua Nhà nước, người dân gián tiếp thực
hiện quyền sở hữu của mình, thì nay trong nền kinh tế thị trường
họ trực tiếp có quyền và trách nhiệm đối với tài sản mà họ đang
sở hữu. Nguyên lý kinh tế cơ bản này là nền tảng để xây dựng
các chiến lược kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
Dựa trên nguyên lý chuyển giao sở hữu, có thể khẳng định: việc
phát hành cổ phần lần đầu của DNNN ra công chúng (IPO) không
thể được phép hiểu sai là các phi vụ kinh tế kiếm lời trên phương
diện vĩ mô. Trên thực tế, đây là bước đi không thể tránh khỏi của
lộ trình chuyển giao sở hữu (khả năng tăng thu nhập cho ngân
sách quốc gia chỉ được xét tới đối với các đối tượng không có
quyền sở hữu gián tiếp hay nói cách khác, đối tượng đầu tư
nước ngoài). Công cụ thực hiện IPO có thể là đấu giá, nhưng
không phục vụ mục đích kiếm lời, mà là để nhanh chóng chính
thức hóa chuyển giao sở hữu, đồng thời lựa chọn được nhà đầu
tư có đầy đủ trách nhiệm và đạo đức xã hội, có năng lực chuyên
môn để tiếp tục điều hành, phát triển công ty. Về hình thức, IPO
là chào bán lần đầu ra công chúng nhưng về nội dung, thì lại là
điểm mốc đánh dấu sự đổi mới đầu tiên của phương thức sở hữu
tài sản công ty.
Trong thời gian vừa qua, quá trình IPO của một số “đại gia” đã
cung cấp một lượng thông tin kinh tế phong phú, phản ánh thực
trạng nền kinh tế quốc dân. Việc tiếp nhận và xử lý các tín hiệu thị
trường này có thể diễn ra từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả vi mô
và bình diện vĩ mô. Nhưng phân tích ở góc độ nào, chúng ta đều
có thể đi đến kết luận thống nhất: giá bán còn quá cao (cổ phần
trúng giá nhưng bỏ tiền đặt cọc không thanh toán…), nhưng điều
đáng lo ngại hơn là lượng vốn cho tiếp quản chuyển giao sở hữu
còn quá ít (tổng giá trị lượng hàng vừa tung ra thị trường không
thực sự lớn, nhưng thị trường chưa đủ khả năng hấp thụ hết).
Nếu kết luận trên chưa đủ tính thuyết phục, chúng ta có thể đi
tiếp thêm một bước nữa: hãy so sánh tổng lượng tiền mặt đang
có trong nền kinh tế quốc dân với tổng “giá trị sổ sách” của các
công ty sẽ được đưa ra công chúng (có thể tham khảo tỷ lệ này
thông qua tỷ lệ giữa tổng vốn lưu động - kinh doanh với tổng tài
sản của công ty). Kết quả, có thể dự đoán trước, không hoàn
toàn vui vẻ.
Trang bị cho thị trường đủ khả năng tiếp quản chuyển giao
sở hữu
Đó là trọng trách lịch sử để đổi mới nền kinh tế Việt Nam, hòa
nhập với nền kinh tế thế giới mà vẫn đảm bảo được lợi ích tối ưu
của người Việt Nam khi bắt đầu hội nhập.
Một khi vốn còn thiếu cho chuyển đổi nền kinh tế, thì việc tranh
luận về khả năng cải thiện thu nhập ngân sách quốc gia sẽ làm
cho chúng ta hiểu lầm, và đi chệch hướng mục tiêu đổi mới nền
kinh tế.
Điều chỉnh hay không tiến độ IPO đối với DNNN?
Đây chỉ là câu hỏi mang tính chiến thuật. Cốt lõi vấn đề ở chỗ,
phải thấm nhuần sâu sắc bản chất của quá trình đổi mới, phải
đưa ra những sách lược thực sự phù hợp cho chuyển giao sở
hữu.
Công cuộc đổi mới sẽ diễn ra thuận lợi hơn, nếu được tiến hành
trong hoàn cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng đều và bền vững.
Phương sách chấp nhận lạm phát, bơm tiền mặt vào thị trường
có mang lại kết quả hữu hiệu, kích thích, đẩy mạnh tăng trưởng
nhưng phương sách này không thể áp dụng để cung cấp vốn cho
bàn giao sở hữu vì không thu hút được lượng tiền mặt đang luân
chuyển trong nền kinh tế, mà chúng ta còn phải bổ sung một
lượng “vốn có định hướng” khổng lồ cho thị trường, để làm hậu
thuẫn cho công cuộc chuyển giao sở hữu (lượng vốn có định
hướng chỉ dành cho mục đích đã xác định trước, trong trường
hợp của chúng ta là lượng vốn phục vụ IPO).
Chuyển giao sở hữu phải được xây dựng trên nền tảng pháp lý
chính đáng và công bằng xã hội. Chỉ có như vậy, chúng ta mới
hoàn thành được sứ mạng lịch sử của công cuộc đổi mới: tài sản
của người Việt Nam, trước tiên người Việt Nam phải được quyền
định đoạt. Trong quá trình thực hiện IPO, ranh giới giữa nhà đầu
tư trong nước (người đang gián tiếp hưởng quyền sở hữu) và
nhà đầu tư nước ngoài (người đang muốn mua quyền sở hữu)
phải được phân biệt rõ ràng, và lợi thế phải được dành cho người
Việt Nam (có thể thực hiện thông qua chính sách ưu đãi về giá cả
cũng như phương thức thanh toán). Ngay cả những nhà đầu tư
trong nước cũng cần có chính sách ưu tiên đối với nhóm đầu tư
nhỏ, hạn hẹp về vốn và điều kiện đầu tư (chỉ như vậy, mới có thể
huy động tích cực nguồn vốn nhàn rỗi còn nằm rải rác trong nhân
dân) .
Tóm lại, tiến trình IPO các công ty quốc doanh phải trải qua 3 giai
đoạn. Giai đoạn 1: chuyển giao ưu đãi - đấu giá dành riêng cho
nhà đầu tư trong nước (không cần có sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài); giai đoạn 2: đấu giá ra công chúng - chấp nhận sự
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhưng có chế độ ưu đãi đối
với nhà đầu tư trong nước; giai đoạn 3: đấu giá trực tiếp - thông
qua TTCK - không có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài. Đây cũng là thời điểm đề cập tới mục tiêu
cải thiện ngân sách quốc gia, đồng thời cũng là thời điểm thiết lập
sân chơi công bằng của nền kinh tế thị trường cho tất cả thành
viên tham gia, không còn phân biệt đối xử.
Sự thành công và thất bại của một số nước về vấn đề này có thể
cho chúng ta nhiều bài học giá trị. Làn sóng chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường của nhiều quốc gia (chủ yếu ở châu Âu) hai
thập kỷ vừa qua đã để lại kết quả sâu sắc và đắt giá. Hầu hết
công cuộc chuyển đổi vào thời kỳ này đều xảy ra trong hoàn cảnh
các quốc gia đang phải gánh chịu cùng lúc nhiều áp lực (tê liệt
cán cân thanh toán nhà nước, khủng hoảng chính trị, chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi...). Nhưng trước hết phải kể đến ảnh hưởng bất
ngờ của làn sóng thứ ba - “cuộc cách mạng tin học” - đã khắc sâu
khoảng cách giữa các nền kinh tế. Lợi thế nghiêng về phía các
nước phát triển và có khả năng thích ứng linh hoạt. Nhiều biến cố
tổng hợp buộc các quốc gia phải tiến hành đổi mới nền kinh tế.
Một số nước có điều kiện, xuất phát điểm thuận lợi (ví dụ, Tiệp
Khắc cũ thì lại mắc phải sai lầm trầm trọng, không cương quyết
và linh hoạt, bỏ lỡ thời cơ, đánh mất khả năng chủ động ban
đầu). Trong quá trình đổi mới, một loạt mục tiêu chiến lược được
nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm. Việc xây dựng đường lối
chính sách luôn bị mâu thuẫn của hai thái cực chi phối. Một thái
cực là “tự do hóa” bán nhanh, bán nhiều cho nhà đầu tư nước
ngoài (ví dụ: Ba Lan, Nga, Hungary...). Kết quả: đất nước mạnh
lên rõ rệt, nhưng người dân thì càng ngày càng nghèo đi trông
thấy. Đối cực của nó là: nỗ lực “xây dựng đội ngũ các nhà tư bản
nội địa” để đối kháng với sự thâm nhập ngày càng gia tăng của tư
bản nước ngoài (ví dụ: Nga, Slovakia, Rumania...). Kết quả: “đổi”
nhưng không “mới”, nền kinh tế dễ bị trói chặt trong mớ bùng
nhùng móc ngoặc và tham nhũng. Thế giằng co giữa hai luồng tư
tưởng dẫn đến việc liên tục thay đổi và điều chỉnh các chính
sách, đường lối thi hành.
Các đánh giá và tổng kết gần đây nhất (hoặc trực tiếp, hoặc gián
tiếp) cho thấy, các quốc gia phải công nhận cái giá khổng lồ mà
họ phải trả đều có nguồn gốc sâu xa: không trang bị cho thị
trường đầy đủ khả năng tiếp quản chuyển giao sở hữu.
Trong khi đó, “tư nhân hóa” mới chỉ là một nửa của công việc cần
làm. Còn sự nghiệp chuyển đổi đồng tiền bao cấp sang đồng tiền
của nền kinh tế thị trường lại là trọng trách đầy gian khó. Đối đầu
với “lạm phát cơ chế” là một thử thách hầu như chưa quốc gia
nào khắc phục thực sự thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ipo.pdf