Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau.
Ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Internet và các dịch vụ của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IT Faculty – Dalat University Frebuary - 2009 Tên môn: Internet và các dịch vụ Tên tiếng Anh: Internet and Services Số tín chỉ: 3 (1 - 2) Lý thuyết: 15 tiết Thực hành: 60 tiết Mục tiêu môn học: Hiểu được khái niệm Internet, các dịch vụ của Internet. Sử dụng thành thạo các dịch vụ của internet: web, email, messenger, search engine, forum, group... Hình thức đánh giá: Dự lớp + Bai tap: 30% Thi lý thuyết: 70% Sơ luợc về mạng máy tính Mạng máy tính là gì? Vai trò của mạng máy tính Phân loại mạng máy tính. Tổng quan về Internet Kiến trúc hạ tầng Internet Lịch sử phát triển của Internet Xu hướng phát triển của Internet Một số dịch vụ trên Internet Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu (www) Dịch vụ thư điện tử Dịch vụ truyền file Dịch vụ Messenger Dịch vụ phân giải tên miền Dịch vụ blog … Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet Kỹ thuật tìm kiếm Một số cách khai thác thông tin trên Internet Kỹ thuật kết nối Internet Giáo trình môn học khoa đã cung cấp Tài liệu tham khảo: ThS Đỗ Trung Tuấn, Internet, Trung tâm thông tin thư viện – Đại học quốc gia Hà Nội. Máy tính là gì? Sự phát triển của máy tính để bàn Sự phát triển của máy tính xách tay Quá khứ hữu ích Mạng máy tính là gì? Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau. Ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến... Nhu cầu giao tiếp của máy tính Mô hình mạng đặc trưng Khả năng kết nối mạng ngày nay Chức năng của mạng máy tính Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Người ta thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như: Sử dụng chung tài nguyên: những tài nguyên của mạng (như thiết bị, chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu. Tăng độ tin cậy của hệ thống: người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: khi thông tin có thể được sử dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như: Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu. Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán. Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới. Phân loại mạng máy tính Dưới đây là danh sách các loại mạng thông thường phân theo quy mô: Personal Area Network (PAN): là mạng dùng để giao tiếp giữa các thiết bị của các thiết bị máy tính gần cá nhân (bao gồm cả điện thoại và các thiết bị số cá nhân). Phạm vi mạng cá nhân chỉ khoảng vài mét. Mạng PAN có thể được nới với máy qua cổng USB và FireWire. Mạng cá nhân không dây (WPAN) cũng có thể xây dựng với công nghệ mạng không dây như IrDA và Bluetooth. Mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính trong một khu vực địa lý nhỏ như trong một toà nhà, văn phòng, một khu nhà. Đặc trưng của mạng này là tốc độ truyền cao, phạm vi địa lý nhỏ. Công nghệ mạng LAN hiện nay đạt đến tốc độ 10Gbps.IEEE đã có dự án nghiên cứu chuẩn mạng 100Gbps. Mạng khu học xá (Campus Area Network – CAN): là mạng kết nối hai hay nhiều LAN lại nhưng nó thu hẹp ở mức phạm vi trường đại học, một khu công nghiệp, một doanh trại quân đội… Mạng nội đô (Metropolitan Area Network -MAN): là mạng kết nối hai mạng LAN hay CAN lại nhưng phạm vi của nó không vượt quá phạm vi của một tỉnh, thành phố. Cần nhiều router, switch, hub để tạo nên MAN… Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau (nước này qua nước khác, châu lục này qua châu lục khác) thông thường dùng các thiết bị truyền thông chung như của các công ty điện thoại. Tốc độ cao nhất của WAN đạt được là 40Gbps, chủ yếu là đường chuyền chính giữa các công ty truyền thông lớn. Mạng địa cầu (Global Area Network - GAN): được phát triển bởi nhiều nhóm và không có một định nghĩa chung. Tuy nhiên 1 GAN là một mô hình hỗ trợ các thiết bị di động kết nối ngang qua một loạt các mạng LAN không dây, các vùng phủ sóng vệ tinh. Thách thức chính của truyền thông di động là không bị gián đoạn khi di chuyển từ vùng này qua vùng khác. Các kiểu mạng máy tính? Bus Topology Các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính (bus). Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator Ưu: Dễ dàng cài đặt và mở rộng. Cần ít dây cáp hơn mô hình mạng STAR. Thích hợp cho mạng tạm thời, lắp đặt trong thời gian ngắn. Rẻ hơn các mô hình mạng khác. Khuyết: Giới hạn chiều dài cable và số lượng máy trên mạng. Nếu có trục trặc với cable cả hệ thống bị treo theo. Chi phí bảo trì có thể cao khi sử dụng lâu dài. Tốc độ sụt giảm khi thêm máy vào mạng hoặc khi có nhiều sự truyền tải. Cần có một đầu ngắt thích hợp (Terminator). Nếu có nhiều máy tính được kết nối, mạng sẽ bị chậm vì số dữ liệu trôi nổi. Chỉ làm việc tốt khi ít node. Ring Topology - Token ring của IBM Là mô hình mạng mà một node được kết nối chính xác với 2 node khác tạo thành một vòng tròn tín hiệu: một cái vòng tròn (ring). Mỗi gói dữ liệu đều có mang địa chỉ trạm đích, mỗi trạm khi nhận được một gói dữ liệu nó kiểm tra nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì nó sẽ phát lại cho trạm kế tiếp, cứ như vậy gói dữ liệu đi được đến đích Khuyết: Bởi vì mô hình dạng vòng chỉ có một chiều dữ liệu giữa 2 node nên mạng dạng vòng này có thể bị đứt khi một node bị hỏng. Một node hỏng hay cable đứt đều có thể làm ảnh hưởng đến mọi node khác nối vào vòng. Mạng FDDI khắc phục vấn đề này bằng cách dùng 2 vòng, gửi dữ liệu ngược chiều kim đồng hồ ở 1 vòng và xuôi kim đồng hồ ở vòng còn lại. Ưu: Tốc độ rất cao Thường dùng để kết nối cụm các server với nhau. (IBM dùng mô hình này) Star Topology Đây là mô hình mạng thông dụng nhất. Là dạng đơn giản nhất. Mạng này bao gồm một thiết bị trung tâm là switch hay hub, hoạt động giống như một tổng đài cho phép thực hiện việc nhận và truyền dữ liệu từ trạm này tới các trạm khác. Ưu điểm: Tốc độ cao. Có khả năng nâng cấp. Dễ lắp đặt và dễ mở rộng. Mọi hỏng hóc không liên quan đến trung tâm sẽ ảnh hưởng rất ít đến hệ thống, điều mà ở mạng ring sẽ bị hỏng cả hệ thống mạng ngay. Dễ dàng phát hiện lỗi. Dữ liệu truyền nhanh hơn vì nó không phải chạy lòng vòng qua tất cả các node. Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao Cần thêm phần cứng ngoài. Nếu hub/switch hỏng thì toàn bộ mạng đều bị ảnh hưởng. Internet Sơ đồ kết nối các mạng của Internet Do vậy Người ta thường ký hiệu Internet là 1 đám mây Nên nhớ: Internet không phải là khái niệm web như ta thường nghĩ. Internet là kiến trúc hạ tầng bên dưới, nó là tập hợp của hàng loạt các thiết bị, công nghệ mạng kết nối với nhau để tạo nên một mạng hợp nhất. Các chương trình web, email, chat… chỉ là phần ứng dụng phía trên của Internet mà thôi. Hết phần 1 Lab1. Thao tác với trình duyệt. Tạo email cá nhân. Thực hiện gửi, nhận, trả lời, chuyển tiếp, xóa email, đổi thông tin cá nhân, mật khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_5814.ppt