Insulin là gì?
Insulin là một loại chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác
dụng làm giảm đường huyết.
Insulin được tụy tiết ra một cách liên tục suốt 24 giờ trong ngày, số lượng
tùy thuộc vào lượng đường do gan cung cấp vào khoảng 200 –300g/ngày.
Lượng insulin này được gọi là lượng insulin nền, khoảng 0,3-0,5 đơn vị/kg
tức là vào khoảng 2/3 tổng số insulin trong 24 giờ.
Insulin còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, kích thích chủ yếu
là sự tăng đường máu, nhất là sự gia tăng đường máu sau các bữa ăn. Lượng
insulin này tùy thuộc vào:
* Khối lượng thức ăn đưa vào.
* Khả năng kích thích của thức ăn có đường lên tế bào bêta của tụy.
Lượng insulin được tiết ra theo ăn uống vào khoảng 0,3 đơn vị/kg.
Nhu cầu tổng cộng về insulin trong 24 giờ là 0,7 – 0,8 đơn vị/kg. Ví
dụ như một người có cân nặng 50kg cần khoảng 35 – 40 đơn vị/24 giờ, trong đó
lượng insulin nền là 25 đơn vị, lượng insulin theo nhịp ăn uống là 15 đơn vị.
Vì insulin là chất đạm nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy do
đó cần phải tiêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- insulin_la_gi_0354.pdf