Hysteria là một bệnh loạn thần tâm căn, thường xuất hiện sau một chấn thương
tâm lý ởnhững người nhân cách yếu. Cứ1.000 người dân thì khoảng 3-5 người mắc
bệnh này, chủyếu là nữ.
Tiến sĩHồTống Tiễn, Phó khoa Tâm thần Bệnh viện 175 TP HCM, cho biết,
biểu hiện của bệnh hysteria: mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, đau nhức. nhưng không có
bằng chứng xác đáng vềbệnh cơthể. Người bệnh có các triệu chứng tâm thần kinh
nhưkhóc cười, sợhãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác. Đặc điểm quan trọng là
bệnh nhân rất dễtựám thịvà bịám thịly kỳhóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được
mọi người chú ý.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Hysteria là gì ? Nguyên nhân và hướng điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hysteria là gì ? Nguyên nhân và
hướng điều trị
Hysteria là một bệnh loạn thần tâm căn, thường xuất hiện sau một chấn thương
tâm lý ở những người nhân cách yếu. Cứ 1.000 người dân thì khoảng 3-5 người mắc
bệnh này, chủ yếu là nữ.
Tiến sĩ Hồ Tống Tiễn, Phó khoa Tâm thần Bệnh viện 175 TP HCM, cho biết,
biểu hiện của bệnh hysteria: mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, đau nhức... nhưng không có
bằng chứng xác đáng về bệnh cơ thể. Người bệnh có các triệu chứng tâm thần kinh
như khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác... Đặc điểm quan trọng là
bệnh nhân rất dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được
mọi người chú ý.
Trong cơn hysteria, bệnh nhân co giật, co cứng, giãy dụa, la hét, đập giường...
nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo và nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý.
Nhiều trường hợp có cơn rối loạn cảm xúc: kêu khóc, cảm xúc hỗn độn, nói
không chuẩn (không ăn nhập với chủ đề xung quanh), gào thét không rõ lý do... nhưng
ý thức không bị rối loạn.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có ảo giác (thường là ảo thị - nhìn thấy
những hiện tượng không có từ bên ngoài...). Có thể gặp rối loạn vận động như run, co
giật, liệt chức năng; rối loạn cảm giác, mất hoặc tăng cảm (kích thích nhỏ nhưng bệnh
nhân cảm nhận lớn hơn bình thường); đau bụng, đau ngực, đau vùng tim...
Nguyên nhân gây bệnh thường là những chấn thương tâm lý, lo sợ cao độ, tức
giận, bi quan. Yếu tố thuận lợi là có nhân cách yếu, kém ý chí, thần kinh dạng nghệ sĩ,
nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh tim mạch...
Có thể điều trị hysteria bằng biện pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa
bác sĩ và bệnh nhân; cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp
khó khăn hơn, cần sử dụng ngay benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm
liều thấp (như elavil, prozac, remeron, sertralin...).
Histerie - chứng bệnh gây ngất hàng loạt
Hiện tượng các nữ sinh, nữ công nhân đột nhiên ngất xỉu hàng loạt xuất hiện
nhiều trong thời gian gần đây. Triệu chứng chung là co giật chân tay, hồi hộp, không
đi đứng nổi rồi... xỉu. Theo cơ quan y tế, đây là những biểu hiện theo hiệu ứng dây
chuyền của bệnh lý Histerie.
Histerie (một số nơi ở Nam Bộ còn gọi nôm na là cà hước) là một chứng bệnh
về tinh thần - tâm lý do sự mất thăng bằng về thần kinh - nội tiết gây ra. Bệnh thường
gặp ở nữ giới do những căng thẳng tâm lý và có đặc tính là dễ bị kích ứng, tạo nên các
hiệu ứng dây chuyền.
Bệnh đã được y học đề cập tới từ rất lâu ngay trong thời Hy Lạp cổ đại. Theo
Hypocrates thì từ Histerie có xuất xứ từ chữ "uterus" - tử cung. Theo quan niệm của
người xưa, loại bệnh lý này xuất hiện do sự nổi loạn của cái... tử cung ở phụ nữ. Từ
tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục, cơ thể phụ nữ có những biến
đổi để chuẩn bị kỹ càng hơn cho việc thực hiện chức năng bảo tồn giống nòi. Tinh
thần và cơ thể người con gái luôn như bị căng lên trong trạng thái chờ đợi. Nếu sự
căng thẳng đó kéo dài thì khi có thêm các yếu tố khởi phát khác (thần kinh quá căng
thẳng, cơ thể mỏi mệt hay thiếu dinh dưỡng...), một trạng thái rối loạn về chức năng
tâm sinh lý (còn gọi là chứng mất cân bằng giới tính) sẽ xuất hiện.
Đa số bệnh nhân chưa chồng con. Histerie thường có tính tập thể do các bệnh
nhân có chung những điều kiện căng thẳng về tâm sinh lý. Bản chất của bệnh là một
rối loạn thần kinh chức năng do căng thẳng quá mức, trong khi việc điều hành, chỉ huy
của não với các cơ quan bên dưới bị rối loạn. Các cơ quan này thoát được ra khỏi tầm
chi phối của vỏ não sẽ hoạt động tự phát để gây ra những biểu hiện tạm thời rất đa
dạng (co rút cơ, sùi bọt mép, mất ý thức...). Biểu hiện lúc đầu của bệnh thường là nặng
đầu, tức ngực, sau đó răng cắn chặt, hoảng hốt, sùi đờm dãi, tinh thần hoảng loạn, tay
chân lạnh, hai tay nắm chặt, sau khi khóc to thì các triệu chứng lui dần. Có trường hợp
bất tỉnh, đau đầu vật vã, thậm chí bị co giật.
Bệnh có thể tái phát nếu tinh thần bất ổn. Người bệnh không có một tổn thương
thực thể nào. Các loại rối loạn này đều chịu ảnh hưởng nhiều của ám thị tâm lý. Trong
lúc chữa bệnh, bác sĩ có thể cho người bệnh uống nước đường, truyền dịch hay tiêm
canxi tĩnh mạch và bệnh thường khỏi ngay. Tuy nhiên, không phải do Histerie gây hạ
canxi hay đường trong máu, mà liệu pháp trên đơn thuần cũng chỉ là cách chữa bệnh
bằng tâm lý mà thôi.
Theo lý luận của y học cổ truyền phương Đông, loại bệnh Histerie xuất hiện do
nhiệt tà nội uất kết, làm nhiễu loạn thần minh và muốn chữa trị thì phải dưỡng âm trừ
nhiệt, giải uất trừ phiền.
Histerie rất hiếm thấy ở nam giới, biểu hiện bằng các cơn kích động, phá phách,
hoảng loạn.
Để phòng bệnh, các xí nghiệp, trường học nên cố gắng để không vì năng suất,
hiệu quả thi cử mà dồn ép công nhân, học sinh quá mức, tới độ mất cân bằng. Cần cân
đối nghỉ ngơi và làm việc, học tập.
XỬ TRÍ TRƯỜNG HỢP HYSTERIA
Từ hysteria có nghĩa là hành vi quá mức biểu hiện lúc bị xúc động cao. Xúc
động có thể là dương tính, ví dụ thích thú tại buổi hòa nhạc pop, hoặc âm tính, ví dụ bị
shock khi nghe tin buồn. Nấc cụt được gây ra do một sự co thắt không tự ý của cơ
hoành, cơ mà phân cách giữa phổi và khoang bụng. Điều này rất thường gặp và mặc
dù không nghiêm trọng nhưng có thể gây ra kích thích và mệt mỏi nếu cơn kéo dài.
Điều trị:
Mặc dù loại hành vi này có thể xảy ra khác thường, người bị thường cảm giác
rất thực tế. Hysteria thì thường phổ biến, và một số có thể là đáp ứng lành mạnh, bảo
vệ đối với những trường hợp stress cao độ.
1. Nói với người bị hysteria một cách dứt khoát nhưng rất thân mật.
Đừng la vào mặt cô ta.
2. Đưa người bệnh ra khỏi những người xung quanh vì tiềm thức có
thể làm cho cô ta phản ứng lại đám đông.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hysteria
- Khóc thét, la lớn và khóc không kiềm chế được.
- Tăng thông khí (thở quá nhanh) - điều này có thể gây ra chóng
mặt hoặc run rẫy.
- Không khả năng đi lại được (người bệnh có thể đứng vững tại
chỗ)
- Hành vi tiến triển (người bệnh có thể đi thẳng về phía trước)
3. Khuyên người bệnh tập trung vào nhịp thở. Nếu cô ta bị ảnh hưởng của
tăng thông khí, như vọp bẽ ở tay hoặc chóng mặt, hãy đưa cho cô ta một túi giấy và
khuyên cô ta thở lại không khí mà cô ta đã thở ra.
4. Ở bên người bệnh cho tới khi cô ta hồi phục lại
5. Kiểm tra người bệnh về chấn thương hoặc bất cứ bệnh nền tảng bên dưới và
điều trị cho phù hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hysteria_la_gi_0921.pdf