Hướng đến sách lược toàn chính phủ về người cao niên của tiểu bang nsw

Thủ hiến Tiểu bang NSW, Dân biểu Barry O’Farrell và Bộ trưởng Đặc trách Người Cao

niên, Dân biểu Andrew Constance, khai mạc Hội nghị bàn tròn bằng cách nêu rõ những

công trình ở cấp tiểu bang, toàn quốc và quốc tế làm bối cảnh để biên soạn Sách lược

Toàn Chính phủ về Người Cao niên của NSW.

Thông minh hơn, Mạnh hơn, Khỏe hơn, An toàn hơn (Smarter, Stronger, Healthier, Safer)

của Chính phủ Tiểu bang NSW là khuôn khổ chính sách xã hội nền tảng, dựa vào

việc cải thiện tiến trình đưa ra quyết định của chính phủ qua việc gia tăng sự tham

gia của cộng đồng; bảo vệ thành phần dân chúng dễ bị thiệt thòi nhất trong cộng

đồng chúng ta và phá vỡ vòng lẩn quẩn của sự thiệt thòi; gia tăng mức độ tình

nguyện và công nhận người chăm sóc; và tạo thêm cơ hội văn hóa, sáng tạo và giải

trí cho tất cả cộng đồng.

Báo cáo Áp lực Tài chánh dài hạn do Ngân khố thực hiện của NSW (Treasury Long-Term

Fiscal Pressure Report), được công bố trong ngân sách 2011, nêu rõ tình trạng của tiểu

bang NSW về phương diện khả năng chi trả kéo dài, thành phần dân số và kinh tế, xu

hướng tài chánh và chi tiêu, và các lựa chọn về chính sách để đối phó với những lực

ép này.

Nước Úc tới 2050: Báo cáo Liên Thế hệ những khó khăn trong tương lai Năm 2010

(Australia to 2050: future challenges Intergenerational Report 2010) của Chính phủ Úc là

bản phân tích toàn diện về những khó khăn đi đôi với tình trạng dân số ngày càng

có nhiều người lớn tuổi hơn và tầm quan trọng của việc chú trọng đến sự tham gia.

Theo Các Nguyên tắc về Người Cao niên của LHQ (United Nations’ Principles for Older

Persons), các chính phủ nên kết hợp các nguyên tắc tự lập, tham gia, chăm sóc, tự

thực hiện và phẩm cách vào các chính sách và chương trình của chính phủ.

Kế hoạch Quốc tế về Hành động đối với Lão hóa Madrid (Madrid International Plan of

Action on Ageing) là chương trình công tác toàn cầu nhằm đối phó với các vấn đề

người lớn tuổi trong khuôn khổ tiến trình đưa ra chính sách chính mạch. Theo Phiên

họp Thế giới thứ Nhì về Lão hóa (Second World Assembly on Ageing), phiên họp đã

đúc kết Kế hoạch Hành động, thì các chính phủ có trách nhiệm đạt được những mục

tiêu của Kế hoạch Madrid qua sự cộng tác với các tổ chức dân sự, lĩnh vực tư nhân và

giới cao niên.

pdf24 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng đến sách lược toàn chính phủ về người cao niên của tiểu bang nsw, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu này? 3. Làm sao để đặt những ý kiến hoặc sáng kiến này lên hàng ưu tiên? Sự tham gia Làm sao chúng ta lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội để: 1. Tham khảo ý kiến rộng rãi hơn và khôn ngoan hơn – các cộng đồng Thổ dân và các cộng đồng văn hóa & ngôn ngữ đa dạng 2. Điều kiện phù hợp để làm việc – xóa bỏ vấn đề phân biệt tuổi tác và đề cao các lựa chọn việc làm linh động dành cho người lớn tuổi 3. Quảng bá việc tình nguyện rộng rãi hơn – sự bao gồm; không phân biệt tuổi tác; phản ảnh tính đa dạng; được hỗ trợ mạnh mẽ 4. Sắp xếp ưu tiên ngân khoản tài trợ để cải thiện tính dễ sử dụng phương tiện chuyên chở 5. Có thêm dịch vụ phương tiện chuyên chở cộng đồng linh động hơn 17 2.3 An toàn, phẩm cách và tôn trọng Chủ đề an toàn, phẩm cách và tôn trọng giải quyết các vấn đề phân biệt tuổi tác và ngược đãi người lớn tuổi, và chủ động lập kế hoạch cho xã hội thân thiện hơn với tuổi già nơi người ta được đối xử công bằng, có phẩm cách và tôn trọng, bất kể tuổi tác. Những người tham gia Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về những mặt chính yếu của đề tài dưới đây. ■ Các vấn đề pháp luật (Gs. Prue Vine) ■ Lập kế hoạch cho tuổi già (Gs. Dự khuyết Ben White) ■ Ứng phó với tình trạng ngược đãi người lớn tuổi (Ts. Valarie Adams) ■ Phân biệt đối xử và thái độ đối với tuổi già (Gs. Marita McCabe); và ■ Về già tại nhà – cảm thấy an toàn và yên tâm tại nhà để về già tại nhà (Gs. Dự khuyết Diana Olsberg). Những bài thuyết trình của hội đồng và cuộc thảo luận bàn tròn đã xác định bốn ưu tiên mà chúng ta cần phải để ý khi lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội để bảo đảm sự an toàn, phẩm cách và tôn trọng cho người lớn tuổi: giải quyết tình trạng ngược đãi người lớn tuổi, về già tại nhà, lập kế hoạch cho tuổi già, và huấn luyện cho việc chăm sóc chất lượng. 2.3.1 Giải quyết tình trạng ngược đãi người lớn tuổi Dù vấn đề này ít được nghiên cứu và báo cáo, theo các bằng chứng có sẵn thì mức độ người lớn tuổi bị ngược đãi vẫn còn rất cao và đáng ngại. Ngược đãi người lớn tuổi là những gì xảy ra trong mối quan hệ có liên quan tới tới sự tin cậy, đưa đến kết quả là người lớn tuổi bị phương hại. Vấn đề ngược đãi có thể là thể chất, tính dục, tài chánh, tâm lý, xã hội hay bỏ bê. Theo các bằng chứng có sẵn thì vấn đề ngược đãi về tâm lý và tài chánh thường xảy ra nhất và giữa chứng sa sút trí tuệ và tình trạng ngược đãi người lớn tuổi có mối liên hệ mật thiết. Phụ nữ lớn tuổi là thành phần đặc biệt dễ bị ngược đãi. Hiện nay có nhu cầu thu thập dữ liệu tốt hơn về tình trạng ngược đãi cũng như việc hướng dẫn về tài chánh và pháp luật đặc biệt dành cho người lớn tuổi. Những điểm thảo luận chính ■ Vấn đề ngược đãi người lớn tuổi đòi hỏi phải có cách đối phó có tính cách cộng đồng, được kết nối với việc giáo dục cộng đồng, nâng cao tầm nhận thức trong giới chuyên viên tài chánh và luật pháp, hướng dẫn về tài chánh và trong trường hợp ngược đãi nghiêm trọng thì phải có biện pháp tư pháp hình sự gắt gao. ■ Những dịch vụ hòa giải đã được một số công trình nghiên cứu đề nghị là giải pháp trung hòa giữa việc không làm gì hết và việc trình báo vấn đề ngược đãi với cảnh sát hay Hội đồng Giám hộ (Guardianship Board) – mà người lớn tuổi thường không muốn. 18 Câu hỏi chính 1. Làm sao để chính phủ có thể thực hiện các mục tiêu này? 2. Nên cân nhắc những ý kiến hoặc sáng kiến nào để đạt được các mục tiêu này? 3. Làm sao để đặt những ý kiến hoặc sáng kiến này lên hàng ưu tiên? 2.3.2 Về già tại nhà Khả năng về già tại nhà là yếu tố then chốt đối với những kỳ vọng về sự an toàn, phẩm cách và tôn trọng của người lớn tuổi. Về già tại nhà có nghĩa là người lớn tuổi có thể tiếp tục sinh sống tự lập trong cộng đồng, dù không nhất thiết phải là tại ‘mái nhà gia đình’. Những điểm thảo luận chính ■ Sự lựa chọn địa điểm và sự yên trí là điều quan trọng nhất đối với người lớn tuổi – họ muốn có sự an toàn và bảo đảm của cộng đồng địa phương quen thuộc và sự yên trí là họ có thể tiếp tục ở tại nơi cư ngụ họ đã chọn – dù là mái nhà gia đình, căn nhà ‘nhỏ hơn’, căn nhà ‘ở chung’, căn nhà thuê (chính phủ hay tư nhân) hoặc căn nhà khác hơn (caravan/nhà tập thể). ■ Về già tại nhà đòi hỏi phải lập kế hoạch kết hợp liên quan tới nhà ở giá phải chăng, việc sử dụng những dịch vụ làm việc nhà, các sửa đổi nhà cửa để phòng ngừa, thiết kế khu vực láng giềng và các tiện ích cộng đồng. Cần phải có mối cộng tác mới và ngân khoản tài trợ đổi mới để thực hiện các kế hoạch kết hợp. ■ Chương trình và tổ chức rời rạc cần phải xóa bỏ để cung cấp những dịch vụ trợ giúp cộng đồng tổng thể hơn – kể cả các chương trình hỗn hợp nối kết những dịch vụ chuyên chở, y tế, gia cư, xã hội, giải trí và trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp lại với nhau. ■ Cần có các kế sách để giải quyết tình trạng thiếu sót hiện nay về việc lập kế hoạch & chuẩn bị cá nhân để về già tại nhà – một phần là vì thiếu kiến thức đối với các vấn đề và một phần là vì lối suy nghĩ ‘mọi chuyện đâu sẽ vào đó’. Câu hỏi chính 1. Làm sao để chính phủ có thể thực hiện các mục tiêu này? 2. Nên cân nhắc những ý kiến hoặc sáng kiến nào để đạt được các mục tiêu này? 3. Làm sao để đặt những ý kiến hoặc sáng kiến này lên hàng ưu tiên? 19 2.3.3 Lập kế hoạch cho tuổi già Các vấn đề pháp luật liên quan tới năng lực trí tuệ; lập kế hoạch chăm sóc trước và quyền giám hộ thường trực là những điều cộng đồng thường không nắm rõ và các chuyên viên y tế và chuyên viên pháp luật làm việc với người lớn tuổi cũng vậy. Những điểm thảo luận chính ■ Thực hiện các kế sách để phổ biến thông tin cho cộng đồng và giới chuyên nghiệp về di chúc, quyền giám hộ thường trực và chỉ thị chăm sóc sức khỏe trước – điều này sẽ có tác dụng ngăn ngừa bằng cách khuyến khích việc chủ động lập kế hoạch cho tuổi già. ■ Hợp tác với các cộng đồng để nhận ra các cách thức để cải thiện việc lập kế hoạch cho tuổi già khi có tỉ lệ thấp về lập di chúc và các việc chỉ định khác, t.d. với các cộng đồng Thổ dân. ■ Thực hiện các kế sách để bảo đảm hệ thống giám hộ người trưởng thành có thể đáp ứng nhu cầu của dân số mà người lớn tuổi ngày càng đông hơn – nhận biết rằng hệ thống này chủ yếu được thiết kế nhắm vào người bị khiếm tật trí năng. Với tình trạng người sống thọ hơn nhưng cũng bị sa sút khả năng nhận thức, nhu cầu sử dụng những dịch vụ giám hộ cũng sẽ tăng. ■ Khảo sát các mô hình mới về pháp luật, chính sách và chương trình trợ giúp cho việc lập kế hoạch chăm sóc trước. Câu hỏi chính 1. Làm sao để chính phủ có thể thực hiện các mục tiêu này? 2. Nên cân nhắc những ý kiến hoặc sáng kiến nào để đạt được các mục tiêu này? 3. Làm sao để đặt những ý kiến hoặc sáng kiến này lên hàng ưu tiên? 20 2.3.4 Huấn luyện về chăm sóc chất lượng Phẩm cách và sự tôn trọng đối với người cư ngụ trong nhà dưỡng lão, và người lệ thuộc vào việc chăm sóc cộng đồng tại tư gia, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nhân viên chăm sóc. Công trình nghiên cứu nêu rõ là tỉ lệ phát hiện chứng trầm cảm và giới thiệu thích hợp để chữa trị là thấp. Những điểm thảo luận chính ■ Việc chăm sóc chất lượng cao đòi hỏi phải giữ cho người lớn tuổi tiếp tục tham gia và năng vận động. ■ Tăng cường tầm nhận thức của nhân viên chăm sóc về nhu cầu sức khỏe tâm thần, cá nhân và xã hội của người lớn tuổi và cung cấp việc huấn luyện và thời gian để họ đáp ứng nhu cầu đó. Khuyến khích sự nhận thức về các vấn đề tôn trọng và phẩm cách cho những người làm việc với người lớn tuổi. ■ Giải quyết những trở ngại tổ chức để có những thủ tục đáp ứng nhu cầu sức khỏe tâm thần, cá nhân và xã hội cũng như bảo đảm có đủ thời giờ và sự khích lệ cho nhân viên chăm sóc đáp ứng nhu cầu đó. Câu hỏi chính 1. Làm sao để chính phủ có thể thực hiện các mục tiêu này? 2. Nên cân nhắc những ý kiến hoặc sáng kiến nào để đạt được các mục tiêu này? 3. Làm sao để đặt những ý kiến hoặc sáng kiến này lên hàng ưu tiên? An toàn, phẩm cách và tôn trọng Làm sao để chúng ta lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội về: 1. Việc lập kế hoạch toàn chính phủ để hỗ trợ việc về già tại nhà – những dịch vụ tại nhà; yên trí về mặt tài chánh; mối cộng tác công-tư nhân 2. Hướng dẫn cộng đồng và giới chuyên viên – Năng lực trí tuệ; Kế thừa; Quyền Giám hộ Thường trực; Về già tại nhà 3. Huấn luyện dành cho cộng đồng và nhân viên chăm sóc tại gia (tôn trọng; nhu cầu sức khỏe tâm thần) 4. Cải cách quy mô về pháp luật và chính sách đối với hệ thống quyền giám hộ người trưởng thành và việc lập kế hoạch chăm sóc trước 5. Các mô hình hòa giải gia đình chú trọng đến người lớn tuổi 21 3 Hướng đến Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên của NSW Để cung cấp chương trình về già lạc quan, chúng ta cần có phương thức mới đối với ngân khoản tài trợ và đầu tư. Phương thức cả cuộc đời đối với về già lạc quan đòi hỏi phải có sự điều phối tốt hơn và đơn giản hóa việc cấp tài trợ, dồn khoản đầu tư để cung cấp hạ tầng cơ sở và những dịch vụ thân thiện hơn với tuổi già, và cuối cùng là giám sát thành quả của việc đổi chính sách và kết quả đem lại cho người lớn tuổi. Sách lược Toàn Chính phủ về Người Cao niên hiện đang được soạn thảo qua phương thức cùng thiết kế và cùng thực hiện. Chúng tôi hiện muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý vị và các kế sách giải quyết các vấn đề và mối quan ngại chính để có thể giúp soạn thảo Sách lược Người Cao niên (Ageing Strategy) hữu hiệu. Các cộng đồng dễ sinh sống Làm sao chúng ta lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội để: 1. Tận dụng và khuyến khích tiềm năng của người lớn tuổi 2. Lập kế hoạch về già ở tầm mức khu vực nhỏ 3. Đặt người lớn tuổi làm trọng tâm khi lập kế hoạch và có hành động 4. Cung cấp những dịch vụ trong vùng để giúp nối kết người lớn tuổi với hàng xóm láng giềng và cộng đồng 5. Soạn thảo các tiêu chuẩn thiết kế binh-đinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu sử dụng và đi lại của người lớn tuổi 6. Tăng thêm các lựa chọn về nhà ở giá phải chăng cho người lớn tuổi 7. Làm cho người lớn tuổi tham gia các sinh hoạt sáng tạo Sự tham gia Làm sao chúng ta lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội để: 1. Tham khảo ý kiến rộng rãi hơn và khôn ngoan hơn – các cộng đồng Thổ dân và các cộng đồng văn hóa & ngôn ngữ đa dạng 2. Điều kiện phù hợp để làm việc – xóa bỏ vấn đề phân biệt tuổi tác và đề cao các lựa chọn việc làm linh động dành cho người lớn tuổi 3. Quảng bá việc tình nguyện rộng rãi hơn – sự bao gồm; không phân biệt tuổi tác; phản ảnh tính đa dạng; được hỗ trợ mạnh mẽ 4. Sắp xếp ưu tiên ngân khoản tài trợ để cải thiện tính dễ sử dụng phương tiện chuyên chở 5. Có thêm dịch vụ phương tiện chuyên chở cộng đồng linh động hơn 22 An toàn, phẩm cách và tôn trọng Làm sao để chúng ta lập kế hoạch và tối ưu hóa các cơ hội về: 1. Việc lập kế hoạch toàn chính phủ để hỗ trợ việc về già tại nhà – những dịch vụ tại nhà; yên trí về mặt tài chánh; mối cộng tác công-tư nhân 2. Hướng dẫn cộng đồng và giới chuyên viên – Năng lực trí tuệ; Kế thừa; Quyền Giám hộ Thường trực; Về già tại nhà 3. Huấn luyện cho cộng đồng và nhân viên chăm sóc tại gia (tôn trọng; nhu cầu sức khỏe tâm thần) 4. Cải cách quy mô về pháp luật và chính sách đối với hệ thống quyền giám hộ người trưởng thành và việc lập kế hoạch chăm sóc trước 5. Các mô hình hòa giải gia đình chú trọng đến người lớn tuổi 23 Quý vị có nhiều cách thức để đệ nạp ý kiến của mình: Tham gia cuộc tham khảo ý kiến Các cuộc tham khảo ý kiến toàn tiểu bang sẽ bắt đầu vào tháng Mười Hai năm 2011 và sẽ gồm có các cuộc thảo luận của nhóm đối tượng nhỏ với người Thổ dân và dân hải đảo Torres Strait, người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, các cộng đồng tính dục đa dạng và người khuyết tật, gia đình và người chăm sóc họ, và các buổi hội thảo riêng biệt với cơ sở cung cấp dịch vụ. Danh sách trọn vẹn các buổi, địa điểm và giờ giấc được phổ biến trên mạng internet tại www.adhc.nsw.gov.au Bản đệ trình Nếu không thể đến tham dự một trong các cuộc tham khảo ý kiến, quý vị có thể đóng góp ý kiến bằng cách nộp bản đệ trình qua: Email ofainfo@facs.nsw.gov.au Thư tín Office for Ageing Ageing, Disability and Home Care Family and Community Services NSW PO Box 304 Tweed Heads NSW 2485 Nếu cần người giúp đỡ thảo bản đệ trình hoặc muốn biết thêm thông tin về các cơ hội khác để tham gia tiến trình tham khảo ý kiến, xin quý vị liên lạc với Phòng Đặc Trách Người Cao Niên (Office for Ageing) qua số 1800 729 368. Chi tiết các cuộc tham khảo ý kiến và các văn kiện khác xuất phát từ Hội nghị bàn tròn về Người Cao niên NSW được phổ biến tại trang mạng www.adhc.nsw.gov.au của Ageing, Disability and Home Care. 24 11 24 A D H C 07 12 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvie_1124_adhc_ageingroundtable_4167.pdf