Cách đây 4 năm, Hội Tim mạch châu Âu đã phối hợp với Trường môn
Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim Hoa Kỳ đưa ra một hướng dẫn chung về
xử trí bệnh nhân rung nhĩ 1. Hướng dẫn này đề cập một cách chi tiết đến
định nghĩa, phân loại, dịch tễ học và dự hậu, các cơ chế sinh lý bệnh, các
nguyên nhân, bệnh lý kết hợp, các biểu hiện lâm sàng, chất lượng sống, cách
đánh giá lâm sàng và điều trị bệnh nhân rung nhĩ. Hướng dẫn chung này rất
hữu ích đối với các bác sĩ thực hành ở cả 2 bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên
trong các hội nghị khoa học thường niên gần đây của Hội tim mạch châu Âu,
nhiều chuyên gia tim mạch ở châu lục này đã nêu ý kiến cần phải có một
hướng dẫn riêng về xử trí rung nhĩ cho châu Âu. Ý kiến này xuất phát từ một
thực tế là có 2 khác biệt lớn giữa châu Âu và Hoa Kỳ trong thực hành
thường ngày. Khác biệt thứ nhất là việc cấp phép lưu hành thuốc ở Hoa Kỳ
là do FDA (Food and Drug Administration)thực hiện, còn ở châu Âu là do
EMA (European Medicines Agency)thực hiện. Danh mục và các chỉ định cụ
thể của các thuốc được cấp phép bởi 2 cơ quan này không phải lúc nào cũng
giống nhau. Khác biệt thứ hai là ở Hoa Kỳ số lượng bác sĩ chuyên khoa tim
mạch và bác sĩ chuyên về điện sinh lý tim nhiều hơn so với ở châu Âu, do
vậy châu Âu cần có một hướng dẫn không chỉ dành cho bác sĩ chuyên khoa
mà còn phải nhắm đến các bác sĩ đa khoa 2.
Tháng 10 vừa qua Hội Tim mạch châu Âu đã công bố hướng dẫn
riêng đầu tiên của Hội về xử trí rung nhĩ 3. Theo GS John Camm (Đại học St
George, London) là trưởng ban biên soạn, hướng dẫn 2010 của Hội Tim
mạch châu Âu có một số điểm mới về mặt phân tầng nguy cơ và điều trị 2.
Bài viết dưới đây tóm tắt một số điểm mới chính đã được GS John Camm đề
cập
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn về xử trí rung nhĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn về xử trí rung nhĩ
Cách đây 4 năm, Hội Tim mạch châu Âu đã phối hợp với Trường môn
Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim Hoa Kỳ đưa ra một hướng dẫn chung về
xử trí bệnh nhân rung nhĩ 1. Hướng dẫn này đề cập một cách chi tiết đến
định nghĩa, phân loại, dịch tễ học và dự hậu, các cơ chế sinh lý bệnh, các
nguyên nhân, bệnh lý kết hợp, các biểu hiện lâm sàng, chất lượng sống, cách
đánh giá lâm sàng và điều trị bệnh nhân rung nhĩ. Hướng dẫn chung này rất
hữu ích đối với các bác sĩ thực hành ở cả 2 bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên
trong các hội nghị khoa học thường niên gần đây của Hội tim mạch châu Âu,
nhiều chuyên gia tim mạch ở châu lục này đã nêu ý kiến cần phải có một
hướng dẫn riêng về xử trí rung nhĩ cho châu Âu. Ý kiến này xuất phát từ một
thực tế là có 2 khác biệt lớn giữa châu Âu và Hoa Kỳ trong thực hành
thường ngày. Khác biệt thứ nhất là việc cấp phép lưu hành thuốc ở Hoa Kỳ
là do FDA (Food and Drug Administration) thực hiện, còn ở châu Âu là do
EMA (European Medicines Agency) thực hiện. Danh mục và các chỉ định cụ
thể của các thuốc được cấp phép bởi 2 cơ quan này không phải lúc nào cũng
giống nhau. Khác biệt thứ hai là ở Hoa Kỳ số lượng bác sĩ chuyên khoa tim
mạch và bác sĩ chuyên về điện sinh lý tim nhiều hơn so với ở châu Âu, do
vậy châu Âu cần có một hướng dẫn không chỉ dành cho bác sĩ chuyên khoa
mà còn phải nhắm đến các bác sĩ đa khoa 2.
Tháng 10 vừa qua Hội Tim mạch châu Âu đã công bố hướng dẫn
riêng đầu tiên của Hội về xử trí rung nhĩ 3. Theo GS John Camm (Đại học St
George, London) là trưởng ban biên soạn, hướng dẫn 2010 của Hội Tim
mạch châu Âu có một số điểm mới về mặt phân tầng nguy cơ và điều trị 2.
Bài viết dưới đây tóm tắt một số điểm mới chính đã được GS John Camm đề
cập.
PHÂN TẦNG NGUY CƠ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ
Trong số các phương pháp phân tầng nguy cơ dành cho bệnh nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim, thang điểm CHADS2 (CHADS2 score)
thường được dùng nhất vì có giá trị đã được kiểm chứng. Trong 5 chữ cái C,
H, A, D và S, chữ C là viết tắt của Congestive heart failure (bệnh nhân có
suy tim hoặc phân suất tống máu thất trái ≤ 40%), H là viết tắt của
Hypertension (tăng huyết áp), A là viết tắt của Age (tuổi cao > 75), D là viết
tắt của Diabetes (đái tháo đường) và S là viết tắt của Stroke (tiền sử đột quị
hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua). Số 2 ở sau chữ S (S2) nhằm nhấn mạnh
là yếu tố nguy cơ này có tầm quan trọng gấp đôi các yếu tố còn lại. Cách
tính điểm dựa vào thang điểm CHADS2 như sau: ứng với từng thành phần
C, H, A hoặc D là 1 điểm, còn ứng với S2 là 2 điểm. Phân tầng nguy cơ dựa
vào thang điểm CHADS2 được lấy làm cơ sở cho chỉ định điều trị chống
đông dài hạn: Nếu bệnh nhân có điểm là 0 thì không cần điều trị chống
đông, còn nếu bệnh nhân có tổng số điểm ≥ 2 thì có chỉ định dùng thuốc
chống đông dài hạn. Điểm bằng 1 là một "vùng xám": Trong trường hợp này
các tác giả không thống nhất với nhau về hướng xử trí, một số đề nghị dùng
thuốc chống đông, một số khác thì đề nghị dùng aspirin liều thấp.
Hướng dẫn 2010 đưa ra một thang điểm mới là thang điểm
CHA2DS2-VASc, theo đó việc phân tầng nguy cơ cũng như chỉ định điều trị
chống đông cho những trường hợp trong "vùng xám" được nêu lên một cách
chi tiết hơn. Trong thang điểm này có 2 yếu tố nguy cơ chính (major risk
factor) là A2 và S2. A2 (Age ≥ 75) là tuổi ≥ 75 và S2 (Stroke / TIA /
Systemic embolism) là tiền sử đột quị, cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc
thuyên tắc mạch hệ thống. Ứng với mỗi yếu tố nguy cơ chính là 2 điểm. Có
6 yếu tố nguy cơ quan trọng về mặt lâm sàng (clinically relevant risk factor)
là: C (Congestive heart failure / LV systolic dysfunction - suy tim hoặc phân
suất tống máu thất trái ≤ 40%), H (Hypertension - tăng huyết áp), D
(Diabetes - đái tháo đường), V (Vascular disease - bệnh mạch máu, gồm
tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi hoặc sự hiện diện mảng
xơ vữa phức tạp trong động mạch chủ), A (Age - tuổi 65-74) và Sc (Sex
category - giới nữ). Ứng với mỗi yếu tố nguy cơ quan trọng về mặt lâm sàng
là 1 điểm. Trên bảng 1 là cách tính điểm theo thang điểm CHA2DS2-VASc
và nguy cơ đột quị tùy theo tổng số điểm.
Bảng 1: Cách tính điểm theo thang điểm CHA2DS2-VASc và nguy cơ
đột quị tùy theo tổng số điểm.
Yếu tố nguy cơ Điểm
C: Suy tim / phân suất tống máu ≤ 40% 1
H: Tăng huyết áp 1
A2: Tuổi ≥ 75 2
D: Đái tháo đường 1
S2: Đột quị / cơn thiếu máu não thoáng qua / thuyên tắc 2
mạch hệ thống
V: Bệnh mạch máu (tiền sử nhồi máu cơ tim / bệnh động
mạch ngoại vi / mảng xơ vữa động mạch chủ)
1
A: Tuổi 65-74 1
Sc: Giới nữ 1
Điểm tối đa 9
ĐIỂM
TẦN SUẤT
ĐỘT QUỊ (%/NĂM)
ĐIỂM
TẦN SUẤT ĐỘT
QUỊ (%/NĂM)
0 0 5 6,7
1 1,3 6 9,8
2 2,2 7 9,6
3 3,2 8 6,7
4 4,0 9 15,2
Phân tầng nguy cơ theo thang điểm CHA2DS2-VASc được lấy làm cơ
sở cho việc chỉ định điều trị chống đông. Bảng 2 tóm tắt tiếp cận phòng
ngừa huyết khối thuyên tắc cho bệnh nhân rung nhĩ dựa vào điểm
CHA2DS2-VASc.
Bảng 2: Phòng ngừa huyết khối thuyên tắc cho bệnh nhân rung nhĩ.
Yếu tố nguy cơ
Điểm
CHA2DS2-VASc
Điều trị được
khuyến cáo
Một yếu tố nguy cơ
chính hoặc ≥ 2 yếu tố nguy
cơ quan trọng về mặt lâm
sàng
≥ 2
Thuốc chống đông
uống*
Một yếu tố nguy cơ
quan trọng về mặt lâm sàng
1
Thuốc chống đông
uống* hoặc aspirin 75-325
mg/ngày.
Thuốc chống đông
uống được ưa chuộng hơn
aspirin.
Không có yếu tố
nguy cơ nào
0
Aspirin 75-325
mg/ngày hoặc không dùng
thuốc gì cả.
Không dùng thuốc gì
cả được ưa chuộng hơn
aspirin.
*Thuốc chống đông uống: thuốc kháng vitamin K, dùng với liều đủ để
đạt INR trong khoảng 2-3. Có thể dùng những thuốc chống đông uống mới
đã được công nhận, ví dụ dabigatran.
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
Trong hướng dẫn 2010 có một thuốc chống loạn nhịp mới được đề
cập là dronedarone. Dronedarone là một đồng dạng của amiodarone, có tác
dụng giảm tần số đáp ứng thất (cả khi nghỉ lẫn khi gắng sức) và duy trì nhịp
xoang sau chuyển nhịp. Dronedarone ít độc tính hơn amiodarone nhưng hiệu
quả duy trì nhịp xoang cũng kém hơn so với amiodarone. Theo hướng dẫn
2010, dronedarone được khuyến cáo dùng với liều 400 mg x 2/ngày (ở
người lớn), cho cả người không có hoặc có bệnh tim thực thể nhẹ lẫn cho
người có bệnh tim thực thể đáng kể (tăng huyết áp kèm phì đại thất trái,
bệnh mạch vành, suy tim NYHA I-II). Dronedarone chống chỉ định ở người
suy tim NYHA III-IV.
Hướng dẫn 2010 cũng cập nhật những thông tin mới về lợi ích của
thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc nhóm
statin trong điều trị rung nhĩ. Các nhóm thuốc này được xếp chung trong liệu
pháp "thượng nguồn" (upstream therapy) tức là liệu pháp hướng đến việc
ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tái cấu trúc cơ tim liên quan với tăng
huyết áp, suy tim hoặc viêm (ví dụ sau phẫu thuật tim). Qua việc chống tái
cấu trúc cơ tim, liệu pháp "thượng nguồn" có thể ngăn sự xuất hiện rung nhĩ
(phòng ngừa tiên phát) hoặc một khi rung nhĩ đã xuất hiện, ngăn rung nhĩ tái
phát hoặc tiến triển thành rung nhĩ thường trực (phòng ngừa thứ phát). Bảng
3 và 4 tóm tắt chỉ định của liệu pháp "thượng nguồn" trong phòng ngừa tiên
phát và thứ phát rung nhĩ.
Bảng 3: Phòng ngừa tiên phát rung nhĩ với liệu pháp "thượng nguồn".
Khuyến cáo Loại Mức
chứng cứ
Nên xem xét dùng thuốc ức chế men chuyển
và chẹn thụ thể angiotensin nhằm phòng ngừa
rung nhĩ mới xuất hiện ở bệnh nhân có suy tim và
phân suất tống máu thấp.
IIa A
Nên xem xét dùng thuốc ức chế men chuyển
và chẹn thụ thể angiotensin nhằm phòng ngừa
rung nhĩ mới xuất hiện ở bệnh nhân tăng huyết áp,
nhất là nếu có phì đại thất trái.
IIa B
Nên xem xét dùng thuốc nhóm statin nhằm
phòng ngừa rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật
IIa B
bắc cầu nối động mạch vành (bắc cầu đơn thuần
hoặc kết hợp với phẫu thuật van tim).
Có thể xem xét dùng thuốc nhóm statin
nhằm phòng ngừa rung nhĩ mới xuất hiện ở người
có bệnh tim, nhất là nếu có suy tim.
IIb B
Liệu pháp "thượng nguồn" với thuốc ức chế
men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin và statin
không được khuyến cáo nhằm phòng ngừa tiên
phát rung nhĩ cho người không có bệnh tim mạch.
III C
Bảng 4: Phòng ngừa thứ phát rung nhĩ với liệu pháp "thượng nguồn".
Khuyến cáo Loại Mức
chứng cứ
Có thể xem xét việc điều trị trước với thuốc
ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin
cho bệnh nhân có rung nhĩ tái diễn và đang dùng
thuốc chống loạn nhịp.
IIb B
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin hoặc ức chế
men chuyển có thể hữu ích trong phòng ngừa cơn
rung nhĩ tái diễn hoặc đối với bệnh nhân có rung
nhĩ dai dẳng được sốc điện chuyển nhịp và không
có bệnh tim thực thể nặng, nếu các thuốc này được
chỉ định vì những nguyên nhân khác (ví dụ tăng
huyết áp).
IIb B
ĐIỀU TRỊ CHỐNG HUYẾT KHỐI SAU ĐẶT STENT ĐỘNG
MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ
Sau đặt stent động mạch vành, bệnh nhân cần được điều trị với phối
hợp 2 thuốc chống tiểu cầu là aspirin và clopidogrel. Ở bệnh nhân rung nhĩ
đang dùng thuốc kháng vitamin K, điều trị chống huyết khối sau đặt stent
động mạch vành phải bao gồm 3 thuốc là kháng vitamin K, aspirin và
clopidogrel. Nguy cơ chảy máu nặng khi dùng đồng thời 3 thuốc ở mức chấp
nhận được nếu thời gian điều trị ngắn, tuy nhiên thời gian điều trị càng dài
thì nguy cơ này càng lớn.
Hướng dẫn 2010 đưa ra thang điểm HAS-BLED để đánh giá nguy cơ
chảy máu. HAS-BLED là chữ viết tắt, trong đó H là Hypertension (tăng
huyết áp, được định nghĩa là huyết áp tâm thu > 160 mm Hg), A là
Abnormal renal/liver function (bất thường chức năng thận/gan, trong đó bất
thường chức năng thận là thận nhân tạo định kỳ, ghép thận hoặc creatinin
huyết thanh ≥ 200 mmol/l, bất thường chức năng gan là bệnh gan mạn như
xơ gan hoặc bất thường sinh hóa rõ rệt, ví dụ bilirubin > 2 giới hạn trên kèm
AST, ALT, alkaline phosphatase > 3 giới hạn trên), S là Stroke (tiền sử đột
quị), B là Bleeding (chảy máu, gồm tiền sử chảy máu và/hoặc tạng chảy
máu), L là Labile INRs (INR dao động, là INR không ổn định hoặc tỉ lệ thời
gian INR trong khoảng trị liệu < 60%), E là Elderly (lớn tuổi, định nghĩa là
tuổi > 65), và D là Drugs/alcohol (có dùng đồng thời thuốc tăng nguy cơ
chảy máu như thuốc chống tiểu cầu hoặc kháng viêm không steroid hoặc
nghiện rượu). Trên bảng 5 là cách tính điểm theo thang điểm HAS-BLED.
Điểm HAS-BLED ≥ 3 tương ứng với nguy cơ chảy máu cao.
Bảng 5: Cách tính điểm theo thang điểm HAS-BLED.
Chữ
cái
Đặc điểm lâm sàng Điểm
H Tăng huyết áp 1
A Bất thường chức năng thận/gan (1 điểm cho
mỗi yếu tố)
1 hoặc
2
S Đột quị 1
B Chảy máu 1
L INR dao động 1
E Tuổi > 65 1
D Dùng đồng thời thuốc tăng nguy cơ chảy
máu hoặc nghiện rượu (1 điểm cho mỗi yếu tố)
1 hoặc
2
Tối đa
9 điểm
Tùy theo điểm HAS-BLED và bối cảnh lâm sàng, phác đồ điều trị
chống huyết khối sau đặt stent động mạch vành có một số điểm khác nhau.
Nói chung, stent phủ thuốc không được khuyến khích, nhất là ở những bệnh
nhân có nguy cơ chảy máu cao. Trong thời gian dùng thuốc chống đông
uống phối hợp aspirin, nên xem xét dùng thêm một thuốc ức chế bơm proton
hoặc kháng thụ thể H2 để ngừa xuất huyết tiêu hóa. Trên bảng 6 là phác đồ
điều trị chống huyết khối sau đặt stent động mạch vành cho bệnh nhân rung
nhĩ có chỉ định dùng thuốc chống đông uống dài hạn.
Nhiều bệnh nhân rung nhĩ có bệnh mạch vành mạn ổn định (không có
biến cố cấp, không có đặt stent trong 1 năm trước đó). Ở những người này,
chỉ cần dùng thuốc chống đông uống là đủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở
người bệnh mạch vành mạn ổn định, thuốc chống đông uống có hiệu quả
ngừa nhồi máu cơ tim/đột quị tương đương aspirin và phối hợp thuốc chống
đông uống với aspirin không tăng hiệu quả này mà chỉ tăng nguy cơ chảy
máu.
Bảng 6: Phác đồ điều trị chống huyết khối sau đặt stent động mạch
vành cho bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định dùng thuốc chống đông uống.
Nguy
cơ chảy máu
Bối
cảnh lâm sàng
Loại
stent
Chế độ điều trị
Thấp
hoặc trung
gian (điểm
HAS-BLED
0-2)
Đặt
stent chương
trình
Thường 1 tháng: KVK (INR 2,0-
2,5) + ASA ≤ 100 mg/ngày +
clopidogrel 75 mg/ngày
Cho đến tháng thứ 12:
KVK (INR 2,0-2,5) +
clopidogrel 75 mg/ngày (hoặc
ASA 100 mg/ngày)
Suốt đời: KVK đơn thuần
(INR 2,0-3,0)
Đặt
stent chương
trình
Phủ
thuốc
3 tháng (nhóm -olimus)
đến 6 tháng (paclitaxel): KVK
(INR 2,0-2,5) + ASA ≤ 100
mg/ngày + clopidogrel 75
mg/ngày
Cho đến tháng thứ 12:
KVK (INR 2,0-2,5) +
clopidogrel 75 mg/ngày (hoặc
ASA 100 mg/ngày)
Suốt đời: KVK đơn thuần
(INR 2,0-3,0)
Hội
chứng mạch
Thường
/phủ thuốc
6 tháng: KVK (INR 2,0-
2,5) + ASA ≤ 100 mg/ngày +
vành cấp clopidogrel 75 mg/ngày
Cho đến tháng thứ 12:
KVK (INR 2,0-2,5) +
clopidogrel 75 mg/ngày (hoặc
ASA 100 mg/ngày)
Suốt đời: KVK đơn thuần
(INR 2,0-3,0)
Đặt
stent chương
trình
Thường 2-4 tuần: KVK (INR 2,0-
2,5) + ASA ≤ 100 mg/ngày +
clopidogrel 75 mg/ngày
Suốt đời: KVK đơn thuần
(INR 2,0-3,0)
Cao
(điểm HAS-
BLED ≥ 3)
Hội
chứng mạch
vành cấp
Thường 4 tuần: KVK (INR 2,0-
2,5) + ASA ≤ 100 mg/ngày +
clopidogrel 75 mg/ngày
Cho đến tháng thứ 12:
KVK (INR 2,0-2,5) +
clopidogrel 75 mg/ngày (hoặc
ASA 100 mg/ngày)
Suốt đời: KVK đơn thuần
(INR 2,0-3,0)
Ghi chú: KVK: thuốc kháng vitamin K; ASA: aspirin; Nhóm -olimus:
gồm sirolimus, everolimus và tacrolimus.
KIỂM SOÁT TẦN SỐ THẤT: CHẶT CHẼ HAY VỪA PHẢI ?
Trong các hướng dẫn điều trị rung nhĩ trước đây, tần số thất được
khuyến cáo giữ ở mức 60-80/phút lúc nghỉ và 90-115/phút khi gắng sức.
Khuyến cáo này dựa vào chiến lược điều trị được áp dụng trong nghiên cứu
AFFIRM (Atrial Fibrillation Follow-up Investigation of Rhythm
Management) 4. Kết quả của nghiên cứu RACE II (Rate Control Efficacy in
permanent atrial fibrillation: a comparison between lenient versus strict
rate control II) được công bố mới đây đã làm thay đổi quan niệm này 5.
Trong RACE II, 614 bệnh nhân rung nhĩ thường trực được phân ngẫu nhiên
vào một trong 2 nhóm, nhóm kiểm soát tần số thất vừa phải (tần số thất lúc
nghỉ < 110/phút) và nhóm kiểm soát tần số thất chặt chẽ (tần số thất lúc nghỉ
< 80/phút). Tiêu chí đánh giá chính là phối hợp các biến cố chết do nguyên
nhân tim mạch, nhập viện vì suy tim, đột quị, thuyên tắc mạch hệ thống,
chảy máu và rối loạn nhịp nặng (gồm ngất, nhịp nhanh thất kéo dài, ngưng
tim, tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng của thuốc dùng để kiểm soát
tần số thất và phải đặt máy tạo nhịp hoặc máy phá rung-chuyển nhịp). Kết
quả RACE II cho thấy tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính của
2 nhóm không khác biệt 5.
Xuất phát từ kết quả của RACE II, hướng dẫn 2010 không còn khuyến
cáo kiểm soát tần số thất một cách chặt chẽ cho mọi bệnh nhân rung nhĩ.
Việc kiểm soát tần số thất một cách chặt chẽ (lúc nghỉ < 80/phút và khi gắng
sức nhẹ < 110/phút) chỉ được đề nghị cho những bệnh nhân vẫn còn triệu
chứng trong khi đang được kiểm soát tần số thất một cách vừa phải. Sau khi
đạt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tần số thất nên cho bệnh nhân làm Holter
ECG 24 giờ để đánh giá sự an toàn của tiếp cận điều trị này (xem có nhịp
chậm quá mức hay không).
XỬ TRÍ RUNG NHĨ Ở VẬN ĐỘNG VIÊN
Hướng dẫn 2010 dành một phần riêng viết về xử trí rung nhĩ ở vận
động viên. Việc này có 2 lý do. Lý do thứ nhất là ở vận động viên, tần suất
rung nhĩ cao gấp 2-10 lần so với trong dân số chung. Điều này có liên quan
với những thay đổi cả về chức năng (tăng trương lực giao cảm, tăng tải thể
tích khi gắng sức, tăng trương lực thần kinh X khi nghỉ) lẫn về cấu trúc (phì
đại và dãn nhĩ). Lý do thứ hai là ở vận động viên kiểm soát tần số thất
thường khó đạt mục tiêu hơn: Thuốc chẹn bêta được dung nạp kém (và thậm
chí bị cấm dùng khi thi đấu một số môn thể thao), digoxin và các thuốc chẹn
canxi không dihydropyridine thì có hiệu quả kém trong kiểm soát tần số thất
khi gắng sức.
Theo hướng dẫn 2010, nếu khi hoạt động thể lực ở mức tối đa mà tần
số thất trong khi rung nhĩ ở mức chấp nhận được và không có dấu hiệu rối
loạn huyết động (choáng váng, ngất, mệt đột ngột) thì người vận động viên
có thể tham gia thi đấu.
Trong điều trị rung nhĩ kịch phát có một cách tiếp cận được chấp nhận
gần đây là tiếp cận "viên thuốc trong túi" ("pill-in-the-pocket" approach),
tức là dùng các thuốc chống loạn nhịp nhóm I (propafenone, flecainide)
uống ngoại trú để chuyển rung nhĩ về nhịp xoang. Cần lưu ý là dùng các
thuốc này đơn độc có thể dẫn đến một biến cố nguy hiểm là cuồng nhĩ chậm
với dẫn truyền nhĩ thất 1:1. Theo hướng dẫn 2010, vận động viên có những
cơn rung nhĩ kịch phát có thể dùng propafenone hoặc flecainide theo kiểu
"viên thuốc trong túi" để chuyển nhịp xoang, tuy nhiên người vận động viên
phải ngưng tập luyện và thi đấu khi rung nhĩ vẫn còn và cho đến khi hết 1-2
bán thời gian loại thải của thuốc chống loạn nhịp (khuyến cáo loại IIa). Nên
xem xét làm thủ thuật hủy vùng eo (isthmus ablation) cho những vận động
viên được xác định có cuồng nhĩ, nhất là nếu định dùng các thuốc
propafenone hoặc flecainide (khuyến cáo loại IIa).
Có 2 tình huống mà người vận động viên không nên tiếp tục tập
luyện-thi đấu là: (1) có một nguyên nhân đặc hiệu của rung nhĩ (ví dụ cường
giáp) đã được xác định nhưng chưa được giải quyết; (2) có triệu chứng do
rối loạn huyết động (ví dụ choáng váng).
Điều trị chống đông có thể cần thiết tùy theo sự hiện diện của các yếu
tố nguy cơ (thang điểm CHA2DS2-VASc). Tuy nhiên không được điều trị
chống đông cho người chơi các môn thể thao có khả năng va chạm cơ thể
(gây chấn thương).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_5.pdf