Hướng dẫn về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Phân tích hàng hóa là việc các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan phân tích mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy móc,thiết bị kỹ thuật để xác định:

a) Thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

b) Các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm) làm căn cứ quyết định thông quan hàng hóa.

 

ppt50 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ----------HƯỚNG DẪN VỀ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ThS. Phạm Đức Cường Cục Hải quan TPHCM 0902. 327.091 Manhunt.vietnam@gmail.com CĂN CỨ PHÁP LÝLuật hải quan 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quanThông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NKThông tư 156/2011/TT-BTC ngày14/11/2011 của Bộ Tài chính.Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.THÔNG TƯ 14/2015/TT-BTCGồm 5 mụcGiải thích từ ngữPhân tích hàng hóa là việc các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan phân tích mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy móc,thiết bị kỹ thuật để xác định:a) Thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;b) Các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm) làm căn cứ quyết định thông quan hàng hóa.Giải thích từ ngữ2. Giám định hàng hóa là việc cơ quan hải quan trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật để phân tích, xác định cấu tạo, thành phần, tính chất lý, hóa, công dụng của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định tên hàng, áp mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Giải thích từ ngữ 3. Phân tích để phân loại hàng hóaa) Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.b) Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thi sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.c) Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác địnhcác thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền lợi:1.1. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, được xem hàng hoặc lấy mẫu hàng trước khi tiến hành thủ tục hải quan;1.2. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế;1.3. Khiếu nại, khởi kiện,được bồi thường thiệt hại;1.4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật;1.5. Thực hiện các quyền khác.Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Người khai hải quan có quyền lợi:1.1. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, được xem hàng hoặc lấy mẫu hàng trước khi tiến hành thủ tục hải quan;1.2. Đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế;1.3. Khiếu nại, khởi kiện,được bồi thường thiệt hại;1.4. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật;1.5. Thực hiện các quyền khác.Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:2.1. Tự kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo, tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan;2.2. Cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa và kiểm tra thuế theo yêu cầu của CQHQ;Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan2.3. Chấp hành quyết định hành chính về phân loại hàng hóa, ấn định mã số, mức thuế của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;2.4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế;2.5. Xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập, các giấy tờ là bản sao, bản dịch thuộc hồ sơ phân loại trước nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các giấy tờ đó. Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan 1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:1.1. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế do người khai hải quan khai báo theo quy định của pháp luật;1.2. Thực hiện việc phân tích, phân loại hàng hóa, xác định mã số, áp dụng mức thuế theo đúng quy định của pháp luật;1.3. Giải quyết khiếu nại, bồi thường thiệt hại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trái quy định của pháp luật;Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan1.4. Giữ bí mật thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do người khai hải quan khai báo theo đúng quy định của pháp luật;1.5. Cung cấp thông tin, hướng dẫn người khai hải quan phân loại, áp dụng mức thuế khi có đề nghị;1.6. Thực hiện các trách nhiệm khác.Trách nhiệm, quyền hạn của CQ Hải quan2. Cơ quan HQ, công chức HQ có quyền:2.1. Yêu cầu người khai hải quan, người nộp thuế cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế;2.2. Ấn định thuế, thu đủ tiền thuế còn thiếu, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp kê khai chưa đúng mã số, mức thuế theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ấn định thuế;2.3. Thực hiện các quyền hạn khác.Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phải tuân thủ: 1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.2. Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày l5/l/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giám sát, kiểm soát hải quan;c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 14/2015/TT-BTC.Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt :1. Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau:a) Chú giải chi tiết Danh mục HS;b) Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO;c) Chú giải bổ sung Danh mục AHTN;d) Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt :2. Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS để hướng dẫn phân loại và xử lý khiếu nại theo nguyên tắc áp dụng quy định của Điều ước quốc tế3. Trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý.Nguyên tắc phân loại hàng hóa Phân loại, áp dụng mức thuế đối vói một số trường hợp đặc biệt :4. Trường họp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan hữu quan khác ban hành văn bản sửa đổi, hướng dẫn phân loại, làm ảnh hưởng tới quá trình khai báo hải quan về mã số, mức thuế và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người khai hải quan, người nộp thuế thì thực hiện phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế kể từ ngày văn bản sửa đổi hướng dẫn phân loại có hiệu lực pháp luật theo quy định.Thông báo kết quả phân loại1/ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa2/ Trường hợp cơ quan hải quan gửi mẫu trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp mẫu hàng hóa phức tạp cần có thêm thời gian thì không quá 08 ngày làm việc kế từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóaThông báo kết quả phân loại3/ Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.4/ Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loạihàng hóa của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì thực hiện khiếu nại theo Luật Khiếu nại hoặc trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ. Phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm1. Trường hợp Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành giao nhiệm vụ, chỉ định cho cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện phân tích hàng hóa.Cơ quan hải quan thông báo các mặt hàng được Bộ quản lý chuyên ngành giao, chỉ đinh để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.2/ Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải thể hiện đầy đủ kết quả phân tích và kết luận mẫu hàng theo các tiêu chí theo quy định của các Bộ chuyên ngành.Căn cứ phân loại hàng hóa 1/ Nguyên tắc phân loại hàng hóa;2/ Các tài liệu trong hồ sơ hải quan;3/ Thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;4/ Tài liệu kỹ thuật, catalogue của hàng hóa;5/ Mô tả tên hàng, mã số hàng hóa ghi tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;6/ Cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI RIÊNG trường hợp: Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 và Chương 85, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam;Phân loại theo máy chínhI/ Căn cứ: Theo chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam thì: “ 3. Trừ khi có yêu cầu cụ thể khác, các loại máy liên hợp gồm hai hoặc nhiều máy lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ và các loại máy khác được thiết kế để thực hiện hai hay nhiều chức năng khác nhau hay bổ trợ lẫn nhau được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính”Phân loại theo máy chính“4. Khi một máy (kể cả tổ hợp máy) gồm các bộ phận cấu thành riêng lẻ (dù là tách biệt hoặc được liên kết với nhau bằng ống hoặc các bộ phận truyền, bằng cáp điện hoặc bằng các bộ phận khác) nhằm để cùng thực hiện một chức năng được xác định rõ, đã qui định chi tiết tại một trong các nhóm của chương 84 hoặc 85,90, thì toàn bộ máy đó phải được phân loại vào nhóm phù hợp với chức năng xác định đó của máy; “Phân loại theo máy chính “ 5. Theo mục đích của các chú giải này, khái niệm "máy" có nghĩa là bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng cụ đã nêu ra trong các nhóm của chương 84 hoặc 85,90”.Phân loại theo máy chính II/ Nguyên tắc: Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 và Chương 85, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bao gồm cả nhập khẩu máy móc, thiết bị dạng nguyên chiếc hay dạng tháo rời do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc để tiện vận chuyển, nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính. Phân loại theo máy chínhLưu ý: - Nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn; - Cùng chuyến hay nhiều chuyến; - Làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu; - Nguyên chiếc hay tháo rời do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc để tiện vận chuyển.Phân loại theo máy chínhIII/ Thủ tục :1/ Trách nhiệm của DN: Phải thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc Chương 84, 85, 90 là tổ hợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính với Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất.Hồ sơ Phân loại theo máy chínhDanh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi;Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ hàng hóa là tổ hợp, dây chuyền;Cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực. Phân loại theo máy chính2/ Trách nhiệm của CQHQ: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơKiểm tra điều kiện phân loại riêng;Lập sổ theo dõi;Đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi Lưu 01 Danh mục, giao DN 01 bản chính Danh mục, 01 phiếu theo dõi trừ lùi. Theo dõi, xác nhận trừ lùi khi làm thủ tục NK MỘT SỐ LƯU ÝCác trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục đã thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây chuyền thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu còn bị xử phạt theo quy định.MỘT SỐ LƯU Ý Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85, 90 là tổ hợp, dây chuyền, thỏa mãn các điều kiện phân loại theo máy chính nhưng người khai hải quan không muốn phân loại theo máy chính thì sẽ phân loại, tính thuế theo từng máy.DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ SẢN XUẤT XI MĂNGTHIẾT BỊ CHÍNH- MÁY NGHIỀNNguyên tắc, căn cứ, cách thức áp dụng mức thuế Nguyên tắc, căn cứ: 1.1. Kết quả phân loại hàng hóa; 1.2. Biểu thuế tại thời điểm tính thuế1.3. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng mức thuế quy địnhNguyên tắc, căn cứ, cách thức áp dụng mức thuế2. Cách thức áp dụng:2.1. Từ mã số tìm được ,theo Biểu thuế NK ưu đãi, đối chiếu với mô tả tên hàng, mã số hàng hóa ghi tại các Biểu thuế để tìm mã số cho mặt hàng đó theo từng Biểu thuế.2.2. Từ mã số tìm được, đối chiếu với điều kiện, thủ tục, hồ sơ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế để tìm mức thuế cho mặt hàng đó. Nguyên tắc, căn cứ, cách thức áp dụng mức thuếLưu ý: Đối với các trường hợp đã thực hiện áp dụng mức thuế theo quy định nhưng là mặt hàng mới, dễ lẫn, phức tạp, khó phân loại hoặc TCHQ, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn nhưng vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, thì Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn áp dụng mức thuế đối với mặt hàng đó.Xác định trước mã số (Điều 23-24-Nghị định 08/2015/NĐ - CP) 1/ Khái niệm: Xác định trước mã số khi làm thủ tục hải quan là việc trước khi hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, theo đề nghị của người khai hải quan, cơ quan hải quan xác định tên gọi, mã số của một mặt hàng và ra thông báo để áp dụng có thời hạn tên gọi, mã số của mặt hàng đó. Xác định trước mã số2/ Trường hợp Xác định trước mã số :2.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu;2.2. Hàng hóa có thể xác định được tên gọi, phân loại được mã số trên cơ sở căn cứ vào mô tả mặt hàng, tài liệu kỹ thuật, hình ảnh, mẫu hàng và các tài liệu khác trong hồ sơ phân loại trước, không phải dựa trên kết quả phân tích, giám định bằng trang thiết bị kỹ thuật;2.3. Hàng hóa chưa có trong Cơ sở dữ liệu của TCHQ.2.4 hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh. Xác định trước mã số3/ Hồ sơ Xác định trước mã số a) Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC: 01 bản chính;b) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính.Xác định trước mã số4/ Thẩm quyền Xác định trước mã số Tổng cục Hải quanDN gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quanTCHQ từ chối hồ sơ không đủ điều kiện (5 ngày làm việc từ ngày nhận được đơn đề nghị)TCHQ ban hành văn bản trả lời cho DN (30 ngày) đối với TH thông thường và 60 ngày đối TH phức tạp cần làm rõDN không đồng ý thì tự áp mã số và đóng thuế theo khai báo để thông quan hàng hóa. Hải quan sẽ kiểm tra sau thông quan.DN không đồng ý gửi kiến nghị trong vòng 10 ngày LV đối lô hàng thông thường và 30 ngày LV đối hàng phức tạp. Xác định trước mã số4/ Sử dụng kết quả Xác định trước mã số Kết quả Xác định trước mã số được sử dụng trong vòng 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hànhDN được sử dụng kết quả Xác định trước mã số nếu đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện sau: + Hàng hóa XNK đúng với mô tả của hàng hóa được Xác định trước mã số ;+ Không có sự thay đổi các quy định của pháp luật liên quan đến mặt hàng được Xác định trước mã số .CƠ SỞ DỮ LIỆU1. Công ước HS và các phụ lục kèm theo;2. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;3. Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;CƠ SỞ DỮ LIỆU4. Văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa của Bộ Tài chính;5. Nguồn thông tin khác từ:a) Các văn bản giải quyết khiếu nại về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan;b) Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;c) Thông báo kết quả xác định trước mã số của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.CƠ SỞ DỮ LIỆU2/ Nội dung: Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa, Biểu thuế XNK; Cơ sở dữ liệu về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XNK.CƠ SỞ DỮ LIỆU* Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa, Biểu thuế đối với hàng hóa XNK: Mã số hàng hóa;Mô tả tên hàng hóa bằng tiếng Anh, tiếng Việt;Đơn vị tính hàng hóa bằng tiếng Anh, Việt;Mức thuế suất của hàng hóa XK, NK.CƠ SỞ DỮ LIỆU* Cơ sở dữ liệu về phân loại:Mã số hàng hóa của Biểu thuế NK ưu đãiMô tả tên hàng hóa XK, NKTờ khai hàng hóa XK, NKThời gian cập nhật thông tinHình ảnh hàng hóaCƠ SỞ DỮ LIỆU3/ Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệuCCHQ khi phân loại hàng hóa có trách nhiệm khai thác CSDL.CSDL là căn cứ để phân loại hàng hóa.Nếu mặt hàng đã có trong CSDL thì phải áp dụng mã số theo CSDL.Nếu mặt hàng phân loại tương tự với mặt hàng đã có trong CSDL thì áp dụng Quy tắc 4 để phân loại hàng hóa.KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 1. NKHQ không đồng ý với kết luận phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của CQHQ thì có quyền khiếu nại;2. Thời hạn khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.3. Trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan. 4. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, NKHQ phải nộp thuế theo kết luận về phân loại, áp dụng mức thuế của CQHQ. Xin cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt3_quy_nh_phan_lo_i_hh_vi_t_nam_6395.ppt